Chủ sử dụng có được phạt trừ lương của người lao động?

Lượt xem: 5,262

Việc khấu trừ lương của người lao động được quy định rất chặt chẽ trong Bộ luật Lao động. Doanh nghiệp không thể tùy tiện đặt ra các quy định trừ lương.

Bị trừ lương vì đi vệ sinh... lâu

Trên một diễn đàn đánh giá doanh nghiệp, chuyện nhân viên văn phòng bị trừ 5% lương vì đi vệ sinh hơn 1 tiếng đồng hồ được rất nhiều thành viên quan tâm và cho biết ở công ty mình cũng xảy ra trường hợp tương tự.

Theo một thành viên, bộ phận hành chính công ty cô làm việc theo dõi rất kỹ giờ giấc ra vào, đi vệ sinh của từng người. Nhiều thành viên khác còn chia sẻ những trường hợp bị trừ lương oái ăm của mình.

Linh Kiều cho biết, giám đốc công ty cô làm việc làm tìm mọi cách để trừ lương của nhân viên như khi hàng bị hoàn trả, yêu cầu nhân viên nạp tiền điện thoại của công ty… và thay đổi chính sách lương liên tục.

Các thành viên làm công việc bán hàng than phiền nhiều nhất về việc các khoản "phạt" bị trừ thẳng vào lương cứng. Nhân viên tên Hoàng Phúc chia sẻ: "Mình không đủ KPI (chỉ số đánh giá kết quả thực hiện công việc) thì không có lương cứng mà chỉ có trợ cấp 1 triệu đồng/tháng".

Ngoài ra, nhiều công ty tự đặt ra các quy định trừ lương của nhân viên như đi trễ, về sớm, đi vệ sinh nhiều lần, không đạt KPI, mắc lỗi…

Theo chia sẻ của nhiều người, hầu hết các doanh nghiệp tùy tiện trừ lương người lao động đều không giao kết hợp đồng rõ ràng, không đóng bảo hiểm xã hội cho nhân viên.

Chủ sử dụng có được phạt trừ lương của người lao động?

Doanh nghiệp không có quyền tùy tiện đặt ra các quy định trừ lương của người lao động 

Thậm chí, có những doanh nghiệp lớn cũng trừ lương của người lao động một cách tùy tiện. Gần đây, 300 công nhân của công ty S. (đóng tại Đồng Nai) đã ngừng việc tập thể để phản đối chính sách trừ lương của người lao động.

Theo đó, Ban giám đốc công ty trên đặt ra quy định, công nhân làm hư hỏng sản phẩm, hàng không xuất khẩu được thì bị trừ 15% đến 25% lương. Ngay trong tháng đầu tiên áp dụng quy định này, 300 công nhân đã ngừng việc để phản đối.

Sau quá trình thương lượng để giải quyết tranh chấp, Ban giám đốc công ty S. đã chấp thuận thu hồi quy định trên và trả lại phần lương đã trừ của công nhân.

Trường hợp duy nhất được khấu trừ lương

Việc trả lương và khấu trừ lương được quy định rất chặt chẽ tại Chương VI của Bộ luật Lao động. Chương này có 15 điều (từ Điều 90 đến Điều 104) quy định toàn diện các vấn đề về tiền lương như tiền lương tối thiểu, nguyên tắc trả lương, hình thức trả lương, kỳ hạn trả lương…

Trong đó, Điều 102 quy định về việc khấu trừ tiền lương chỉ nêu 1 trường hợp duy nhất mà người sử dụng lao động được quyền khấu trừ tiền lương của người lao động là "để bồi thường thiệt hại do làm hư hỏng dụng cụ, thiết bị, tài sản của người sử dụng lao động".

Việc bồi thường thiệt hại này được quy định rõ hơn tại Điều 129 của Bộ luật này. Theo đó, người lao động làm hư hỏng dụng cụ, thiết bị hoặc có hành vi khác gây thiệt hại tài sản của người sử dụng lao động thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật hoặc nội quy lao động của người sử dụng lao động.

Trường hợp người lao động gây thiệt hại không nghiêm trọng do sơ suất với giá trị không quá 10 tháng lương tối thiểu vùng thì phải bồi thường nhiều nhất là 3 tháng tiền lương và bị khấu trừ hằng tháng vào lương.

Người lao động làm mất dụng cụ, thiết bị, tài sản của người sử dụng lao động hoặc tài sản khác do người sử dụng lao động giao hoặc tiêu hao vật tư quá định mức cho phép thì phải bồi thường thiệt hại một phần hoặc toàn bộ theo thời giá thị trường hoặc nội quy lao động; trường hợp có hợp đồng trách nhiệm thì phải bồi thường theo hợp đồng trách nhiệm.

Tuy nhiên, trường hợp do thiên tai, hỏa hoạn, địch họa, dịch bệnh nguy hiểm, thảm họa, sự kiện xảy ra khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép thì không phải bồi thường.

Điều 102 Bộ luật Lao động cũng quy định "người lao động có quyền được biết lý do khấu trừ tiền lương của mình". Đồng thời, mức khấu trừ tiền lương hằng tháng không được quá 30% tiền lương thực trả với người lao động sau khi trích nộp các khoản bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, thuế thu nhập cá nhân.

Như vậy, những trường hợp người lao động đi trễ, về sớm, đi vệ sinh nhiều lần, không đạt KPI, mắc lỗi… không được xem là lý do chính đáng để trừ lương, theo quy định của Bộ luật Lao động.

Ngoài trường hợp khấu trừ lương theo Điều 102 Bộ luật Lao động thì việc xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động chỉ bao gồm 4 hình thức sau: Khiển trách, kéo dài thời hạn nâng lương không quá 6 tháng, cách chức, sa thải.

Trong trường hợp doanh nghiệp tùy tiện đặt ra các quy định trừ lương trái pháp luật thì có thể bị xử phạt bằng tiền. Cụ thể, Khoản 2 Điều 127 Bộ luật Lao động quy định "phạt tiền, cắt lương thay việc xử lý kỷ luật lao động" là hành vi bị nghiêm cấm khi xử lý kỷ luật lao động.

Trường hợp người sử dụng lao động dùng hình thức phạt tiền hoặc cắt lương thay cho việc xử lý kỷ luật lao động có thể bị phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 40 triệu đồng theo quy định tại Mục b Khoản 3 Điều 19 Nghị định 12/2022/NĐ-CP.

Mức phạt trên được áp dụng đối với chủ thể vi phạm là cá nhân. Đối với tổ chức, doanh nghiệp vi phạm thì mức phạt tiền bằng 2 lần mức phạt tiền đối với cá nhân, tức là từ 40 triệu đồng đến 80 triệu đồng.

Nguồn: Báo Dân Trí

Việc Làm VIP ( $1000+)

CÔNG TY CỔ PHẦN CITICS
CÔNG TY CỔ PHẦN CITICS

Lương : 19 Tr - 25 Tr VND

Hồ Chí Minh

Công ty TNHH framas Korea Vina
Công ty TNHH framas Korea Vina

Lương : Cạnh Tranh

Đồng Nai

CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC MỸ PHẨM GBH
CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC MỸ PHẨM GBH

Lương : 25 Tr - 50 Tr VND

Hà Nội

CÔNG TY TNHH ASHTON FURNITURE CONSOLIDATION
CÔNG TY TNHH ASHTON FURNITURE CONSOLIDATION

Lương : Cạnh Tranh

Bà Rịa - Vũng Tàu

CÔNG TY TNHH HWASEUNG VINA
CÔNG TY TNHH HWASEUNG VINA

Lương : Cạnh Tranh

Đồng Nai

TRAN DUC GROUP - CÔNG TY CỔ PHẦN TRẦN ĐỨC
TRAN DUC GROUP - CÔNG TY CỔ PHẦN TRẦN ĐỨC

Lương : Cạnh Tranh

Bình Dương

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ TẦM NHÌN PHƯƠNG NAM
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ TẦM NHÌN PHƯƠNG NAM

Lương : 800 - 1,100 USD

Hồ Chí Minh

D1 Concepts Corporation
D1 Concepts Corporation

Lương : 40 Tr - 55 Tr VND

Hồ Chí Minh

Ngân Hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng - VPBANK
Ngân Hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng - VPBANK

Lương : 15 Tr - 35 Tr VND

Hồ Chí Minh | Hà Nội | KV Bắc Trung Bộ

Công ty TNHH SX & TM Minh Ngọc
Công ty TNHH SX & TM Minh Ngọc

Lương : 18 Tr - 25 Tr VND

Hà Nội

CÔNG TY TNHH TALENTVIS VIỆT NAM
CÔNG TY TNHH TALENTVIS VIỆT NAM

Lương : Lên đến 45 Tr VND

Hồ Chí Minh

CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM SWISS VITA
CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM SWISS VITA

Lương : 8 Tr - 25 Tr VND

Hồ Chí Minh

CÔNG TY TNHH AMERICAN UNIVERSITY OF SCIENCE
CÔNG TY TNHH AMERICAN UNIVERSITY OF SCIENCE

Lương : 18 Tr - 25 Tr VND

Hồ Chí Minh

Vietnamese-German University (VGU)
Vietnamese-German University (VGU)

Lương : 17 Tr - 25 Tr VND

Bình Dương

DIAG
DIAG

Lương : 30 Tr - 55 Tr VND

Hồ Chí Minh

Bảo mật
Bảo mật

Lương : 30 Tr - 50 Tr VND

Lâm Đồng | Hồ Chí Minh

NHÀ SÁCH TIẾN THỌ
NHÀ SÁCH TIẾN THỌ

Lương : 40 Tr - 70 Tr VND

Hà Nội

CÔNG TY TNHH ANH QUỐC SG
CÔNG TY TNHH ANH QUỐC SG

Lương : Cạnh Tranh

Lâm Đồng

CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN QP
CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN QP

Lương : Cạnh Tranh

Hồ Chí Minh

Công Ty Cổ Phần Eurowindow
Công Ty Cổ Phần Eurowindow

Lương : 20 Tr - 25 Tr VND

Bình Dương

Bài viết cùng chuyên mục

Top 10+ Nghề làm việc tại nhà thu nhập tốt, ít vốn nhiều lời
Làm việc tại nhà thường không đòi hỏi quá nhiều thời gian và vốn… Vì vậy nếu bạn đang tìm kiếm một công việc làm thêm tại nhà, hãy tham khảo bài viết này nhé!
Đa cấp là gì? Phân biệt kinh doanh đa cấp hợp pháp và bất hợp pháp
Đa cấp là gì? Làm thế nào để phân biệt mô hình kinh doanh đa cấp hợp pháp và bất hợp pháp để tránh bị lừa đảo. Nhấn xem ngay bài viết để cùng tìm hiểu nhé!
Sự thật cuộc gọi, văn bản gửi từ "cán bộ BHXH"
Lợi dụng quá trình chuyển đổi số của cơ quan BHXH, nhiều hình thức lừa đảo tinh vi đã được các đối tượng sử dụng để trục lợi