Thông Báo Việc Làm
Chào mừng bạn đến CareerViet.vn
Tạo thông báo việc làm để xem việc làm phù hợp với bạn, nhà tuyển dụng đã xem hồ sơ của bạn và cập nhật nhiều hơn nữa ...
welcome to careerviet
Lượt xem: 15,763
|
Học sinh Trường THPT Nguyễn Thị Diệu sau buổi học tăng tiết chiều 23-10 |
15 giờ ngày 22-10, có mặt tại cổng Trường THPT Nguyễn Thị Diệu (Q.3), chúng tôi chứng kiến nhiều phụ huynh đang đợi đón con sau buổi học tăng tiết, dù các em này đã học giờ chính khóa vào buổi sáng.
Tăng tiết vì quá tải?...
Một phụ huynh học sinh lớp 12 B11, Trường THPT Nguyễn Thị Diệu, cho biết: Ngay từ đầu năm học, phụ huynh đã được nghe trường phổ biến kế hoạch dạy học. Ngoài buổi học chính khóa, trường sẽ tổ chức dạy tăng tiết trái buổi cho học sinh. Lý do dạy tăng tiết được trường đưa ra là chương trình quá nặng mà thời gian không đủ. Hơn nữa, học sinh lớp 12 sắp phải thi tốt nghiệp THPT nên các em cần phải học nhiều. Nghe trường nói vậy nên phụ huynh nào dù không muốn cũng phải đóng tiền cho cháu học tăng tiết ở trường.
Trao đổi với chúng tôi, ông Phạm Danh Tấn, Hiệu trưởng nhà trường, cho biết từ đầu năm học, trường đã dạy tăng tiết cho học sinh lớp 12 với thời lượng 12 tiết/tuần. Lý do là chương trình THPT nặng, quá tải đối với học sinh. Ông Tấn phân tích: “Theo phân phối chương trình của Bộ GD-ĐT, số tiết học của một số môn như lý, hóa, tiếng Anh... chỉ khoảng 2-3 tiết/tuần như vậy là quá ít, trong khi đây là những môn học chính mà học sinh phải thi tốt nghiệp, do vậy trường phải tăng tiết để học sinh có thời gian ôn luyện và làm bài tập”. Ngoài việc tổ chức dạy tăng tiết cho học sinh khối 12 với mức thu 180.000 đồng/tháng, trường cũng tăng tiết ở những môn chính đối với học sinh khối 10 và 11, mức thu 45.000 đồng/tháng.
... Hay gánh nặng thành tích?
Trường THPT Thủ Đức cũng đang tổ chức tăng tiết cho học sinh khối 12 với thời lượng 4 tiết/tuần tùy theo ban và môn nâng cao. Ông Nguyễn Hữu Diệu, Hiệu trưởng nhà trường, cho biết trường tổ chức tăng tiết là theo đề nghị của phụ huynh (?). Tại các trường THPT Nguyễn Thượng Hiền, Phan Đăng Lưu, Võ Thị Sáu... cũng đang tổ chức dạy tăng tiết cho học sinh.
Ông Ngô Huynh, Hiệu trưởng Trường THPT Võ Thị Sáu, giải thích: Khối lượng nội dung ở nhiều môn quá nặng mà thời gian lại không có nhiều. Giáo viên nào giỏi lắm cũng chỉ dạy hết lý thuyết, không có thời gian hướng dẫn học sinh làm bài tập. Theo ông Huynh, học sinh không được ôn luyện, làm bài tập thì thi tốt nghiệp THPT khó đạt kết quả như mong muốn. Ông Phạm Danh Tấn thì nói: Không tăng tiết thì học sinh khó có thể đậu tốt nghiệp THPT.
Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng các trường nói lo học sinh không tốt nghiệp THPT cũng là cách nói. Vấn đề còn ở chỗ TPHCM muốn bảo vệ thành tích nhất, nhì cả nước về tỉ lệ học sinh tốt nghiệp THPT. Một hiệu trưởng không ngần ngại nhận định: “Hiệu trưởng nào cũng lo tỉ lệ học sinh tốt nghiệp của trường giảm. Khi đó sẽ "có chuyện" với phụ huynh, giáo viên và Sở GD-ĐT. Do vậy họ phải tổ chức tăng tiết cho chắc ăn”.
Ông Nguyễn Văn Ngai, Phó giám đốc Sở GD-ĐT TPHCM: Không nên nhồi nhét kiến thức Mặc dù năm học này Bộ GD-ĐT đã chỉ đạo tăng 2 tuần thực học nhằm giảm tải nhưng vẫn không giải quyết được vấn đề quá tải. Do vậy, các trường thường tổ chức tăng tiết cho học sinh khối 12 nhằm đạt kết quả thi tốt nghiệp cao. Thực tế, nếu cứ chạy theo phân phối chương trình của bộ thì khi kết thúc chương trình đến lúc thi tốt nghiệp, học sinh có rất ít thời gian để ôn tập. Tuy nhiên, các trường cũng không nên dựa vào đó mà tổ chức tăng tiết đồng loạt, nhồi nhét kiến thức, dễ dẫn đến tác dụng ngược. Riêng đối với khối 10, 11, Sở GD-ĐT yêu cầu các trường phải thực hiện đúng phân phối chương trình của bộ, nếu có khó khăn gì báo lên sở để giải quyết. |
Nguồn: Theo Dân Trí
Vui lòng đăng nhập để thực hiện chức năng này