Job Alerts
Welcome to CareerViet.vn
Create jobs alert to see all recommended jobs, profile views, recruiter's contacted information, updates, and more ...
welcome to careerviet
Viewed: 8,600
Với mục đích chuyên môn hóa từng khâu trong quy trình hoạt động sản xuất kinh doanh, hầu hết các phòng ban tại các doanh nghiệp hiện nay đều được chia tách thành nhiều phòng ban nhỏ. Từ đây, nhiều chức danh quản lý mới cũng ra đời. Trong đó phải kể đến Training Manager. Vị trí này nắm giữ vai trò quản lý trong quá trình đào tạo và phát triển nhân viên sau tuyển dụng của toàn doanh nghiệp. Để hiểu rõ hơn về công việc của Training Manager là gì, hãy cùng khám phá chi tiết trong bài viết sau đây nhé!
Training Manager hay trưởng phòng đào tạo là người chịu trách nhiệm xây dựng, phát triển và giám sát các chương trình đào tạo cho toàn bộ nhân viên. Ở vị trí này, bạn không chỉ đào tạo nhân viên cho những phòng ban khác mà còn trực tiếp tham gia đào tạo, phát triển lực lượng nhân sự kế thừa cho phòng đào tạo.
Cụ thể, Training Manager sẽ tiến hành đánh giá nhu cầu của một doanh nghiệp, triển khai các kế hoạch đào tạo và nhiều chương trình khác nhau nhằm nâng cao hiệu quả làm việc của lực lượng lao động.
Training Manager là công việc gì?
Cùng với việc nâng cao năng suất và chất lượng công việc, quá trình đào tạo còn góp phần củng cố tinh thần, động lực, xây dựng lòng trung thành của nhân viên đối với công ty. Hầu hết nhân viên đều đánh giá cao về việc doanh nghiệp sẵn sàng đầu tư thời gian, tiền của để giúp họ nâng cao về trình độ cũng như kỹ năng làm việc.
Tại hầu hết các doanh nghiệp lớn hay Tập đoàn đa quốc gia, công tác đào tạo đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc đảm bảo nguồn nhân lực vững mạnh để ngày càng phát triển. Chính vì vậy mà vai trò của người đứng đầu bộ phận đào tạo - Training Manager rất được coi trọng. Họ cần đảm bảo nguồn nhân lực đáp ứng tốt cho nhu cầu của doanh nghiệp, đồng thời giúp phát triển toàn diện năng lực của toàn bộ nhân viên. Theo đó, công việc Training Manager cần phải thực hiện bao gồm:
Training Manager có trách nhiệm phân tích tình hình thực tế của doanh nghiệp để từ đó thiết lập các chương trình đào tạo phù hợp, kịp thời và mang lại hiệu quả. Cụ thể, kế hoạch đào tạo cần đáp ứng tốt khả năng cải thiện những kỹ năng cần thiết trong công việc và phát triển nhiều kỹ năng mới cho nhân viên.
Điều này sẽ giúp đảm bảo nguồn nhân lực có đủ khả năng để xử lý những công việc của doanh nghiệp, đồng thời tạo điều kiện để nhân viên mới có thể nắm bắt được công việc một cách nhanh chóng và triển khai hiệu quả.
Trách nhiệm của Training Manager đó là phải đảm bảo các chương trình đào tạo có thể đáp ứng tốt nhất nhu cầu phát triển của doanh nghiệp. Cụ thể là giải quyết được những vấn đề mà nhân viên đang gặp phải, chương trình đào tạo đề ra phải phù hợp với ngân sách cũng như mục tiêu phát triển của công ty.
Đây là nhiệm vụ mà Training Manager cần phải theo dõi thường xuyên và liên tục. Nghĩa là ngay cả khi chương trình đào tạo mang lại hiệu quả tích cực thì người quản lý đào tạo vẫn phải thường xuyên đánh giá và điều chỉnh, cải thiện khi cần thiết. Điều này giúp đảm bảo các kế hoạch đào tạo luôn được cập nhật mới và phù hợp với xu hướng phát triển của doanh nghiệp.
Một trong những công việc mà Training Manager phải thực hiện thường xuyên đó là giúp nhân viên duy trì và ngày càng cải thiện kỹ năng, hiệu suất làm việc. Bên cạnh đó, người quản lý đào tạo còn chuẩn bị cho những công việc mới phát sinh đòi hỏi vận dụng nhiều kỹ năng hơn, thiết lập kế hoạch đào tạo cá nhân để củng cố các kỹ năng hiện có của nhân viên.
Mô tả công việc của nhà quản lý đào tạo
Cấp dưới của trưởng phòng đào tạo thường là các giám sát viên và họ sẽ là người trực tiếp làm việc, hỗ trợ trưởng phòng quản lý nhân viên. Trong một số trường hợp, Training Manager sẽ hỗ trợ giám sát viên thông qua việc quan sát cách thức họ giao tiếp với nhân viên và cách mà họ truyền đạt yêu cầu cũng như phương thức của chương trình đào tạo cần triển khai.
Các văn bản về chương trình đào tạo hay các văn bản liên quan khác trước khi được in ấn cần có sự thông qua và xét duyệt của Training Manager. Chỉ khi các chương trình đào tạo được chấp thuận mới có thể tiến hành in ra và phân phát cho các bộ phận cũng như các nhân viên tham gia đào tạo.
Theo định kỳ hàng quý hoặc hàng năm, Training Manager sẽ tiến hành tổng hợp số liệu và báo cáo với cấp trên. Các số liệu cần thiết như:
● Số lượng khóa đào tạo định kỳ và đột xuất.
● Số lượng nhân sự tham gia đào tạo.
● Chi phí đào tạo.
● Thời gian đào tạo
● Tỷ lệ nhân viên đạt yêu cầu sau khóa đào tạo.
● Tỷ lệ cải thiện chất lượng, hiệu suất công việc sau đào tạo.
● Đề xuất định hướng đào tạo cho năm kế tiếp.
● …....
Trách nhiệm của nhà quản lý đào tạo
Để ứng tuyển vị trí Training Manager, bạn cần có bằng cử nhân, kinh nghiệm và các kỹ năng làm việc liên quan. Cụ thể:
Đối với vị trí Training Manager, các doanh nghiệp thường yêu cầu ứng viên có ít nhất bằng cử nhân Đại học hoặc trình độ Thạc sĩ trở lên, liên quan đến các chuyên ngành như: quản trị kinh doanh, quản trị nguồn nhân lực,... Bởi công việc liên quan đến việc phát triển con người nên các yếu tố về kiến thức và sự hiểu biết cần được chú trọng để xác định khả năng với công việc này.
Ứng viên có thể bắt đầu sự nghiệp của bản thân trong lĩnh vực nhân sự, sau đó học hỏi và tích lũy kiến thức để phấn đấu trở thành Training Manager. Số năm kinh nghiệm cần thiết đó là ít nhất 3 năm ở vị trí nhân viên nhân sự và 1 năm với vị trí công việc tương đương, tùy theo yêu cầu, quy mô của công ty. Ngoài ra, kinh nghiệm về công nghệ thông tin cũng là một lợi thế giúp bạn phát triển các chương trình đào tạo hiệu quả.
Với vai trò là người quản lý thì kỹ năng này là không thể thiếu. Đây là kỹ năng giúp bạn có thể điều hành cũng như thực hiện tốt vai trò của một Training Manager. Kỹ năng quản lý giúp cho người lãnh đạo điều phối công việc và quy trình theo đúng tiến độ. Bên cạnh đó, khả năng quản lý tốt sẽ hỗ trợ cho việc đánh giá hiệu suất làm việc của nhân viên một cách chính xác.
Công việc của Training Manager đòi hỏi sự giao tiếp và truyền đạt thông tin liên tục. Do đó kỹ năng giao tiếp là không thể thiếu khi làm việc ở vị trí này. Kỹ năng này sẽ giúp bạn truyền đạt thông tin tốt nhất cho các nhân viên, dù cho họ có nền tảng kiến thức và tích cách khác nhau.
Bên cạnh đó, kỹ năng giao tiếp tốt còn giúp bạn dễ dàng kết nối và xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với các đồng nghiệp hoặc với các chuyên gia có chuyên môn để mở rộng thêm vốn kiến thức, kỹ năng.
Những kỹ năng cần có đối với một nhà quản lý đào tạo
Một Training Manager chuyên nghiệp phải luôn biết cập nhật và chọn lọc những thông tin hữu ích hỗ trợ cho quá trình làm việc. Đặc biệt là nắm bắt các xu hướng trong chương trình đào tạo để luôn bổ sung, cập nhật, mang lại tính hiệu quả cao nhất khi triển khai.
Đây được xem là kỹ năng quan trọng nhất trong việc xác định và tối ưu hóa chương trình đào tạo. Khi đưa ra quyết định cũng đồng nghĩa với việc bạn đồng ý triển khai thực hiện một chương trình đào tạo nào đó. Chính vì vậy, chương trình đào tạo đó cần mang lại hiệu ứng tốt nhất để xác định được quyết định của bạn là hoàn toàn đúng đắn.
Trước khi làm việc ở vị trí Training Manager, bạn có thể thử sức với một số vị trí công việc liên quan trong lĩnh vực Nhân sự để học hỏi và tích lũy kinh nghiệm. Một số vị trí việc làm phổ biến như:
HR Manager sẽ chịu trách nhiệm về toàn bộ quy trình liên quan đến tuyển dụng, phỏng vấn nhân viên mới. Đồng thời họ cũng là người đóng vai trò kết nối giữa nhân viên và người quản lý.
Vị trí này sẽ thực hiện công việc phân tích hệ thống kinh doanh, đánh giá kế hoạch tăng trưởng của công ty. Từ đó tìm cách củng cố, mở rộng quy mô doanh nghiệp thông qua việc cải thiện hiệu suất làm việc của mỗi nhân viên trong các bộ phận.
>>> Xem thêm chi tiết: Business Analyst (BA) là ai? Vị trí BA phụ trách công việc gì?
Nhiệm vụ của nhà tuyển dụng đó là sàng lọc và phỏng vấn ứng viên tiềm năng cho các vị trí mới hoặc vị trí còn trống trong công ty.
Thu nhập bình quân của Training Manager hiện nay được đánh giá khá cao trên thị trường việc làm. Theo khảo sát từ 39 mẫu việc làm đăng tuyển tại CareerViet.vn, lương trung bình của Training Manager rơi vào mức 30.4 triệu đồng/tháng. Theo đó, khoảng lương sẽ có sự chênh lệch về số năm kinh nghiệm làm việc của mỗi người. Cụ thể:
Thu nhập của Training Manager hiện nay bao nhiêu?
Thật không khó để bạn tìm được việc làm Training Manager trong thời đại công nghệ số phát triển mạnh mẽ như hiện nay. Chỉ cần một chiếc laptop hoặc điện thoại kết nối mạng Internet là bạn đã có thể tìm việc làm mọi lúc mọi nơi. Tuy nhiên, điều bạn cần lưu ý đó là lựa chọn một nền tảng giới thiệu việc làm uy tín để tránh mất nhiều thời gian và công sức. CareerViet.vn chính là nơi mà bạn đang tìm kiếm.
CareerViet là một trong những website đăng tin tuyển dụng việc làm uy tín trên toàn quốc. Để tìm việc làm Training Manager, bạn chỉ cần gõ từ khóa phù hợp vào ô tìm kiếm là sẽ nhận được danh sách các đơn vị tuyển dụng vị trí tương ứng. Việc còn lại của bạn là tham khảo, sàng lọc thông tin và gửi CV đến nơi phù hợp.
Trên đây là những thông tin chia sẻ chi tiết về việc làm Training Manager. Với những ai đang có định hướng phát triển trong lĩnh vực đào tạo, huấn luyện cho doanh nghiệp thì có thể xem đây là cẩm nang nghề nghiệp để chủ động trang bị cho bản thân những kiến thức nghiệp vụ và kỹ năng cần thiết. Đừng quên truy cập CareerViet để nắm bắt những cơ hội việc làm hấp dẫn tại các công ty uy tín trên toàn quốc nhé!
Source: CareerViet
Please sign in to perform this function