Thông Báo Việc Làm
Chào mừng bạn đến CareerViet.vn
Tạo thông báo việc làm để xem việc làm phù hợp với bạn, nhà tuyển dụng đã xem hồ sơ của bạn và cập nhật nhiều hơn nữa ...
welcome to careerviet
Lượt xem: 11,565
Vì sao có không ít bạn trẻ đi du học bị “đứt gánh giữa đường”? Có những người học tập, làm việc trong nước thành công nhưng khi đi đào tạo ở nước ngoài lại bị “đuối”?... Hai cựu lưu học sinh đã thành công trong nghề nghiệp chia sẻ kinh nghiệm của mình.
Lê Trí Thông, Thạc sĩ quản trị kinh doanh ĐH Oxford: Cần có mục tiêu, động lực học tập rõ ràng
Khi phỏng vấn để được vào học thạc sĩ quản trị kinh doanh (MBA) tại ĐH Oxford (Anh), Thông đã suýt bị trường từ chối với lý do còn quá trẻ và chỉ có hai năm kinh nghiệm làm việc là một thời gian ngắn. Thông đã thuyết phục được hội đồng tuyển chọn bằng lý lẽ “kinh nghiệm không chỉ đo bằng thời gian làm việc mà phải bằng cả khả năng tiếp nhận, thẩm thấu những trải nghiệm đó” và mục tiêu cũng như lộ trình học tập dự kiến rất rõ ràng của bản thân. Các bạn đừng ngần ngại bộc lộ “tham vọng” học tập và những mục tiêu cho sự nghiệp tương lai của mình.
Năm 2004, khi đến Anh, như hầu hết du học sinh VN khác, Thông đã phải đối mặt với những khó khăn khi bắt đầu sống và học tập tại một môi trường mới. Đầu tiên là rào cản về tâm lý và cường độ học tập. Thách thức tiếp theo là phương pháp học tập và đánh giá hoàn toàn khác ở VN. Chính vì vậy, Thông cho rằng trước khi lên đường đi du học, mỗi người cần có mục tiêu học tập rõ ràng, có động lực học tập, đó chính là những dự định, kế hoạch nghề nghiệp cụ thể cho tương lai. Với hành trang đó, du học sinh mới có đủ quyết tâm để học và khát khao học tập tốt trên “đất khách quê người”.
Theo Thông, mỗi du học sinh cần tìm ra phương pháp học tập hợp lý. Nhiều người có thể đã học rất chăm chỉ nhưng vẫn không đạt được kết quả như mong muốn bởi không thể học bằng sức lực, bằng sự cần cù mà phải học bằng hiệu quả.
Gần đây nhất là tổng giám đốc của Công ty cổ phần TIE (Telecommunications Industry Electronics) và từ tháng 6-2008, ở tuổi 28, Lê Trí Thông là phó tổng giám đốc Ngân hàng Đông Á, kiêm chủ tịch Công ty kiều hối Đông Á và chủ tịch Công ty VNBC (chuyên cung cấp các giải pháp kỹ thuật cho ngành ngân hàng). |
Nguyễn Thị Thu Trang, thạc sĩ Quản lý kinh tế ĐH East Anglia Chartered: Đừng chọn ngành học theo trào lưu!
Trang nhận thấy xu hướng của các bạn du học sinh VN thường chọn ngành không phải vì thích hay phù hợp với bản thân mà chọn theo trào lưu. Ví dụ từng thời điểm này, ngành nào được cho là “hot”, thế là rất nhiều bạn chọn.
Theo kinh nghiệm học tập và giờ làm công tác giảng dạy sau ĐH, Trang cho rằng một kinh nghiệm quan trọng khi đi du học, nhất là khi phải bỏ ra một số tiền lớn, là phải học ngành nào gắn với nghề nghiệp. Khi đi du học nên chọn học theo chuyên ngành hẹp. Những chuyên ngành hẹp, đào tạo chuyên sâu thật ra sẽ thuận lợi hơn khi làm việc, tìm kiếm các cơ hội sau này. Đào tạo theo chuyên ngành hẹp, chuyên sâu một lĩnh vực nào đó chính là ưu thế khi đi du học so với đào tạo trong nước, vì trong nước chưa có đủ điều kiện đào tạo như vậy. Nhưng khi học xong, cơ hội nghề nghiệp lại rất tốt vì ít bị cạnh tranh.
Trang cho rằng hoàn toàn có thể chủ động chọn ngành học qua mạng và theo nguyên tắc chọn trường theo ngành (vì các trường ĐH của Anh luôn được xếp hạng rất cụ thể theo ngành đào tạo) nằm trong top bao nhiêu, sau đó tùy khả năng trang trải kinh phí hoặc học bổng để chọn trường theo mức học phí.
|
Nguồn: Theo Tuổi Trẻ
Vui lòng đăng nhập để thực hiện chức năng này