Trưởng phòng kinh doanh có phải là nghề “hái” ra tiền?

Viewed: 22,174

Trưởng phòng kinh doanh - vị trí “quyền lực” và đặc biệt quan trọng trong chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp. Vậy, công việc của trưởng phòng kinh doanh là làm gì? Yêu cầu và kỹ năng cần có của trưởng phòng kinh doanh như thế nào? Trưởng phòng kinh doanh có thực sự là nghề “hái” ra tiền? Tất cả sẽ được giải đáp chi tiết qua bài viết dưới đây!

Trưởng phòng kinh doanh có phải là nghề “hái” ra tiền?
Trưởng phòng kinh doanh có thực sự là nghề “hái” ra tiền?

Trong bất cứ doanh nghiệp nào cũng sẽ có hoạt động kinh doanh, buôn bán trao đổi sản phẩm/dịch vụ, đây là vị trí vô cùng quan trọng đối với sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp. Do đó, doanh nghiệp cần phải có người đứng đầu để quản lý, giám sát công việc kinh doanh của công ty.

1. Trưởng phòng kinh doanh là ai?

Trưởng phòng kinh doanh (TPKD, tiếng anh là Sales Manager) là người chịu trách nhiệm trong việc quản lý và điều phối đội ngũ nhân viên kinh doanh của công ty cũng như đưa ra chiến lược kinh doanh hiệu quả.

Không những thế, trưởng phòng kinh doanh còn thực hiện nhiệm vụ phân tích hành vi người tiêu dùng, thị trường dựa trên những số liệu thực tế từ phòng kinh doanh để xây dựng các kế hoạch kinh doanh. Từ đó, điều chỉnh các kế hoạch kinh doanh sao cho phù hợp với chỉ định của các cấp trên nhằm đạt mục tiêu doanh số.
>>> Đọc thêm: Phân tích thị trường để lên kế hoạch kinh doanh.

Trưởng phòng kinh doanh có phải là nghề “hái” ra tiền?
Trưởng phòng kinh doanh - người chịu trách nhiệm trong việc quản lý,điều phối đội ngũ nhân viên kinh doanh

2. Mô tả công việc trưởng phòng kinh doanh chi tiết nhất

Trưởng phòng kinh doanh là chức vụ cần có trong bất kỳ doanh nghiệp nào. Họ sẽ hỗ trợ bán các sản phẩm/dịch vụ hiệu quả hơn và giúp “đứa con tinh thần” của công ty tăng trưởng doanh thu, trở nên thu hút, chú ý với mọi khách hàng.

Trách nhiệm và quyền hạn của TPKD có thể thay đổi tùy theo nhu cầu của doanh nghiệp. Tuy nhiên, công việc của trưởng phòng thường tập trung vào các yếu tố chính sau đây.

2.1 Quản lý con người

Quản lý con người chính là một trong những nhiệm vụ của trưởng phòng kinh doanh. Theo đó, trưởng phòng sẽ cần sự hỗ trợ của các thành viên trong nhóm, các thành viên này sẽ đóng góp cho việc thực hiện mục tiêu chung của công ty. 

Không dừng lại ở đó, TPKD sẽ là người lên kế hoạch, đặt ra chỉ tiêu, tiêu chuẩn công việc cho các thành viên kinh doanh. Các chỉ tiêu, kế hoạch đề ra phải đảm bảo thực tế và có tính khả thi.

Trưởng phòng kinh doanh có phải là nghề “hái” ra tiền?
TPKD sẽ là người lên kế hoạch, đặt ra chỉ tiêu công việc cho các thành viên kinh doanh

Hơn nữa, TPKD sẽ là người đảm bảo cho phòng hoạt động hiệu quả bằng cách huấn luyện, đào tạo cho các nhân viên về chuyên môn, đảm bảo đáp ứng được các yêu cầu công việc.

Ngoài ra, TPKD sẽ tham gia vào quá trình tuyển dụng nhân sự và đào tạo nhân viên mới, đảm bảo nhân viên hòa nhập nhanh chóng với môi trường làm việc.  

2.2 Quản lý mọi hoạt động kinh doanh

Ngoài quản lý nhân sự thì công việc tiếp theo của TPKD đó là quản lý các công việc liên quan đến kinh doanh, xác định mục tiêu kinh doanh như: tăng trưởng doanh thu, mở rộng thị trường, thu hút khách hàng,....

Trưởng phòng kinh doanh có phải là nghề “hái” ra tiền?
TPKD hợp tác với các phòng ban khác để phát triển kế hoạch quảng bá thương hiệu của công ty

Hơn thế nữa, khi quản lý công việc kinh doanh, trưởng phòng sẽ làm những đầu mục công việc như:

- Xây dựng chiến lược kinh doanh.
- Phân tích các dữ liệu liên quan đến khách hàng như: phân tích hành vi người tiêu dùng, thị trường, công việc bán hàng, kết quả kinh doanh nhằm đưa ra dự đoán về doanh thu trong giai đoạn tiếp theo.
- Thực hiện các ngân sách, chi phí cho hoạt động kinh doanh.
- Hợp tác với các phòng ban khác, đặc biệt là bộ phận Marketing để phát triển kế hoạch quảng bá thương hiệu của công ty một cách hiệu quả.

2.3 Quản lý các nhu cầu từ khách hàng

Quản lý các nhu cầu từ khách hàng là một trong những công việc chiếm nhiều thời gian của TPKD. Để thúc đẩy doanh thu cho công ty, TPKD sẽ đưa ra các chương trình khuyến mãi, giảm giá phù hợp với chính sách của công ty. Ngoài ra, TPKD sẽ thay doanh nghiệp duy trì mối quan hệ cầu nối với người mua hàng.

Khi có vấn đề hay sự cố phát sinh xảy ra từ khách hàng, TPKD sẽ đứng ra giải quyết hoặc báo cáo với cấp quản lý cao hơn trong thời gian sớm nhất.

2.4 Tham gia những nhiệm vụ liên quan khác

Ngoài 3 mô tả công việc trưởng phòng kinh doanh chính yếu bên trên, họ sẽ đảm nhận nhiệm vụ được yêu cầu từ phía ban lãnh đạo, giám đốc doanh nghiệp. Công việc chi tiết của vị trí trưởng phòng có thể khác biệt đối với từng công ty, do đó, bạn nên xem xét những yêu cầu được đề ra khi ứng tuyển ở vị trí này.

Nhìn chung, các công việc chính mà phần lớn bất kỳ TPKD nào cũng đã trải qua là:

  • Lên kế hoạch kinh doanh bao gồm các giai đoạn, mục tiêu tăng trưởng, doanh số cần đạt, và những điểm cần phát triển như tăng độ phủ sóng thương hiệu, tìm kiếm tệp khách hàng tiềm năng.
  • Đảm nhiệm chương trình đào tạo và tuyển dụng, phân bố nhân viên phù hợp đến các điểm bán.
  • Quản lý đội ngũ nhân viên bán hàng và theo dõi hiệu quả làm việc của cấp dưới trong suốt quá trình kinh doanh.
  • Điều chỉnh quy trình bán hàng để các khâu đưa sản phẩm đến khách hàng trở nên chặt chẽ và hiệu quả hơn.
  • Phát triển mối quan hệ với các bên hợp tác, đặc biệt đầu tư vào sự phát triển dài lâu với khách hàng.
  • Theo dõi biến động thị trường kinh doanh. Cập nhật những cải tiến của đối thủ trong ngành và tình hình kinh doanh tương lai.
  • Xác định thị trường, điểm bán tiềm năng.
  • Xây dựng báo cáo chi tiết về hoạt động, chi phí, doanh thu và kết quả kinh doanh. Chỉ ra được xu hướng kinh doanh và đề cập dự báo trong cuộc họp với ban quản trị.

Mô tả công việc trưởng phòng kinh doanh chi tiết nhất

Mô tả công việc trưởng phòng kinh doanh chi tiết nhất

>Xem thêm: 6 Kỹ năng cần có ở Trưởng phòng kinh doanh bất động sản

3. Cơ hội, triển vọng khi trở thành trưởng phòng kinh doanh

Trưởng phòng kinh doanh là vị trí mơ ước của rất nhiều người, bởi đây là cơ hội để bạn tăng thu nhập, có triển vọng thăng tiến lên các vị trí với cấp cao hơn. 

3.1 Mức thu nhập cao

Mức lương trung bình của việc làm trưởng phòng kinh doanh hiện tại dao động trong khoảng 15 – 25 triệu đồng/tháng và cao nhất có thể đạt 80 triệu đồng/tháng. Tuy nhiên, mức lương còn tùy thuộc vào năng lực, kinh nghiệm và quy mô doanh nghiệp mà bạn đang làm việc.

Trưởng phòng kinh doanh có phải là nghề “hái” ra tiền?
Mức thu nhập của TPKD là bao nhiêu?

>Xem thêm: Tìm việc làm trưởng phòng phát triển kinh doanh

Không chỉ vậy, ngoài khoản tiền lương cơ bản, TPKD còn có nguồn thu nhập khác đến từ tiền thưởng theo quý, theo dự án, theo năm, tiền hoa hồng và các khoản phụ cấp theo vị trí.

3.2 Tạo danh tiếng tốt, mối quan hệ rộng

Không dễ gì để thăng tiến và làm tốt vai trò “quyền lực” này. Điều đó cũng đồng nghĩa là chỉ những người thật sự xuất sắc mới đảm nhiệm được vị trí này. Đây không chỉ là chức danh mà còn nói lên những nỗ lực, trình độ, kinh nghiệm của bạn, tạo nên danh tiếng và uy tín cho bạn trong ngành. 

Khi làm TPKD, bạn sẽ có cơ hội gặp gỡ với nhiều đối tác, khách hàng, mở rộng mối quan hệ - những yếu tố giúp bạn tiến xa hơn trong tương lai.

Trưởng phòng kinh doanh có phải là nghề “hái” ra tiền?
Khi làm TPKD, bạn sẽ có cơ hội gặp gỡ với nhiều đối tác, khách hàng

3.3 Cơ hội thăng tiến cao

Một trong những lợi thế khi trở thành TPKD là bạn sẽ có thời gian phấn đấu, trau dồi kinh nghiệm, xem vị trí này là một bước đệm để tiến đến vai trò quản lý cao hơn như: CEO, giám đốc hoặc thậm chí có thể tự kinh doanh. Khi ở vị trí này, bạn sẽ phát triển rất tốt các mối quan hệ, nâng cao kỹ năng đàm phán, lãnh đạo,...

4. Yêu cầu và kỹ năng cơ bản cần có của vị trí trưởng phòng kinh doanh

Khi ở vị trí TPKD thì bạn cần đáp ứng những tiêu chí nào? Những kỹ năng quan trọng nhất của TPKD là gì? 

4.1 Yêu cầu về học vấn và kinh nghiệm

Bạn phải hiểu rõ vai trò của TPKD là vô cùng quan trọng, là người đứng đầu bộ phận kiếm doanh thu, lợi nhuận cho công ty. Do đó, TPKD đòi hỏi phải là người có nhiều kinh nghiệm, giỏi chuyên môn, kỹ năng tốt và có mối quan hệ rộng.

Về học vấn, Ứng viên được yêu cầu tốt nghiệp Đại học ở chuyên ngành kinh doanh hoặc các ngành có liên quan như kế toán, Marketing, tài chính,.... Thêm vào đó, các bằng cấp và chứng chỉ phù hợp có thể khiến CV của bạn ấn tượng hơn.

Về kinh nghiệm, để được xét duyệt trở thành TPKD, bạn bắt buộc phải có ít nhất 1 năm kinh nghiệm. Có nhiều doanh nghiệp đặt ra mức thời gian họ mong muốn ở người ứng viên là từ 2 - 5 năm. Do đó, việc bạn có nhiều năm kinh nghiệm và thể hiện được thành tích “vượt số” thì sẽ càng sẽ lọt vào “mắt xanh” của nhà tuyển dụng.
Thêm vào đó, ứng viên có một số kỹ năng mềm sau đây cũng dễ dàng được cân nhắc để đề bạt lên vị trí trưởng phòng kinh doanh:

Luôn học hỏi và có thái độ “làm được”: Kinh doanh phụ thuộc khá nhiều vào việc bắt kịp thị trường và khách hàng. Ngoài việc cải thiện kiến thức chuyên môn bằng các khóa học ngắn hạn. Các trưởng phòng tiềm năng có thể tham gia hội thảo chuyên ngành, workshop để cập nhật xu hướng mới nhất và luôn làm mới kiến thức của bản thân.

Nhạy bén với cơ hội mới: Trong kinh doanh, đối thủ có thể vượt qua bạn chỉ trong một khoảnh khắc lơ là. Bạn có thể phát huy kiến thức chuyên sâu về ngành và sản phẩm nếu biết nắm bắt những cơ hội mới ở hiện tại và dự đoán những diễn biến có thể xảy ra trong tương lai.

>Xem thêm: Việc làm trưởng phòng kinh doanh tại Hà Nội

 

4.2 Những kỹ năng quan trọng nhất của trưởng phòng kinh doanh

Để làm tốt vị trí TPKD cũng như dễ dàng hơn trong việc học hỏi các kỹ năng chuyên môn, đầu tiên bạn cần phải nắm những thông tin quan trọng sau đây. 

- Kỹ năng phân tích, đánh giá: Một phần nhỏ trong công việc hàng ngày của TPKD đó là lập kế hoạch, kiểm tra và phân tích thị trường để lên kế hoạch cho chiến lược quảng cáo sản phẩm mới. Do đó, TPKD phải “nằm lòng” kỹ năng phân tích, sự kiện và các thông tin liên quan với nhau để đưa ra kết luận cũng như tìm ra hướng đi mới có lợi nhất cho việc quảng bá sản phẩm của công ty.

- Kỹ năng lãnh đạo: “Chìa khóa” để trở thành một TPKD giỏi nằm ở kỹ năng lãnh đạo. Kỹ năng này bao gồm cả kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng giải quyết các xung đột, xích mích giữa các thành viên trong nhóm, kỹ năng thuyết trình, động viên và khuyến khích nhân viên cấp dưới trong những tình huống xấu xảy ra.
>>> Xem thêm: Câu chuyện làm lãnh đạo: Khả năng trời sinh hay phải rèn luyện.

- Nhạy bén, hiểu rõ tâm lý khách hàng: Trưởng phòng kinh doanh hay trưởng phòng phát triển kinh doanh đều là người chịu trách nhiệm trong việc lên kế hoạch cho các chiến dịch quảng bá sản phẩm của công ty. 

Hơn ai hết, họ là người hiểu rõ và nắm bắt tâm lý khách hàng tốt nhất. Một chiến dịch Marketing thành công hay không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó yếu tố quan trọng nhất vẫn là đánh trúng tâm lý khách hàng. Đây được xem là một trong những kỹ năng mềm quan trọng mà người đảm nhiệm vai trò TPKD đều phải nắm rõ.

Trưởng phòng kinh doanh có phải là nghề “hái” ra tiền?
Những kỹ năng quan trọng của trưởng phòng kinh doanh là gì?

>Xem thêm: Tìm việc làm Trưởng Phòng Kinh Doanh Ô tô

- Định hướng, phát triển dịch vụ: Để xây dựng niềm tin và giữ chân khách hàng thì đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải đưa ra các định hướng, chiến lược dịch vụ. Bởi khách hàng không muốn bị bỏ rơi sau khi mua hàng của bạn. Hơn nữa, họ cần sự trợ giúp và giải đáp thắc mắc, những vấn đề mà họ đang gặp phải. 

Với vai trò là một TPKD, bạn phải vạch ra những định hướng về dịch vụ cho sản phẩm của công ty tốt nhất, làm sao để phản hồi thông tin đến khách hàng để họ cảm thấy hài lòng, đánh giá dịch vụ tốt.  

- Kỹ năng lập kế hoạch và tổ chức, sắp xếp công việc: Ngoài báo cáo kế hoạch, tiến độ công việc với cấp trên, TPKD sẽ là người thực hiện nhiệm vụ lên kế hoạch Marketing, quảng bá sản phẩm. 

Bên cạnh đó, TPKD còn là người giám sát, phân tích số liệu, tổng doanh số của từng nhân viên. Nhiệm vụ này cũng đòi hỏi trưởng phòng phải có kỹ năng tổ chức để sắp xếp các công việc một cách khoa học và hợp ký. Do đó, kỹ năng lập kế hoạch và tổ chức, sắp xếp công việc đòi hỏi TPKD phải nắm được.

5. KPI công việc đối với vị trí trưởng phòng kinh doanh

KPIs công việc đối với vị trí trưởng phòng kinh doanh sẽ bao gồm:

- Doanh thu được tính theo đầu người, chẳng hạn như doanh thu trung bình mà từng nhân viên đạt được.
- Tỷ lệ tăng trưởng doanh số của phòng hàng tháng.
- Tỷ lệ khách hàng mua sản phẩm, dịch vụ khác hoặc tiếp tục sử dụng sản phẩm, dịch vụ của công ty.
- Quy mô hợp đồng trung bình của tháng.
- Tỷ lệ hoàn thành các mục tiêu kinh doanh đặt ra của phòng.

6. Lương trưởng phòng kinh doanh bao nhiêu?

Mức lương là điều mà bất kỳ bạn nào khi đi làm cũng đều muốn biết, bởi vì lương ổn định và được trả đúng với công sức mà mình bỏ ra thì mới có động lực để làm việc, tâm lý thoải mái và sẵn sàng cống hiến cho công việc hết sức mình. 

Đối với vị trí TPKD tại Việt Nam sẽ có mức lương trung bình dao động từ 150 - 400 triệu đồng/năm, tuy nhiên tùy lĩnh vực kinh doanh của công ty mà mức lương sẽ chênh lệch.

  • Mức lương đầu vào: 14.000.000 VNĐ/tháng
  • Mức lương trung bình: 20.000.000 VNĐ/tháng
  • Mức lương cao cấp: Từ 26.000.000 VNĐ/tháng trở lên

Thông thường, mức lương này đã bao gồm lương cơ bản, lương quản lý và theo chế độ chính sách của từng công ty.

Những thông tin về công việc của trưởng phòng kinh doanh đã giúp bạn hiểu hơn về vị trí này. Muốn trở thành một trưởng phòng chủ chốt thì đừng quên bồi dưỡng những kỹ năng quan trọng trên để tiến đến những vị trí cao hơn. Hiện tại, CareerViet đã và đang cung cấp vị trí tuyển dụng trưởng phòng kinh doanh, nếu bạn có nhu cầu, hãy đăng ký để được tư vấn và hỗ trợ miễn phí.

Xem thêm cơ hội tìm việc làm mới tại CareerViet :

Tìm việc làm ở Mã Lò

Việc làm Ba Tri

Nhà sách tuyển dụng

Top những từ khoá được tìm kiếm nhiều nhất:

tuyển phụ bếp không cần kinh nghiệm | tuyển lái xe tphcm | tuyển tạp vụ văn phòng lương cao | tuyển dụng trợ giảng tiếng anh

Source: CareerViet

VIP jobs ( $1000+ )

Công Ty CP Đầu Tư IMG
Công Ty CP Đầu Tư IMG

Salary : 17 Mil - 23 Mil VND

Ho Chi Minh

CÔNG TY TNHH TALENTVIS VIỆT NAM
CÔNG TY TNHH TALENTVIS VIỆT NAM

Salary : Up to 35 Mil VND

Long An

CÔNG TY TNHH TALENTVIS VIỆT NAM
CÔNG TY TNHH TALENTVIS VIỆT NAM

Salary : Up to 40 Mil VND

Ho Chi Minh

CÔNG TY TNHH TALENTVIS VIỆT NAM
CÔNG TY TNHH TALENTVIS VIỆT NAM

Salary : Up to 40 Mil VND

Ho Chi Minh

CÔNG TY LITTLE GARDEN SPA - LG CLINIC
CÔNG TY LITTLE GARDEN SPA - LG CLINIC

Salary : Competitive

Ho Chi Minh

CÔNG TY TNHH TẬP ĐOÀN XÂY DỰNG DELTA
CÔNG TY TNHH TẬP ĐOÀN XÂY DỰNG DELTA

Salary : 15 Mil - 25 Mil VND

Ho Chi Minh

Yes4All Trading Services Company Limited
Yes4All Trading Services Company Limited

Salary : Competitive

Ho Chi Minh

Công ty TNHH Di Đại Hưng
Công ty TNHH Di Đại Hưng

Salary : 20 Mil - 30 Mil VND

Ho Chi Minh

TẬP ĐOÀN BRG – CÔNG TY CP
TẬP ĐOÀN BRG – CÔNG TY CP

Salary : Competitive

Ha Noi | Da Nang | Hai Phong

Công ty TNHH Sài Gòn Stec
Công ty TNHH Sài Gòn Stec

Salary : 15 Mil - 23 Mil VND

Binh Duong

Công ty TNHH SX và TM  BQ
Công ty TNHH SX và TM BQ

Salary : 20 Mil - 30 Mil VND

Da Nang

CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ THE ONE 5
CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ THE ONE 5

Salary : 20 Mil - 30 Mil VND

Ho Chi Minh

Công Ty TNHH LMS Technologies Việt Nam
Công Ty TNHH LMS Technologies Việt Nam

Salary : 600 - 1,000 USD

Ho Chi Minh

 Confidential
Confidential

Salary : 1,000 - 1,500 USD

Ho Chi Minh

 Confidential
Confidential

Salary : 10 Mil - 25 Mil VND

Ho Chi Minh

CLP Industries (Vietnam) Company Limited
CLP Industries (Vietnam) Company Limited

Salary : Competitive

Ho Chi Minh

FE CREDIT
FE CREDIT

Salary : Competitive

Ho Chi Minh

CÔNG TY TNHH BAO BÌ SAPHIA
CÔNG TY TNHH BAO BÌ SAPHIA

Salary : 13 Mil - 30 Mil VND

Ho Chi Minh

 Confidential
Confidential

Salary : 60 Mil - 70 Mil VND

Ha Noi

Công Ty Cổ Phần Lương Thực A AN
Công Ty Cổ Phần Lương Thực A AN

Salary : 24 Mil - 27 Mil VND

Ha Noi

Headhunter HRchannels Group
Headhunter HRchannels Group

Salary : 800 - 1,500 USD

Ha Noi | Ho Chi Minh | Binh Duong

CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN CÔNG NGHỆ OMMANI
CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN CÔNG NGHỆ OMMANI

Salary : 7 Mil - 30 Mil VND

Ha Noi | Can Tho | Ho Chi Minh

Công Ty TNHH Tập Đoàn Rita Võ
Công Ty TNHH Tập Đoàn Rita Võ

Salary : Competitive

Ho Chi Minh

CÔNG TY TNHH CUNG ỨNG NHÂN LỰC DC HANDEL VIỆT NAM
CÔNG TY TNHH CUNG ỨNG NHÂN LỰC DC HANDEL VIỆT NAM

Salary : 20 Mil - 30 Mil VND

Ho Chi Minh

Công ty Cổ phần Giáo dục và Đào tạo IMAP Việt Nam
Công ty Cổ phần Giáo dục và Đào tạo IMAP Việt Nam

Salary : 15 Mil - 30 Mil VND

Ho Chi Minh | Binh Duong | Khanh Hoa

EUROFINS VIETNAM
EUROFINS VIETNAM

Salary : Competitive

Ho Chi Minh

Tập đoàn cơ khí công nghệ cao Siba
Tập đoàn cơ khí công nghệ cao Siba

Salary : 24 Mil - 30 Mil VND

Ho Chi Minh

OSI Vietnam
OSI Vietnam

Salary : 10 Mil - 50 Mil VND

Ho Chi Minh

CareerViet's client
CareerViet's client

Salary : Competitive

Ha Noi

CÔNG TY TNHH JOB HOUSE
CÔNG TY TNHH JOB HOUSE

Salary : Up to 35 Mil VND

Quang Ninh

Similar posts "Wiki Career"

Ngành an toàn thông tin - Cơ hội nghề nghiệp và mức lương hấp dẫn
Cùng CareerViet tìm hiểu ngành An toàn thông tin, từ yêu cầu kỹ năng, cơ hội việc làm đến mức lương và các trường đào tạo hàng đầu. Khám phá ngay!
CFA là gì? Lộ trình học và chi phí thi chứng chỉ CFA chi tiết
Tìm hiểu về chứng chỉ CFA - định nghĩa, giá trị, chi phí và cơ hội nghề nghiệp. Cùng lộ trình học CFA để đạt được mục tiêu trong ngành tài chính
Ngành công nghệ thực phẩm là gì? Cơ hội nghề nghiệp và thu nhập
Tìm hiểu ngành công nghệ thực phẩm là gì, những kỹ năng cần thiết, cơ hội việc làm và mức lương hấp dẫn trong ngành. Liệu đây có phải con đường phù hợp với bạn?
Engineering là gì? Tìm hiểu ngành kỹ thuật và cơ hội nghề nghiệp
Tìm hiểu "engineering là gì," các loại hình kỹ thuật, vai trò của kỹ sư và cơ hội nghề nghiệp. Cùng CareerViet khám phá kỹ năng và kiến thức cần thiết của ngành
Ngành tiếp viên hàng không - Điều kiện tuyển dụng và mức lương
Cùng CareerViet tìm hiểu tất cả thông tin về ngành tiếp viên hàng không: điều kiện tuyển dụng, kỹ năng cần thiết, chế độ đãi ngộ và lộ trình sự nghiệp. Xem ngay!
CIO là gì? Yêu cầu công việc - kỹ năng và mức lương của một CIO
CIO là gì vai trò của CIO là những thắc mắc phổ biến của nhiều ứng viên quan tâm đến vị trí CIO. Hãy cùng CareerViet tìm hiểu rõ về CIO trong bài viết này nhé!
View more

Subscribe

Create job alerts. Free and Easy

Create now
Feedback