Thông Báo Việc Làm
Chào mừng bạn đến CareerViet.vn
Tạo thông báo việc làm để xem việc làm phù hợp với bạn, nhà tuyển dụng đã xem hồ sơ của bạn và cập nhật nhiều hơn nữa ...
welcome to careerviet
Lượt xem: 12,043
Diễn đàn “Đổi mới phương pháp giảng dạy":
Tôi rất bức xúc trước thực trạng giáo dục của chúng ta hiện nay. Qua diễn đàn báo Tuổi Trẻ phát động về “Đổi mới phương pháp giảng dạy” tôi tâm đắc rất nhiều và cũng suy nghĩ rất nhiều.
Chúng ta đổi mới phương pháp giảng dạy thì phải định nghĩa phương pháp như thế nào là đổi mới. Để đạt tới mục tiêu như thế nào thì tôi rất trăn trở.
Theo tôi, mọi thứ đều có mối quan hệ với nhau, chính chương trình học của chúng ta là vấn đề quyết định. Xưa nay, muốn thế nào đi nữa thì giáo dục phải đi đến định hướng: học để biết, học để làm, học để chung sống và học để tự hoàn thiện. Vậy học để biết, học để làm rất quan trọng; trong cấu tạo chương trình của chúng ta đòi hỏi học sinh phải nắm bắt rất nhiều, nhưng dạy cho các em sử dụng kiến thức như thế nào để đáp ứng nhu cầu thực tế cuộc sống thì có rất nhiều vấn đề. Và đó là điều ảnh hưởng đến đổi mới phương pháp.
Ở các nước tiên tiến, ngay từ cấp III cấu tạo chương trình đã định hướng cho cuộc đời học sinh để sau này học sinh có những lựa chọn cho riêng mình.
Người ta biết định lượng được bao nhiêu là đủ cho kiến thức phổ thông, còn kiến thức chuyên sâu của ngành nghề, kiến thức bác học... thì trong cấu tạo chương trình người ta đã biết để làm sao học sinh cấp III có thể lựa chọn cho mình hướng đi sau này.
Chẳng hạn ở Đức, hết cấp II đã phân làm hai loại: một loại làm nghề (học nhưng không vào đại học, muốn vào đại học thì đi theo con đường khác), còn một loại là vào đại học. Ở Úc, Phần Lan... người ta đã biết dạy học như thế nào chứ không phải nhồi nhét kiến thức cho học sinh.
Còn ở ta chương trình kéo theo sách giáo khoa, rồi kéo theo đề thi, kéo theo đủ thứ. Tôi nghĩ cần thay đổi phương pháp làm sao để học sinh thích học, có niềm vui đến trường và trong phương pháp đó phải làm cho học sinh có nhiều sáng tạo. Giáo viên khi soạn bài giảng nào cũng phải cho học sinh làm việc thật nhiều, để học sinh “học mà chơi, chơi mà học” ở các bộ môn... Điều này giúp học sinh có kiến thức sâu sắc để định hướng cuộc sống, ngành nghề của mình.
Cô LÊ THÚY HÒA (hiệu trưởng Trường THPT tư thục Thái Bình, TP.HCM)
Nguồn: Theo Tuổi Trẻ
Vui lòng đăng nhập để thực hiện chức năng này