Thao túng tâm lý là gì? Dấu hiệu khi bạn bị thao túng tâm lý nơi công sở

Viewed: 8,990

Môi trường công sở tựa như một xã hội thu nhỏ, khi bạn dành ra mỗi ngày 8 tiếng để gặp gỡ nhiều người, cùng trò chuyện, ăn uống và làm việc. Vì thế, những cuộc đối thoại sẽ liên tục diễn ra, một trong số những vấn đề xảy ra tại nơi làm việc đã trở thành sự “nhức nhối” cho một số người, đó chính là thao túng tâm lý. Hãy cùng CareerViet tìm hiểu thao túng tâm lý là gì? Những dấu hiệu nào cho biết bạn đã hoặc đang bị thao túng tâm lý nơi công sở?

Thao túng tâm lý là gì?

Thao túng tâm lý hay còn được gọi với thuật ngữ là Gaslighting. Đây là vấn đề thường diễn ra trong các mối quan hệ mang tính lạm dụng chiếm phần lớn. Thuật ngữ này được phát hiện và dần phổ biến từ năm 1938, bắt nguồn từ vở kịch do Patrick Hamilton (người Anh) viết. Trong đó, người bị thao túng tâm lý thường sẽ có sự nghi vấn rất nhiều về chính bản thân họ, về những việc họ làm cũng như cảm nhận và suy nghĩ của họ. Kết quả là, người bị thao túng dần tin tưởng và hành động theo lời nói của người đã thao túng tâm lý họ trước đó.

Thật đáng tiếc khi tình trạng thao túng tâm lý thường xuyên xảy ra giữa các mối quan hệ thân quen như gia đình, bạn bè, người yêu,... và nay đã “lan rộng” đến mối quan hệ đồng nghiệp, giữa sếp và nhân viên tại chốn công sở. Đã có rất nhiều người bị thao túng tâm lý cho rằng họ không hề nhận thức được việc mình đã bị thao túng như thế nào, mà thay vào đó họ xem lời thao túng từ cấp trên, đồng nghiệp là sự đóng góp thiện chí cho quá trình làm việc của họ. Chính những nạn nhân bị thao túng tâm lý đã phải gánh chịu hậu quả nặng nề về mặt tinh thần, nhất là khi những lời nói của người thao túng cứ như vây chặt lấy họ, từ đó ảnh hưởng đến suy nghĩ và hiệu suất làm việc bị suy giảm.

Khái niệm thuật ngữ thao túng tâm lý

Khái niệm thuật ngữ thao túng tâm lý (Nguồn: Internet)

>>> Xem thêm:

Kỹ Năng Sống - Hành Trang Cho Cuộc Đời Của Mỗi Con Người

Kỹ năng cứng là gì? Cách rèn luyện các kỹ năng cứng quan trọng nhất

Những dấu hiệu của hành vi thao túng tâm lý nơi công sở

Những người có ý định muốn biến người khác thành “nô lệ” của mình luôn có những cách để thao túng tâm lý. Để kịp nhận ra chính mình có đang bị thao túng tâm lý bởi đồng nghiệp hoặc cấp trên nơi công sở hay không, bạn nên chú ý một vài dấu hiệu gồm:

Thường xuyên có nhận định tiêu cực vô căn cứ

Khi bạn chợt nhận ra chính mình đã nỗ lực và cống hiến hết mình cho công việc, nhưng cấp trên luôn nhắc nhở về những thiếu sót của bạn một cách bất hợp lý, hay thậm chí nói về điểm yếu của bạn một cách vô căn cứ. Đây là một trong những biểu hiện rõ nét và dễ thấy nhất ở các cách để thao túng tâm lý người khác. Những người đang thao túng bạn họ sẽ tạo ra sự chênh lệch lớn về cấp bậc giữa bạn và họ, từ đó họ dễ trục lợi bạn hơn.

Nhận định vô căn cứ về người khác

Nhận định vô căn cứ về người khác (Nguồn: Internet)

“Nói xấu sau lưng” người khác

Chắc hẳn ở chốn công sở bạn sẽ rất thường xuyên bắt gặp những cuộc “buôn chuyện”, xì xào bàn tán về một ai đó. Tương tự, họ cũng sẽ tìm những chủ đề xoay quanh bạn và lời ra tiếng vào với người khác khi bạn không hiện diện ở đó. Kết quả là, mọi người dần có cái nhìn tiêu cực về bạn mặc dù có khi bạn chẳng rõ lý do. Đây cũng là cách thao túng tâm lý người khác chúng ta thường gặp.

Luôn nói xấu sau lưng người khác (Nguồn: Internet)

Luôn nói xấu sau lưng người khác (Nguồn: Internet)

Có những hành động và lời nói chỉ trích cá nhân

Người thao túng tâm lý thường đặt sự chú ý đến bạn dù là một chi tiết nhỏ nhặt nhất. Họ thường lấy sự việc đó để mỉa mai hoặc chế giễu bạn nhằm tạo áp lực trong công việc hoặc khiến bạn tức giận để lấy cớ đạt được mục đích riêng của họ.

Chỉ trích một cá nhân nào đó

Chỉ trích một cá nhân nào đó (Nguồn: Internet)

Công khai hạ thấp, bình luận tiêu cực về đối phương

Một trong những cách thao túng tâm lý người khác mà những người đang thực hiện hành vi thao túng tâm lý thường làm đó là công khai chỉ trích bạn trước một tập thể bằng cách thổi phồng sự việc, đó có thể là vấn đề về thái độ làm việc hoặc chất lượng công việc của bạn. Bạn cần nhớ rằng đó là những lời nói không mang tính chất xây dựng hoặc giúp bạn tiến bộ trong công việc, mà đó chỉ là những lời chỉ trích không có cơ sở cụ thể, nhằm hạ thấp uy tín và danh dự của bạn trước mặt người khác.

Hạ thấp đối phương để đạt mục đích riêng

Hạ thấp đối phương để đạt mục đích riêng (Nguồn: Internet)

Phủ nhận những nỗ lực, làm trì trệ cơ hội thăng tiến

Sự nỗ lực trong công việc để được thăng tiến là điều mà bất kỳ ai cũng mong muốn. Tuy nhiên, những người thao túng tâm lý sẽ thường xuyên phủ nhận mọi sự cố gắng của bạn, họ cho rằng đó là nhờ sự giúp đỡ của người khác, nhờ ăn may,... mà bạn mới được thành tựu như thế. Do đó, điều này không chỉ ảnh hưởng đến uy tín và công sức phấn đấu của bạn trước cấp trên, mà còn khiến cho bạn hoài nghi bản thân về những thành quả mình đạt được liệu có xứng đáng.

Phủ nhận sự cố gắng của người khác

Phủ nhận sự cố gắng của người khác (Nguồn: Internet)

>>> Xem thêm:

Cách cải thiện kỹ năng quản lý thời gian hiệu quả khi làm việc

10 cách quản lý thời gian công sở hiệu quả

Bị bắt nạt hoặc bị đe dọa

Vấn đề này thường được hiểu là tình trạng “ma cũ bắt nạt ma mới” ở chốn công sở. Nhất là khi bạn là người mới gia nhập vào công ty, sẽ luôn mang tâm lý mong muốn hòa nhập với mọi người. Tuy nhiên, người thao túng bạn họ cho đó là cơ hội để trục lợi, bằng cách giao những công việc không nằm trong chuyên môn của bạn. Hay thậm chí tồi tệ hơn, nếu bạn không thỏa hiệp, họ sẽ đánh giá bạn rất tệ khi báo cáo với cấp trên.

Bắt nạt hoặc đe dọa người khác nhằm trục lợi về mình

Bắt nạt hoặc đe dọa người khác nhằm trục lợi về mình (Nguồn: Internet)

Trốn tránh trách nhiệm, tìm người gánh tội thay

Người thao túng tâm lý thường mang nỗi sợ hãi và muốn trốn chạy khi họ phạm phải sai lầm nào đó trong công việc. Lúc này, họ sẽ bắt đầu có xu hướng đổ lỗi và có mục đích muốn bạn “chịu tội” thay cho họ. Trường hợp này rất dễ xảy ra khi bạn là nhân viên và họ là quản lý hoặc ca trưởng.

Bắt nạt hoặc đe dọa người khác nhằm trục lợi về mình

Bắt nạt hoặc đe dọa người khác nhằm trục lợi về mình (Nguồn: Internet)

Làm sao để không bị thao túng tâm lý

Môi trường công sở với muôn vàn kiểu người và cách đối xử khác nhau, kèm theo đó là những tình huống đôi khi oái oăm đến mức khiến bạn “dở khóc dở cười”, nhất là khi bạn đã bị thao túng tâm lý. Vậy cách để không bị thao túng tâm lý là gì? Bạn cần thực hiện những bước sau để giúp bản thân thoát khỏi tình trạng bị thao túng:

  • Bước 1: Hãy chấp nhận rằng bạn đang bị người khác thao túng tâm lý, bằng cách không trốn tránh, không hoài nghi về bản thân mà hãy đối diện trực tiếp với vấn đề đang gặp phải, đồng thời bạn có thể xin thêm ý kiến từ người ngoài cuộc để mở rộng góc nhìn.
  • Bước 2: Tổng hợp những chứng cứ bị thao túng. Đó có thể là những đoạn tin nhắn mang tính chất đe dọa, nói xấu hoặc chế giễu bạn, những lập luận vô căn cứ trong cuộc họp thông qua video ghi lại. Hơn thế nữa, bạn hãy cố gắng thu thập đủ bằng chứng để khi bất trắc xảy ra, bạn hoàn toàn có thể đối chất một cách tự tin.
  • Bước 3: Cải thiện tinh thần, suy nghĩ nhờ bạn bè thân thiết, gia đình. Người bị thao túng tâm lý chớ nên giữ những điều tiêu cực quá lâu, bạn có thể tìm đến người thân, bạn bè để xin lời khuyên hoặc cách giải quyết, nhằm giúp tinh thần thoải mái, từ đó xử lý vấn đề hiệu quả.
  • Bước 4: Người thao túng bạn thường mang tâm lý bất an nếu bị bạn phát hiện. Do đó, khi nhận thấy họ có dấu hiệu thao túng tâm lý bạn, hãy sẵn sàng đối diện với kẻ đó nhằm “bóc mẽ” sự thật họ đang làm với bạn.
  • Bước 5: Nếu tình trạng đã quá tệ, việc duy nhất bạn cần làm chính là báo cáo lên cấp trên, đồng thời xin từ chức hoặc nghỉ việc để tìm kiếm một công việc khác phù hợp hơn so với hiện tại.

Tự tin đối mặt với vấn đề là cách thoát khỏi thao túng tâm lý

Tự tin đối mặt với vấn đề là cách thoát khỏi thao túng tâm lý (Nguồn: Internet)

>>> Xem thêm:

6 cách giảm stress trong công việc

“Chế ngự” căng thẳng khi thất nghiệp

Tóm lại, thao túng tâm lý là một trong những tình trạng thường xuyên diễn ra ở chốn công sở. Hậu quả của chúng để lại thật nặng nề cho những nạn nhân, không chỉ ảnh hưởng đến công việc mà còn liên quan trực tiếp đến tinh thần của họ. Do đó, đây là vấn đề cần được bài trừ trong xã hội. Ngoài ra, để cập nhật những thông tin mới nhất về công việc, bạn hãy đến với CareerViet nhé!

  CareerViet

VIP jobs ( $1000+ )

CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI GEARVN
CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI GEARVN

Salary: Competitive

Ho Chi Minh

Công ty Cổ Phần Công Nghệ Du Lịch Gotadi
Công ty Cổ Phần Công Nghệ Du Lịch Gotadi

Salary: 1,000 - 1,500 USD

Ho Chi Minh

Công ty Cổ phần Sữa VitaDairy Việt Nam
Công ty Cổ phần Sữa VitaDairy Việt Nam

Salary: Competitive

Ho Chi Minh

RGF HR Agent Vietnam Co., LTD
RGF HR Agent Vietnam Co., LTD

Salary: 17 Mil - 25 Mil VND

Ho Chi Minh

CÔNG TY CỔ PHẦN VUA NỆM
CÔNG TY CỔ PHẦN VUA NỆM

Salary: Competitive

Ha Noi

Công ty Cổ phần Tiên Phong
Công ty Cổ phần Tiên Phong

Salary: 12 Mil - 25 Mil VND

Ha Noi

CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI GEARVN
CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI GEARVN

Salary: Competitive

Ho Chi Minh

CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI GEARVN
CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI GEARVN

Salary: Competitive

Ho Chi Minh

AkzoNobel Vietnam
AkzoNobel Vietnam

Salary: Competitive

Bac Ninh

CÔNG TY CỔ PHẦN KREDIVO VIỆT NAM
CÔNG TY CỔ PHẦN KREDIVO VIỆT NAM

Salary: Competitive

Ho Chi Minh

Công ty Cổ phần Quốc tế Gia
Công ty Cổ phần Quốc tế Gia

Salary: 12 Mil - 25 Mil VND

Ho Chi Minh

CareerViet's client
CareerViet's client

Salary: Competitive

Dong Nai

CÔNG TY CỔ PHẦN Z HOLDING
CÔNG TY CỔ PHẦN Z HOLDING

Salary: 25 Mil - 30 Mil VND

Ha Noi

Công ty TNHH Minh Long I
Công ty TNHH Minh Long I

Salary: 18 Mil - 25 Mil VND

Ho Chi Minh | Binh Duong

 Confidential
Confidential

Salary: Competitive

Ho Chi Minh

CÔNG TY CỔ PHẦN XUÂN HÒA VIỆT NAM
CÔNG TY CỔ PHẦN XUÂN HÒA VIỆT NAM

Salary: 20 Mil - 40 Mil VND

Vinh Phuc

Similar posts

3 mẹo đọc sách nhỏ mà có võ nhưng không phải ai cũng biết
Nhiều người lầm tưởng rằng đọc sách là phải đọc hết từ đầu đến cuối và nhớ được hết nội dung. Tuy nhiên, cách đọc sách thông minh nằm ở việc tiếp nhận thông tin hiệu quả và lưu trữ kiến thức lâu dài. Trong bài viết này, CareerViet sẽ cùng bạn đi tìm lời giải đáp cho 3 câu hỏi thường gặp nhất về việc đọc thêm sách:
Bí kíp giúp Frontend Developer thành công trong phỏng vấn
Frontend Developer là tư duy về UI/UX. Lập trình viên không chỉ đơn thuần là giỏi về coder mà phải biết về Designer và Business Analyst (BA)
Thay đổi bản thân là chìa khóa để mở cánh cửa cơ hội trong công việc
Hướng dẫn thay đổi bản thân, nắm bắt cơ hội trong công việc, ngoại giao, phát triển… Tips thay đổi bản thân giúp bạn đạt được thành công trong cuộc sống
Điền trình độ ngoại ngữ trong sơ yếu lý lịch sao cho chuẩn?
Hướng dẫn điền trình độ ngoại ngữ vào sơ yếu lý lịch cực chuẩn, chính xác, đơn giản chỉ vài bước giúp bạn tự tin trong cuộc phỏng vấn sắp tới.
NLP là gì? Ứng dụng NLP trong công việc như thế nào để đạt hiệu quả
NLP là gì? NLP là cụm từ viết tắt của Neuro-Linguistic Programming có thể hiểu là lập trình ngôn ngữ tư duy hay tư duy lập trình
Chính kiến là gì? Bí quyết để trở thành người có chính kiến
Chính kiến là gì? Tại sao phải có chính kiến trong cuộc sống? Bí quyết để trở thành người có chính kiến: Tư duy độc lập, hiểu biết sâu, tự tin, biết lắng nghe…

Subscribe

Create job alerts. Free and Easy

Create now
Feedback