QA Staff là ai? Công việc, kỹ năng, yêu cầu khi ứng tuyển

Viewed: 24,264

QA là vị trí thuộc bộ phận thuộc quản lý chất lượng trong một đơn vị/tổ chức nào đó. Nhiệm vụ của QA là kiểm tra, kiểm soát và đảm bảo chất lượng, đồng thời ghi lại kết quả trong quá trình sản xuất. Bản mô tả công việc QA staff chi tiết dưới đây sẽ giúp bạn hình dung chính xác QA staff là ai và sự khác biệt so với vị trí QC staff.

QA là vị trí thuộc bộ phận thuộc quản lý chất lượng trong một đơn vị/tổ chức nào đó. Nhiệm vụ của QA là kiểm tra, kiểm soát và đảm bảo chất lượng, đồng thời ghi lại kết quả trong quá trình sản xuất.

QA là gì? Bộ phận QA là gì?

QA (Quality Assurance) có nghĩa là đảm bảo chất lượng trong tiếng Anh. Đây là bộ phận thuộc hệ thống quản lý chất lượng sản xuất của doanh nghiệp. Trách nhiệm của bộ phận QA là giám sát, quản lý và đảm bảo chất lượng của hệ thống cũng như quy trình sản xuất của công ty theo những tiêu chuẩn nhất định.

Công việc của QA staff xuất hiện ở mọi khâu sản xuất, từ khâu nghiên cứu thị trường, thiết kế,... đến khâu sản xuất sản phẩm cuối cùng và tiêu thụ trên thị trường, hay thậm chí là tham gia vào quá trình chăm sóc khách hàng.

Nhân viên QA là ai?
Nhân viên QA là ai? 

Phân biệt cơ bản giữa QA và QC

Nhiều người thường lầm tưởng QA và QC (Quality Control) là một. Mặc dù cả 2 vị trí này đều đóng vai trò giám sát chất lượng, nhưng thực tế tính chất công việc của họ hoàn toàn khác nhau. Trách nhiệm của bộ phận QA là đảm bảo chất lượng ở cấp quy trình. 

Nói đơn giản, nhân viên QA sẽ không cần đo lường hoặc kiểm tra thành phẩm - đây là nhiệm vụ của của QC. Thay vào đó, QA staff chủ yếu phụ trách các khía cạnh như kiểm tra nguyên liệu thô, giám sát quá trình sản xuất, kiểm tra tài liệu và thực hiện các biện pháp quản lý chất lượng. Đây cũng là một trong những tiêu chí cơ bản để phân biệt QA và QC.

>>> Xem thêm chi tiết: Nhân viên QC và 3 kỹ năng quan trọng không phải ai cũng biết

Nhiệm vụ của nhân viên QA là gì?

Về cơ bản, nhiệm vụ của nhân viên QA đó là:

- Đề xuất các tiêu chuẩn mới phù hợp với sản phẩm đang sản xuất của doanh nghiệp. 
- Giám sát quy trình sản xuất của các bộ phận liên quan. Đảm bảo rằng các quy trình này đáp ứng theo yêu cầu đã đề ra.
- Soạn tài liệu, biểu mẫu và đào tạo nhân viên nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm đến tay người tiêu dùng.
- Khích lệ, đôn đốc nhân viên bộ phận nghiên cứu và phát triển sản phẩm theo đúng tiêu chuẩn chất lượng đầu ra. 
- Đề xuất và thiết lập hướng đi phù hợp với quy trình phát triển sản phẩm của doanh nghiệp.
- Kết hợp cùng bộ phận sản xuất để quảng bá sản phẩm khi khách hàng tìm hiểu công ty.

Giám sát, kiểm tra và đánh giá quy trình sản xuất là nhiệm vụ của nhân viên QA
Giám sát, kiểm tra và đánh giá quy trình sản xuất là nhiệm vụ của nhân viên QA

Mô tả công việc của nhân viên QA

- Thiết lập và xây dựng hệ thống tiêu chuẩn quản lý chất lượng cho doanh nghiệp (ví dụ: hệ thống ISO 9001, tiêu chuẩn ASME ...), bao gồm: sổ tay chất lượng, quy trình hệ thống chất lượng, hướng dẫn công việc cụ thể theo quy trình, biểu mẫu quản lý chất lượng.
- Đánh giá định kỳ nội bộ về hệ thống quản lý chất lượng của công ty.
- Tham gia vào hoạt động cải tiến sản xuất, cập nhật tiêu chuẩn chất lượng mới.
- Nâng cấp hệ thống kiểm nghiệm của công ty để đáp ứng nhu cầu mới của thị trường.
- Phối hợp với đội ngũ nhân viên QC giám sát khâu kiểm tra chất lượng.
- Phối hợp với bộ phận sản xuất để giới thiệu sản phẩm đến khách hàng.
- Đánh giá nhà thầu, nhà cung cấp đang triển khai các dự án của công ty.
- Tham gia đề xuất các giải pháp nhằm cải tiến cơ chế quản trị chất lượng của doanh nghiệp.

Đánh giá chất lượng hệ thống sản xuất
Đánh giá chất lượng hệ thống sản xuất

QA nên học những gì?

Những ngành học nào đó cũng sẽ giúp ích cho bạn trong con đường sự nghiệp sau này. Có thể tham khảo một vài gợi ý sau đây:

  • Ngành Quản lý chất lượng: bạn sẽ được học thêm rất nhiều về các kiến thức và kỹ năng chuyên ngành như quản trị chất lượng, hệ thống quản lý theo tiêu chuẩn, quản trị sản xuất, quản trị công nghệ, quản trị dự án, thiết kế hệ thống chất lượng, đo lường chất lượng,...
  • Ngành Công nghệ thông tin: Các kiến thức cơ bản về IT và lập trình như ngôn ngữ lập trình, hệ thống phần mềm, các công cụ hỗ trợ QA,... giúp các bạn sinh viên sau khi tốt nghiệp có thể dễ dàng theo đuổi công việc QA trong ngành IT và làm tốt nhiều dự án khác nhau.
  • Các chuyên ngành về lĩnh vực bạn đang theo đuổi: ví dụ nếu bạn có mong muốn trở thành một QA staff tại các ngân hàng thì bạn có thể theo học ngành Tài chính - Ngân hàng để được trang bị các kiến thức cơ bản về ngân hàng và tài chính. Hoặc nếu bạn dự định theo đuổi công việc QA trong lĩnh vực vận tải thì ngành Logistics sẽ là một sự lựa chọn hoàn hảo cho con đường sự nghiệp của bạn sau này.

Xem thêm: Học công nghệ thông tin ra làm gì? IT nên học chuyên ngành nào?

Những kỹ năng cần thiết đối với nhân viên QA

Nắm vững kiến thức chuyên môn

Làm việc ở vị trí QA đòi hỏi bạn phải sở hữu lượng kiến thức rộng. Do đó bạn cần nắm chắc các kiến thức cơ bản của lĩnh vực đang làm việc. Ngoài ra, bạn cũng nên liên tục trau dồi thêm những kiến thức chuyên môn như quản trị dự án, quản trị chất lượng,...

Cẩn trọng đến từng chi tiết

Kỹ năng quan trọng nhất của nhân viên QA là khả năng quan sát và chú ý đến từng chi tiết dù là nhỏ nhất. Điều này đòi hỏi sự cẩn thận và tỉ mỉ của bạn. Vì đôi khi những trục trặc (hay lỗi) xuất hiện trên những chi tiết rất nhỏ nhưng lại có thể ảnh hưởng đến cả quá trình sản xuất. Do đó, khi quan sát tổng quát, bạn cũng nên chú trọng đến những chi tiết nhỏ nhất để không bỏ sót.

Tính kiên nhẫn

Như đã đề cập, trách nhiệm công việc của một nhân viên QA yêu cầu sự cẩn thận và tỉ mỉ. Để làm được điều đó thì sự kiên nhẫn là không thể thiếu. Muốn trở thành một nhân viên QA giỏi, bạn phải luôn kiên nhẫn trong mọi hoàn cảnh. Nếu bạn không cẩn thận, thực hiện các testcase một cách vội vã sẽ cho ra những kết quả thiếu chính xác.

Kỹ năng giao tiếp

Là một người đảm nhận công việc kiểm soát chất lượng, bạn phải có kỹ năng giao tiếp tốt. Khi đó, bạn mới có thể trao đổi, mô tả, trình bày các tiêu chí, yêu cầu về chất lượng.

Công việc của QA staff luôn đi kèm việc giao tiếp và phối hợp
Công việc của QA staff luôn đi kèm việc giao tiếp và phối hợp

Kỹ năng quản lý thời gian

Công việc của QA staff là kiểm soát chất lượng ở tất cả các khâu của quá trình sản xuất. Không phải tất cả thời gian kiểm tra đều giống nhau. Một số công đoạn chỉ mất vài phút nhưng có những công đoạn có thể kéo dài đến vài ngày. 

Việc sắp xếp trình tự ưu tiên công việc và cân bằng cuộc sống cá nhân đòi hỏi khả năng quản lý thời gian từ QA staff. Nếu không, bạn rất dễ bị căng thẳng và áp lực bởi khối lượng công việc.

Kỹ năng phân tích logic

Đối với một nhân viên QA, kỹ năng phân tích logic trước khi xây dựng các quy trình làm việc và cả trong quá trình vận hành giúp cho các công việc ở các phòng ban diễn ra trôi chảy và đồng nhất.

Kỹ năng tổ chức công việc

Một QA staff không thể thiếu kỹ năng tổ chức công việc bởi công việc chính của QA là xây dựng nên quy trình làm việc. Bạn cần phải tổ chức công việc tốt để có thể vạch ra kế hoạch cho công việc và phân chia nhiệm vụ cho các phòng ban cụ thể.

Tư duy sáng tạo

Công việc của một QA Staff là giám sát và theo dõi công việc. Do đó nhân viên QA sẽ phải giải quyết rất nhiều các vấn đề phát sinh trong quá trình làm việc. Tư duy sáng tạo sẽ giúp các QA Staff tìm ra được hướng giải quyết hiệu quả nhất.

Tinh thần học hỏi

Tất cả phần mềm quản lý và kiểm tra trong quá trình làm việc đều là những thiết bị công nghệ cao. Một QA staff chuyên nghiệp phải theo kịp các xu hướng công nghệ mới nhất để không bị lạc hậu. Bạn càng biết nhiều về công nghệ thì giá trị của bạn đối với công ty càng nâng cao.

Mức lương trung bình của QA Staff

Theo khảo sát thực hiện bởi CareerViet.vn, mức lương của QA staff hiện nay dao động từ 8,7 đến 11,9 triệu đồng/tháng tùy vào năng lực của cá nhân và quy mô của doanh nghiệp.
Chi tiết như sau:

- Nhân viên QA dưới 1 năm kinh nghiệm, mức lương trung bình là 8,7 triệu đồng/tháng.
- Nhân viên QA từ 1 đến 4 năm kinh nghiệm, mức lương trung bình là 10,6 triệu đồng/tháng.

Lương trung bình của vị trí QA
Lương trung bình của vị trí QA

Cơ hội thăng tiến của nhân viên QA

Ngoài mức lương cứng cùng quyền lợi hấp dẫn thì cơ hội thăng tiến của QA staff rất rộng mở. Khi nhân viên QA đã chứng tỏ được năng lực của bản thân, có thể được cân nhắc lên 2 vị trí QA Leader và QA manager.

QA Leader

Sau một thời gian đảm nhiệm vị trí QA staff, bạn sẽ có cơ hội được thăng chức lên QA Leader. Nếu bạn làm việc ở vị trí này từ 3 - 5 năm, bạn sẽ có đủ kinh nghiệm để thăng tiến lên vị trí cao hơn trong ngành.

QA Leader
QA Leader

Công việc chính của QA Leader là giám sát và phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong nhóm. Trưởng nhóm QA phụ trách quản lý và kiểm soát chất lượng sản xuất, đảm bảo chất lượng thành phẩm đạt tiêu chuẩn. Ngoài ra, QA leader còn có trách nhiệm hướng dẫn và đào tạo đội ngũ nhân viên trong nhóm để đảm bảo rằng mọi công việc được phối hợp nhịp nhàng và hiệu quả nhất.
Theo như CareerViet khảo sát thì mức lương trung bình hiện tại của QA Leader khoảng 12 – 17 triệu đồng/tháng. Mức lương cao nhất có thể lên tới 30 triệu đồng/tháng.

QA Manager

Chức vụ QA Manager được biết đến là người chịu trách nhiệm quản lý chất lượng sản phẩm của công ty cũng như đảm bảo các tiêu chuẩn chất lượng. Đây là người đóng vai trò quan trọng trong tất cả các khâu của quá trình sản xuất. Thông thường, vị trí QA Manager yêu cầu bạn phải có ít nhất 5 năm kinh nghiệm trong ngành quản lý chất lượng và ít nhất 3 năm kinh nghiệm trong vị trí lãnh đạo.

QA Manager
QA Manager

Nếu bạn muốn trở thành một QA manager giỏi, bạn cần phải nỗ lực nhiều hơn. Đặc biệt, bạn cần cập nhật liên tục các kiến thức nghiệp vụ, học hỏi từ các chuyên gia giàu kinh nghiệm để nâng cao kỹ năng và hiệu suất công việc.

Từ các tin tuyển dụng trên CareerViet , mức lương trung bình của QA Manager hiện nay khoảng 31,4 triệu đồng/tháng. Mức lương cao nhất có thể lên tới 69 triệu đồng/tháng.

Trên đây, CareerViet đã giới thiệu tới các bạn mô tả công việc và yêu cầu tuyển dụng QA Staff. Để dễ dàng kiếm việc làm QA Staff thì bạn phải trau dồi cho mình kỹ năng mềm thiết yếu. Những thông tin liên quan khác liên quan đến QA như mẫu CV hay, kinh nghiệm phỏng vấn, ứng viên hãy theo dõi những bài viết tiếp theo được cập nhật trên CareerViet.vn nhé!

Những câu hỏi thường gặp về nhân viên QA là gì

QA và QC có giống nhau không?

QA và QC là hai lĩnh vực nghề nghiệp có liên quan nhưng chúng hoàn toàn tách biệt với nhau. QA có nhiệm vụ bao quát tổng thể hệ thống chất lượng nên có liên quan đến toàn bộ đến các phòng ban trong tổ chức. Còn đối với QC đảm nhận việc kiểm tra chất lượng cụ thể của sản phẩm hoàn thiện hay công đoạn. Nói tóm lại, QC nằm

PQA là gì?

PQA là chữ viết tắt của từ Process Quality Assurance, được hiểu là việc đảm bảo chất lượng quy trình làm việc trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh phần mềm

Hy vọng với những chia sẻ trên đây, CareerViet có thể cung cấp đầy đủ  thông tin cần thiết về công việc QA staff, đã hỗ trợ hướng nghiệp phần nào cho bạn và giúp lựa chọn cơ hội việc làm  phù hợp.

Source: CareerViet

VIP jobs ( $1000+ )

ADi Consulting's Client
ADi Consulting's Client

Salary : 900 - 1,500 USD

Ho Chi Minh

CÔNG TY CỔ PHẦN DI CHUYỂN VÀ THÔNG MINH GSM
CÔNG TY CỔ PHẦN DI CHUYỂN VÀ THÔNG MINH GSM

Salary : 15 Mil - 25 Mil VND

Ho Chi Minh

Công ty TNHH Thực phẩm Nissin Việt Nam
Công ty TNHH Thực phẩm Nissin Việt Nam

Salary : 15 Mil - 25 Mil VND

Binh Duong

Công ty Cổ phần CANIFA
Công ty Cổ phần CANIFA

Salary : 15 Mil - 30 Mil VND

Ha Noi

CÔNG TY CỔ PHẦN CAFÉ KATINAT
CÔNG TY CỔ PHẦN CAFÉ KATINAT

Salary : Competitive

Ho Chi Minh

URC Vietnam Co., Ltd.
URC Vietnam Co., Ltd.

Salary : Competitive

Ho Chi Minh

HỆ THỐNG RAU MÁ MIX
HỆ THỐNG RAU MÁ MIX

Salary : Competitive

Ho Chi Minh

DIAG
DIAG

Salary : Competitive

Ho Chi Minh

Công Ty TNHH Sunrise Sportsgear Việt Nam
Công Ty TNHH Sunrise Sportsgear Việt Nam

Salary : 15 Mil - 25 Mil VND

Ho Chi Minh

De Heus LLC
De Heus LLC

Salary : Competitive

Ho Chi Minh

Wall Street English
Wall Street English

Salary : 10 Mil - 25 Mil VND

Ho Chi Minh

CÔNG TY TNHH TẬP ĐOÀN SETSAIL
CÔNG TY TNHH TẬP ĐOÀN SETSAIL

Salary : 22 Mil - 28 Mil VND

Ho Chi Minh

Công Ty TNHH Thương Mại Giải Pháp Ưu Việt
Công Ty TNHH Thương Mại Giải Pháp Ưu Việt

Salary : 15 Mil - 25 Mil VND

Ho Chi Minh

Soctrip
Soctrip

Salary : Competitive

Ho Chi Minh

 Confidential
Confidential

Salary : Competitive

Binh Duong

Soctrip
Soctrip

Salary : 20 Mil - 25 Mil VND

Ho Chi Minh

HR Vietnam’s ESS Client
HR Vietnam’s ESS Client

Salary : 40 Mil - 50 Mil VND

Ha Noi

Công ty CPĐT TM TTV (Chuk Tea&Coffee)
Công ty CPĐT TM TTV (Chuk Tea&Coffee)

Salary : Competitive

Ho Chi Minh

Similar posts "Wiki Career"

Kỹ sư điện là gì? Vai trò, kỹ năng và cơ hội nghề nghiệp
Kỹ sư điện là gì? Tìm hiểu vai trò, kỹ năng cần thiết, mức lương và cơ hội nghề nghiệp trong ngành kỹ thuật điện. Cùng CareerViet khám phá ngay!
Content Marketing là gì? Cơ hội việc làm & mức lương hấp dẫn
Cùng CareerViet tìm hiểu Content Marketing là gì và cách áp dụng hiệu quả để nâng cao thương hiệu cho doanh nghiệp. Cơ hội việc làm và mức lương trong ngành!
Thiết kế đồ họa là gì? Lộ trình học và cơ hội nghề nghiệp
Cùng CareerViet khám phá thiết kế đồ họa là gì, vai trò, công cụ phổ biến, và kỹ năng cần thiết để thành công trong ngành nghề sáng tạo đầy triển vọng này.
Nhân viên văn phòng là gì? Cơ hội nghề nghiệp và mức lương
Tìm hiểu nhân viên văn phòng là gì, công việc, kỹ năng cần thiết và cơ hội nghề nghiệp. Hướng dẫn chi tiết để chuẩn bị và phát triển sự nghiệp Sales Admin.
Ngành xây dựng là gì? Cơ hội nghề nghiệp và mức lương
Ngành xây dựng là gì? Cùng CareerViet khám phá ngay khái niệm, vai trò, cơ hội nghề nghiệp, mức lương và kỹ năng cần thiết để tham gia ngành xây dựng. Xem ngay!
Kiến trúc sư là gì? Cơ hội việc làm & mức lương kiến trúc sư
Cùng CareerViet tìm hiểu chi tiết về nghề kiến trúc sư là gì: định nghĩa, vai trò, kỹ năng cần thiết, mức lương và cơ hội nghề nghiệp trong lĩnh vực kiến trúc.
View more

Subscribe

Create job alerts. Free and Easy

Create now
Feedback