Job Alerts
Welcome to CareerViet.vn
Create jobs alert to see all recommended jobs, profile views, recruiter's contacted information, updates, and more ...
welcome to careerviet
Viewed: 16,975
Ví dụ như ở tỉnh Bình Dương hoặc TPHCM, các doanh nghiệp dệt may thường phải trả cho người lao động với thu nhập khoảng 1 triệu đồng, trong khi thực chất tiền lương theo hợp đồng chỉ tương đương với lương tối thiểu.
Còn lại, chủ sử dụng lao động trả cho người lao động một số khoản khác như tiền hỗ trợ ăn trưa, tiền chống nóng... nhằm giảm tiền đóng bảo hiểm xã hội. Như vậy, nếu lương tối thiểu tăng thêm cũng chưa vượt qua mức thu nhập chủ sử dụng lao động hiện đang trả cho người lao động hiện nay. Tuy nhiên, với sự thay đổi mức lương tối thiểu chắc chắn là có tác động, nhất là các doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động. Tác động lớn nhất chính là tăng chi phí đóng bảo hiểm cho người lao động.
Vì thế, theo TS Phạm Minh Huân, Vụ trưởng Vụ Tiền lương - Tiền công (Bộ LĐ TB-XH), năm 2006 nếu được Chính phủ xem xét phê duyệt thì có thể công bố và bắt đầu thực hiện tiếp tục điều chỉnh mức lương tối thiểu. Cùng việc điều chỉnh mức tối thiểu, Bộ lao động cũng sẽ bổ sung quy định mức lương bậc 1 áp dụng đối với lao động có chuyên môn, kỹ thuật đã qua đào tạo phải cao hơn mức lương tối thiểu ít nhất 7% để hạn chế tình trạng một số doanh nghiệp lợi dụng dùng mức lương tối thiểu để ký hợp đồng và trả lương đối với lao động chuyên môn, kỹ thuật đã qua đào tạo.
Hiện nay, có một tồn tại là đối với người lao động làm việc trong doanh nghiệp Nhà nước mức tiền lương tối thiểu chung do Nhà nước công bố chỉ là mức sàn có tính chất an sinh cho lao động chưa qua đào tạo, trên thực tế thì không có ai hưởng mức lương tối thiểu mà hưởng mức lương bậc 1 cao hơn mức lương tối thiểu ít nhất 30% trở lên.
Trong khi đó rất nhiều doanh nghiệp FDI dùng mức lương tối thiểu để trả cho lao động có nghề hoặc xây dựng mức lương bậc 1 chỉ cao hơn mức lương tối thiểu 1-2%. Chính vì thế cần phải có sự điều chỉnh mức lương tối thiểu trong khối này nhằm bảo đảo hài hoà giữa quyền lợi người lao động, môi trường đầu tư và phù hợp với phát triển kinh tế.
Để tránh thụ động cho các doanh nghiệp và tiến tới hội nhập với khu vực và thế giới, hiện nay Bộ LĐ TB-XH đang xây dựng một lộ trình tăng lương tối thiểu cho các loại hình doanh nghiệp tới năm 2010. Với lộ trình này, dự kiến có thể 3 loại hình doanh nghiệp là doanh nghiệp Nhà nước, tư nhân và doanh nghiệp FDI sẽ có chung một mức lương tối thiểu vào năm 2008
Source: (Theo Dân Trí)
Please sign in to perform this function