Chỉ nên tăng giờ làm thêm ở một số ngành nghề cá biệt

Lượt xem: 5,338

(NLĐO) - Khi quyết định tăng giờ làm thêm thì không chỉ cần đánh giá tác động đến năng suất, hiệu quả làm việc, mà phải cân nhắc cả đến vấn đề sức khỏe và an toàn của người lao động

Sau phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội ngày 20-9, một phiên bản mới của dự thảo Bộ luật Lao động (sửa đổi) đã được gửi đến các đoàn đại biểu Quốc hội để xin ý kiến. Phóng viên Báo SGGP đã có cuộc trao đổi với tiến sĩ Bùi Sỹ Lợi, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội, xung quanh những nội dung trong phiên bản mới dự thảo này.

PHÓNG VIÊN: Thưa ông, theo đề xuất của Chính phủ, dự thảo vẫn đưa ra 2 phương án về giờ làm thêm tối đa để Quốc hội xem xét quyết định. Tuổi nghỉ hưu cũng là nội dung có sự chỉnh lý. Ông có thể cho biết cụ thể thêm về những quy định vốn thu hút sự quan tâm đặc biệt của công luận?

Ông Bùi Sỹ Lợi

Tiến sĩ BÙI SỸ LỢI: Cơ sở để Chính phủ đề xuất việc nới khung giờ làm thêm tối đa từ 300 giờ/năm lên 400 giờ/năm là xuất phát từ thực tiễn của doanh nghiệp, là mong muốn của chủ sử dụng lao động; đồng thời cũng là nguyện vọng của một bộ phận người lao động muốn làm thêm để tăng thu nhập do tiền lương thực tế chưa đủ sống.

Tuy nhiên, khi quyết định tăng giờ làm thêm thì không chỉ cần đánh giá tác động đến năng suất, hiệu quả làm việc, mà phải cân nhắc cả đến vấn đề sức khỏe và an toàn của người lao động. Bên cạnh đó, xu hướng chung hiện nay là hướng đến các giải pháp công nghệ, cải tiến tổ chức lao động, quản trị doanh nghiệp để tăng năng suất lao động, đồng thời tạo cơ hội thu hút lao động, giảm thất nghiệp.

Trong bối cảnh tiến bộ khoa học kỹ thuật ngày càng cao, trình độ quản lý của doanh nghiệp ngày càng tốt lên, Việt Nam lại muốn tăng giờ làm thêm được coi là đi ngược lại với xu hướng tiến bộ của thế giới. Quan điểm của ông như thế nào?

Đúng là khi trình độ công nghệ ngày càng phát triển, tay nghề người lao động được nâng lên thì xu hướng chung là thời gian làm việc sẽ giảm xuống để bảo đảm sức khỏe và đời sống của người lao động. Việc tăng giờ làm thêm trong điều kiện công tác thanh tra, kiểm tra, chế tài xử lý vi phạm còn hạn chế có thể dẫn đến tình trạng doanh nghiệp lợi dụng để khai thác triệt để sức lao động, dẫn đến hậu quả là người lao động sẽ cạn kiệt sức lao động sớm hơn so với tuổi lao động. Song cũng phải thấy rằng nhu cầu làm thêm giờ là có thật, cả từ phía giới chủ lẫn người lao động.

Vì thế, quan điểm của cá nhân tôi là nên thực hiện như quy định hiện hành; có thể cho phép mở rộng thêm 100 giờ làm thêm so với quy định cũ trong một số ngành nghề, trường hợp cá biệt do Chính phủ cho phép, nhưng phải dựa trên cơ sở thỏa thuận của chủ sử dụng với người lao động, có sự giám sát chặt chẽ của cơ quan quản lý nhà nước và công đoàn. Đồng thời với việc quy định giờ làm thêm tối đa phải có các giải pháp đảm bảo tiền lương làm thêm bù đắp được hao phí sức lao động. Không để kéo dài mãi tình trạng “nhân công giá rẻ”, “lương không đủ sống” ở các ngành nghề thâm dụng lao động.

Một nội dung cũng được quan tâm không kém và dường như chưa ngã ngũ là tuổi nghỉ hưu. Theo dự thảo vừa được chỉnh lý, có 2 phương án được trình Quốc hội. Là đại biểu Quốc hội, đại diện cơ quan thẩm tra dự án luật, ông tán thành phương án nào?

Dự thảo mới nhất trình 2 phương án. Phương án 1 quy định cụ thể ngay trong luật về lộ trình và tuổi nghỉ hưu. Phương án 2 quy định tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường được điều chỉnh theo lộ trình cho đến khi đủ 62 tuổi đối với nam và đủ 60 tuổi đối với nữ. Kể từ ngày 1-1-2021, căn cứ điều kiện cụ thể, Chính phủ quy định lộ trình điều chỉnh tuổi nghỉ hưu.

Hai phương án như đã nêu thực chất chỉ là một phương án điều chỉnh có lộ trình để nam nghỉ hưu ở tuổi 62, nữ nghỉ hưu ở tuổi 60; chỉ là lộ trình khác nhau, nhanh hay chậm mà thôi. Tôi cho rằng việc tăng tuổi nghỉ hưu cần phải đạt được cùng lúc 2 mục đích: vừa giảm "sốc" trên thị trường lao động, vừa không làm mất cơ hội làm việc cho lao động trẻ, đặc biệt là lao động đã qua đào tạo.

Cũng phải nói rõ là không phải ai cũng làm việc đến độ tuổi 62 hoặc 60; sẽ có những quy định rất cụ thể. Nhưng về cơ bản là những ngành thiên về lao động chân tay (như da giày, dệt may, thủy sản, điện tử) hay những ngành nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm sẽ được quyền về hưu sớm hơn so với lao động bình thường.

Theo dự thảo Bộ luật Lao động (sửa đổi) cũng như bộ luật hiện hành, tuổi về hưu được chia làm 3 nhóm. Nhóm đầu về đúng độ tuổi quy định là những người làm việc trong điều kiện lao động bình thường. Nhóm thứ hai được quyền về hưu sớm hơn 5 năm trong trường hợp họ bị suy giảm khả năng lao động, hoặc làm công việc trong điều kiện lao động đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm… Nhóm thứ ba là nhóm được quyền nghỉ hưu muộn hơn, nhưng không quá 5 năm với những người có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao, người lao động làm công việc quản lý và một số trường hợp đặc biệt, có sức khỏe, có nhu cầu và được cơ quan sử dụng lao động mong muốn ở lại để làm việc, đóng góp vì kinh nghiệm. Tôi cho như thế là phù hợp.

Từ quan điểm bình đẳng giới, cũng có đại biểu Quốc hội nói họ chưa "thông" về sự khác biệt trong tuổi về hưu giữa nam và nữ?

Trong các quy định trước đây, tuổi nghỉ hưu của nam và nữ cách biệt nhau 5 tuổi và chúng ta coi đó là sự ưu tiên cho phụ nữ khi vừa gánh vác công việc xã hội vừa phải đảm trách thiên chức làm mẹ, công việc gia đình. Đến nay, điều kiện lao động đã được cải thiện, môi trường làm việc tốt hơn, tuổi thọ của phụ nữ cao hơn nam giới, cho nên điều chỉnh tuổi nghỉ hưu theo mục tiêu thu hẹp dần khoảng cách về giới là phù hợp.

Chúng tôi đã tổ chức nhiều hội thảo lấy ý kiến người lao động ở tất cả các khu vực của nền kinh tế và đa số ý kiến thống nhất là bảo đảm bình đẳng giới phải thực chất, theo đúng tinh thần công ước quốc tế về loại bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ. Khoảng cách tuổi nghỉ hưu như dự thảo đã được cân nhắc tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe, tính chất lao động của những nhóm lao động khác nhau. Hiện nay có những nhóm đối tượng không có khoảng cách về tuổi nghỉ hưu giữa nam và nữ.

ANH THƯ (SGGP) thực hiện

  Theo nld.com.vn

Việc Làm VIP ( $1000+)

Công Ty TNHH Taisun Việt Nam
Công Ty TNHH Taisun Việt Nam

Lương: Cạnh Tranh

Hồ Chí Minh

CÔNG TY TNHH YB SPA
CÔNG TY TNHH YB SPA

Lương: 20 Tr - 40 Tr VND

Hồ Chí Minh

VITOX LLC
VITOX LLC

Lương: Cạnh Tranh

Hồ Chí Minh

CÔNG TY CỔ PHẦN GONSA
CÔNG TY CỔ PHẦN GONSA

Lương: Cạnh Tranh

Hồ Chí Minh

CÔNG TY CỔ PHẦN GONSA
CÔNG TY CỔ PHẦN GONSA

Lương: Cạnh Tranh

Hồ Chí Minh

Saint-Gobain Vietnam
Saint-Gobain Vietnam

Lương: Cạnh Tranh

Long An

CareerViet's client
CareerViet's client

Lương: 60 Tr - 80 Tr VND

Hồ Chí Minh

Công Ty TNHH Golden Phoenix Vietnam
Công Ty TNHH Golden Phoenix Vietnam

Lương: 3,000 - 4,000 USD

Hồ Chí Minh

Công Ty TNHH Golden Phoenix Vietnam
Công Ty TNHH Golden Phoenix Vietnam

Lương: Cạnh Tranh

Hồ Chí Minh

Công ty cổ phần Nafoods Group
Công ty cổ phần Nafoods Group

Lương: Trên 30 Tr VND

Hồ Chí Minh

BIDV Metlife Life Insurance LLC
BIDV Metlife Life Insurance LLC

Lương: Cạnh Tranh

Hồ Chí Minh | Bà Rịa - Vũng Tàu | Hà Nội

CÔNG TY TNHH YB SPA
CÔNG TY TNHH YB SPA

Lương: 20 Tr - 25 Tr VND

Hồ Chí Minh

CÔNG TY TNHH YB SPA
CÔNG TY TNHH YB SPA

Lương: 10 Tr - 30 Tr VND

Hồ Chí Minh

CÔNG TY TNHH YB SPA
CÔNG TY TNHH YB SPA

Lương: 10 Tr - 30 Tr VND

Hồ Chí Minh

Công ty TNHH Di Đại Hưng
Công ty TNHH Di Đại Hưng

Lương: 15 Tr - 30 Tr VND

Hồ Chí Minh

IDOCEAN Co.,ltd
IDOCEAN Co.,ltd

Lương: Cạnh Tranh

Hồ Chí Minh

Công ty Cổ phần The20
Công ty Cổ phần The20

Lương: 15 Tr - 25 Tr VND

Hồ Chí Minh

Công ty TNHH Tân Khoa Việt
Công ty TNHH Tân Khoa Việt

Lương: 8 Tr - 30 Tr VND

Hồ Chí Minh

CTY TNHH YAOYAO VIETNAM INFO TECH
CTY TNHH YAOYAO VIETNAM INFO TECH

Lương: 20 Tr - 25 Tr VND

Hồ Chí Minh

Công ty Cổ Phần TEECOM
Công ty Cổ Phần TEECOM

Lương: 17 Tr - 27 Tr VND

Hồ Chí Minh

CÔNG TY CỔ PHẦN CITICS
CÔNG TY CỔ PHẦN CITICS

Lương: 27 Tr - 30 Tr VND

Hồ Chí Minh

Bài viết cùng chuyên mục

Rút BHXH một lần: Phương án 1 chiếm ưu thế?
(NLĐO) - Phương án 1 có nhiều ưu điểm và cơ bản bảo đảm kế thừa quy định BHXH hiện hành, không gây sự xáo trộn trong xã hội
5 khoản tiền người lao động được nhận khi nghỉ việc
(NLĐO)- Theo bộ luật lao động năm 2019 quy định chi tiết về các khoản tiền sẽ được nhận khi nghỉ việc để bảo vệ quyền lợi cho người lao động.
Doanh nghiệp không còn khả năng đóng BHXH, quyền lợi người lao động giải quyết sao?
(NLĐO)- Ngân sách nhà nước hỗ trợ đóng BHXH cho thời gian bị chậm đóng, trốn đóng đối với người lao động cư trú tại các xã, thôn đặc biệt khó khăn; người thuộc hộ nghèo, cận nghèo; người khuyết tật nặng, đặc biệt nặng
6 quyền lợi người lao động được hưởng khi tăng lương tối thiểu vùng từ 1-7
(NLĐO) - Khi lương tối thiểu tăng, ngoài việc được tăng tiền lương hàng tháng, người lao động sẽ được tăng một số quyền lợi khác.
Kiến nghị bổ sung điều kiện hưởng BHXH cho người hiếm muộn
Luật BHXH sửa đổi cần bổ sung quy định về điều kiện hưởng chế độ thai sản cho các trường hợp hiếm muộn phải nghỉ việc không lương dài ngày.
Rút BHXH một lần: 'Mất nhiều hơn được
Không ít người lao động vì giải quyết khó khăn trước mắt đã rút BHXH một lần, nhưng về sau lại khó khăn đủ đường.

Quan tâm

Thông báo việc làm - Hoàn toàn miễn phí và dễ dàng

TẠO NGAY
Feedback