Đại học ngoài công lập: Những bất cập kéo dài

Lượt xem: 15,085

Sinh viên các trường ngoài công lập ít có điều kiện thực hành như ở Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TPHCM

“Bản thân gia đình muốn con em học đại học (ĐH), địa phương muốn có trường, cùng với việc kiểm tra chất lượng chưa tốt nên đã bùng nổ trường ngoài công lập (CL)”. Bộ trưởng Bộ GD - ĐT Nguyễn Thiện Nhân đã trả lời chất vấn của các ĐBQH chiều 12-11 trước thực trạng nhiều trường dân lập (DL) không đạt chuẩn, không có phòng thí nghiệm, đội ngũ giảng viên (GV) không đạt chất lượng. Những yếu kém của các trường ngoài CL không mới nhưng tồn tại tương đối “vững bền” đã khiến xã hội âu lo. Đặc biệt, nó càng được hâm nóng sau sự kiện nội bộ mâu thuẫn của Trường ĐH tư thục Công nghệ thông tin Gia Định.

Chưa kiểm tra và xử lý kịp thời

Bộ GD-ĐT thừa nhận thiếu sót của bộ là chưa kiểm tra và xử lý nên sai sót kéo dài. Theo lý giải của Bộ GD-ĐT, khi các trường ĐH lập đề án mở trường, đều tuân thủ đủ quy trình, nhưng sau đó rất nhiều trường không thực hiện theo cam kết. ĐH Vạn Xuân lập đề án sẽ có 20 tiến sĩ (TS), nhưng đến nay chỉ có 18 GV, trong đó có... 1 TS. Thậm chí, một trường CĐ sau khi hoạt động chỉ có 6 GV...

Bộ cũng đã nhìn nhận một số trường ngoài CL đã cố gắng thu hút đội ngũ GV, đặc biệt là GV có trình độ ThS, TS. ĐH Công nghệ Sài Gòn có 129 GV cơ hữu, CĐ Kinh tế-Công nghệ TPHCM: 92, ĐH Hoa Sen: 143, ĐH TT Quốc tế Sài Gòn: 44, ĐH Phan Châu Trinh: 28, CĐ Trí Đức: 72. Thế nhưng, trên bình diện chung, đội ngũ GV cơ hữu của các trường ngoài CL thiếu về số lượng. Tỷ lệ giảng viên có trình độ ThS, TS, có chức danh GS, phó GS rất thấp đã ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng đào tạo.

Hiện đội ngũ GV của các trường ĐH, CĐ ngoài CL chỉ đạt khoảng 20%, còn lại là lực lượng thỉnh giảng khiến các trường rất bị động, khó khăn cho việc tăng quy mô đào tạo, mở rộng ngành nghề mới. Trường ĐH DL Hồng Bàng có đến 20.000 SV, nhưng giảng viên của trường chỉ khoảng 400 (tỷ lệ SV/GV là 50/1), ĐH DL Hùng Vương có 9.000 SV nhưng chỉ có khoảng 170 GV giảng dạy có hợp đồng, còn lại trên 500 GV thỉnh giảng. Tỷ lệ SV/GV của các trường này cao gấp 2-3 lần so với các trường CL.

Do vậy, một số trường vì thiếu GV nên “vơ” luôn cả những SV mới ra trường về đứng lớp. Đầu năm học 2008-2009, người viết bài cũng được người quen làm việc ở một trường ĐH DL TPHCM xin mượn tên để đối phó với thanh tra Bộ GD-ĐT.

Không chỉ thiếu GV, phần lớn các trường ngoài CL đều phải thuê mướn địa điểm và SV học phân tán nhiều nơi. Điển hình như ĐH DL Hùng Vương, SV phải học phân tán tại 4 địa điểm khác nhau. SV ĐH DL Hồng Bàng, DL Văn Hiến, DL Văn Lang… cũng học ở nhiều cơ sở.

SV Nguyễn Năng Phương, năm 2 ngành công trình ĐH DL Hồng Bàng, cho biết: “Lúc đầu nhà trường thông báo SV chỉ học tại cơ sở ở quận Gò Vấp, nhưng khi vào học năm nhất tụi em phải liên tục luân chuyển học tại 4 cơ sở ở quận 5, 12, Bình Thạnh, Gò Vấp”. Tương tự, SV Trương Nữ Quỳnh Trang (ngành tiếng Trung) cũng than phiền “chúng em cảm thấy mệt mỏi khi phải liên tục thay đổi chỗ học”.

Tình trạng SV học chay và thiếu trang thiết bị học tập, thực tập ở các trường cũng đang ở mức đáng báo động. Dù trường nào cũng nói dành phần lớn kinh phí cho đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị giảng dạy nhưng thực tế hoàn toàn ngược lại. Ngay cả một yêu cầu tối thiểu cần phải có là hệ thống thư viện nhưng phần lớn trường không có, hoặc có sơ sài, không đáp ứng được yêu cầu của SV.

Biết ra sao ngày mai?

Số lượng các trường ĐH, CĐ ngoài CL đã phát triển nhanh chóng với 64 trường, chiếm 15% tổng số trường ĐH, CĐ trên cả nước, huy động được một nguồn lực xã hội đáng kể đầu tư cho giáo dục. Các trường đã tạo một sắc thái mới trong nền giáo dục quốc dân, góp phần đa dạng hóa các loại hình đào tạo. Một số trường đầu tư cơ sở vật chất nghiêm túc như ĐH DL Hải Phòng, ĐH Kỹ thuật Công nghệ Sài Gòn, ĐH Bình Dương…

Thế nhưng, đầu vào thấp, “xé rào” tuyển sinh, bộ máy tổ chức, quản lý còn quá sơ sài, khối lượng, cấu trúc đào tạo chưa đúng quy định, kế hoạch đào tạo, lịch học bố trí thiếu khoa học ảnh hưởng xấu đến chất lượng truyền thụ của thầy, trò, chất lượng đào tạo, như báo cáo của thanh tra Bộ GD-ĐT trong hội nghị tổng kết năm học vừa qua.

Trong khi chất lượng đào tạo còn hạn chế thì giá trị tài sản các trường lại tăng đáng kể. Nhờ tăng quy mô đào tạo và tăng học phí, giá trị tài sản của nhiều trường đã gia tăng đáng kể so với thuở ban đầu mới thành lập trường có số vốn đóng góp không đáng kể, chỉ từ 1 đến 2 tỷ đồng. Nguồn vốn đầu tư bổ sung của các trường phải trông chờ vào nguồn thu học phí hàng năm. Vì vậy, nhiều trường đã không ngần ngại tăng học phí (Báo SGGP đã có loạt bài phản ánh vấn đề này) để cân đối thu, chi và có lợi nhuận.

Trong bối cảnh giá học phí tăng ào ào thì không ít SV băn khoăn về chất lượng đào tạo, giá trị mảnh bằng ĐH, cơ hội tìm việc sau khi tốt nghiệp. Tương lai, biết ra sao ngày mai? Một SV tâm sự: Thi vào ĐH Y Dược TPHCM không đậu, em nộp đơn xét tuyển vào ĐH DL Hồng Bàng ngành điều dưỡng và trúng tuyển. Nhưng sau một thời gian ngắn học, em cảm thấy bất an. Cơ sở trường lớp nghèo nàn, phải thuê mướn địa điểm thực tập”.

Nỗi lo của SV này hoàn toàn đúng khi cơ sở vật chất, điều kiện thực hành, đội ngũ GV của ngành điều dưỡng còn thiếu thốn. Lần giở “chuyện xưa”, năm 2006, ĐH DL Hồng Bàng mở ngành đào tạo y sinh học TDTT, nhưng sau 3 học kỳ, SV và GV không có phòng thực nghiệm, SV cũng không được học môn chuyên ngành bởi chưa có giáo trình và cả GV (!?)

Định hướng phát triển các trường ĐH, CĐ ngoài công lập

- Năm 2010 đạt tiêu chí 20 sinh viên/giảng viên, 40% giảng viên có trình độ thạc sĩ và 25% giảng viên có trình độ tiến sĩ.

- Những trường có diện tích dưới 3 ha trong TP cần có dự án để chuyển ra ngoại thành, hạn chế tối đa việc thuê cơ sở vật chất phân tán ở nhiều nơi. Nơi nào UBND tỉnh, TP không dành quỹ đất làm trường học thì không thành lập trường.

- Các trường thuộc khối kỹ thuật công nghệ phải đạt 2 sinh viên/máy vi tính.

- Bộ GD-ĐT và bộ, ngành liên quan sẽ trình Thủ tướng xem xét chính sách học phí, học bổng, đầu tư theo đầu sinh viên, tạo sự bình đẳng cho sinh viên công lập và ngoài công lập.

Nguồn: Theo SGGP

Việc Làm VIP ( $1000+)

CÔNG TY TNHH WIND SUPPLY CHAIN ONE (VIỆT NAM)
CÔNG TY TNHH WIND SUPPLY CHAIN ONE (VIỆT NAM)

Lương : 30 Tr - 40 Tr VND

Hồ Chí Minh

CÔNG TY TNHH WIND SUPPLY CHAIN ONE (VIỆT NAM)
CÔNG TY TNHH WIND SUPPLY CHAIN ONE (VIỆT NAM)

Lương : 18 Tr - 25 Tr VND

Hồ Chí Minh

CÔNG TY CỔ PHẦN GREMSY
CÔNG TY CỔ PHẦN GREMSY

Lương : Cạnh Tranh

Hồ Chí Minh

Công ty TNHH Joyco Retail Operation
Công ty TNHH Joyco Retail Operation

Lương : 18 Tr - 30 Tr VND

Hồ Chí Minh

CÔNG TY CỔ PHẦN Z HOLDING
CÔNG TY CỔ PHẦN Z HOLDING

Lương : 25 Tr - 35 Tr VND

Hà Nội

Bảo mật
Bảo mật

Lương : Cạnh Tranh

Bình Dương

AGRESO CO., LTD.
AGRESO CO., LTD.

Lương : 16 Tr - 35 Tr VND

Hồ Chí Minh

Công ty TNHH ADC
Công ty TNHH ADC

Lương : Cạnh Tranh

Hồ Chí Minh

Công ty TNHH, Liên Doanh Vĩnh Hưng (TMI Việt Nam)
Công ty TNHH, Liên Doanh Vĩnh Hưng (TMI Việt Nam)

Lương : 18 Tr - 30 Tr VND

Hồ Chí Minh

Công ty TNHH JM
Công ty TNHH JM

Lương : 15 Tr - 30 Tr VND

Hồ Chí Minh

Công ty TNHH Bệnh viện Thẩm mỹ Á Âu
Công ty TNHH Bệnh viện Thẩm mỹ Á Âu

Lương : 30 Tr - 50 Tr VND

Hồ Chí Minh

NHÀ SÁCH TIẾN THỌ
NHÀ SÁCH TIẾN THỌ

Lương : 25 Tr - 30 Tr VND

Hà Nội

CÔNG TY TNHH HWASEUNG VINA
CÔNG TY TNHH HWASEUNG VINA

Lương : Cạnh Tranh

Đồng Nai | Hồ Chí Minh

Công ty TNHH Bình Việt Đức (BIVID)
Công ty TNHH Bình Việt Đức (BIVID)

Lương : Cạnh Tranh

Cần Thơ | Hồ Chí Minh

Công ty TNHH Bình Việt Đức (BIVID)
Công ty TNHH Bình Việt Đức (BIVID)

Lương : 16 Tr - 23 Tr VND

Cần Thơ | Hồ Chí Minh

Công ty TNHH Minh Long I
Công ty TNHH Minh Long I

Lương : 40 Tr - 50 Tr VND

Hồ Chí Minh | Bình Dương

Công ty TNHH Minh Long I
Công ty TNHH Minh Long I

Lương : 16 Tr - 25 Tr VND

Hồ Chí Minh

Suntory PepsiCo
Suntory PepsiCo

Lương : 28 Tr - 32 Tr VND

Hà Nội

Wall Street English
Wall Street English

Lương : 10 Tr - 35 Tr VND

Hồ Chí Minh

De Heus LLC
De Heus LLC

Lương : Cạnh Tranh

Hồ Chí Minh

Công Ty TNHH ONE-VALUE Việt Nam
Công Ty TNHH ONE-VALUE Việt Nam

Lương : 35 Tr - 40 Tr VND

Hà Nội

Sonion Vietnam
Sonion Vietnam

Lương : Cạnh Tranh

Hồ Chí Minh

CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN VIHAMARK
CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN VIHAMARK

Lương : 20 Tr - 24 Tr VND

KV Đông Nam Bộ

Bảo mật
Bảo mật

Lương : 50 Tr - 100 Tr VND

Tuyên Quang | Kiên Giang

Công Ty TNHH May Thêu Giày An Phước
Công Ty TNHH May Thêu Giày An Phước

Lương : 20 Tr - 35 Tr VND

Hồ Chí Minh

CÔNG TY CỔ PHẦN KHƠ THỊ SKINCARE & CLINIC
CÔNG TY CỔ PHẦN KHƠ THỊ SKINCARE & CLINIC

Lương : 15 Tr - 25 Tr VND

Hồ Chí Minh

CÔNG TY CỔ PHẦN PGT SOLUTIONS
CÔNG TY CỔ PHẦN PGT SOLUTIONS

Lương : Cạnh Tranh

Hồ Chí Minh

Bài viết cùng chuyên mục ""

Hàng nghìn chỉ tiêu xét tuyển NV2
Ngày 8/8, Bộ GD-ĐT sẽ họp xác định điểm sàn cho các khối thi ĐH, CĐ 2009. Tuy nhiên, sau khi công bố điểm thi, nhiều trường ĐH đã đưa ra dự kiến tuyển nhiều nguyện vọng 2 (NV2)
Tuyển sinh ĐH: Điểm sàn khối A sẽ thấp hơn 13?
Dù mới có trên 30 trường ĐH công bố điểm thi nhưng phổ điểm các trường thống kê cho thấy: điểm thi ĐH năm nay không cao, thậm chí thấp bất thường.
Gần 40 trường công bố điểm thi
Ngày 26/7, ĐH Kinh tế Quốc dân, Sài Gòn, Kiến trúc TP HCM, Học viện Tài chính... công bố điểm thi, nâng số trường có điểm lên gần 40. Hiện, có một thủ khoa đạt điểm 30.
TP.HCM: tuyên dương 165 học sinh giỏi
Sáng 22-7, tại Nhà hát TP.HCM, Sở GD-ĐT TP.HCM đã tổ chức lễ tuyên dương, khen thưởng 165 học sinh giỏi năm học 2008-2009.
Bỏ tiền thật, mua giấy giả?
Chuyện bắt đầu từ huyện Ea Kar (tỉnh Đắc Lắc) với một học sinh tên N.T.V.. Mặc dù điểm thi tốt nghiệp chỉ có 26,5 điểm nhưng N.T.V. vẫn khăn gói xuống TP.HCM dự thi vào Trường CĐ Công nghệ thông tin TP.HCM.
ĐH Ngoại thương Hà Nội có 150 điểm 10 Toán
Trong khi ở môn Toán khối A của ĐH Ngoại thương chỉ có gần 20 bài đạt điểm 10 thì ở khối D con số này lên tới hơn 130 bài. Còn môn Văn không có bài thi nào đạt điểm tuyệt đối.
Xem thêm

Quan tâm

Thông báo việc làm - Hoàn toàn miễn phí và dễ dàng

TẠO NGAY
Feedback