Thông Báo Việc Làm
Chào mừng bạn đến CareerViet.vn
Tạo thông báo việc làm để xem việc làm phù hợp với bạn, nhà tuyển dụng đã xem hồ sơ của bạn và cập nhật nhiều hơn nữa ...
welcome to careerviet
Lượt xem: 11,860
Dự thảo tăng học phí (HP) đang gây xôn xao trong các giảng đường ĐH. SV chưa kịp mừng vì học bổng tăng giờ lại ngán ngẩm và bất ngờ trước thông tin này.
Hiện nay, các trường ĐH, CĐ, THCN công lập đang thực hiện thu HP theo Quyết định 70 của Thủ tướng Chính phủ ban hành năm 1998: không quá 1,8 triệu đồng/ năm (hệ ĐH), không quá 1,5 triệu đồng/ năm (hệ CĐ) và không quá 1,2 triệu đồng/ năm (hệ THCN). Chỉ mới như thế, một số đông SV đã cảm thấy hết sức khó khăn. Số lượng SV phải bỏ học, giam bằng vì chậm trễ trong khâu HP ở các trường không nhỏ. Theo điều tra của UNICEF, nguyên nhân thanh thiếu niên chưa bao giờ đi học tại Việt
Trần Trung Tuyến (Ngữ văn 2B, ĐH KHXH&NV TPHCM) từ tận Thái Bình khăn gói vào TP.HCM. Gia đình quá khó khăn, không đủ khả năng chu cấp, Tuyến buộc phải tằn tiện từng đồng. Đang là nhân viên bảo hiểm cho AIA nhưng cứ "đánh hơi" được công việc thời vụ nào là chàng trai lại xăng xái nhảy vào.Một tháng trừ mọi khoản chi tiêu cho sinh hoạt, chàng ta để dành được gần 200.000đ chuẩn bị đóng HP cho kỳ tới. Tuyến méo mặt bởi thông tin tăng HP vừa qua: "Tiền ăn ở, vật dụng tăng, tiền xe buýt tăng, bây giờ HP cũng tăng nốt. Để phục vụ học tập, em đã tằn tiện tối đa. Nhưng nếu tăng nữa thì...".
Câu bỏ lửng của Tuyến cũng là tiếng thở dài của đa số phụ huynh ở quê nhà. Q. Huy (ĐH Văn hóa) cho biết cha già đã ngay lập tức tất tả bỏ việc ở rẫy cà phê về nhà gọi điện cho con cả nửa tiếng đồng hồ khi nghe hàng xóm kháo nhau về việc tăng học phí. Huy cho biết vài năm qua, vì thời tiết thất thường, rẫy cà phê của gia đình thất thu liên tục.Bây giờ là SV năm cuối, cần tìm kiếm quan hệ để ra trường xin việc nhưng Huy vẫn hạn chế tối đa việc đi lại bởi chiếc xe máy đã quá cũ, ngốn xăng kinh khủng. Có giờ học, chàng ta còn để xe bên ngoài bãi giữ để hạn chế chỉ ... 1000đ. Đấy là chưa kể những SV miền Tây trọ học trên thành phố khi sau lưng mình là một vùng bão lũ. Khoản hỗ trợ của gia đình cho các SV này cũng bập bềnh lên xuống theo từng con nước. SV đang ngộp thở với cả không khí của giảng đường mình đang học tập.
Hãy lắng nghe SV nói
Đ. Cường (Khoa Địa lý, ĐH KHXH&NV TP.HCM) phát biểu: "ĐHQG đã tăng HP lên khoảng 35% từ năm ngoái rồi nhưng vẫn còn có thể chấp nhận được. Nếu đột ngột tăng thêm, tôi e nhiều bạn bè tôi sẽ bị "bứt" khỏi con đường học tập. Vả lại, có đảm bảo rằng tăng HP cũng song song với tăng chất lượng học tập hay không?
A.Tuấn (ĐH Dân lập Kỹ thuật Công nghệ) lo lắng: "Nếu các trường công lập tăng HP lên, tôi e những trường tư thục, dân lập như chúng tôi cũng buộc phải điều chỉnh lại mức học phí. Bây giờ HP đã khá cao rồi, nếu tăng nữa thì chẳng biết sẽ ra sao. Cho dù mức HP áp dụng tùy nghành, nghề học nhưng chắc chắn chỉ một bộ phận SV có hoàn cảnh gia đình khá giả mới có thể đáp ứng nổi. Hố "bất công" trong giảng đường lâu nay vô tình sẽ bị khoét sâu hơn".
T.Bình (ĐH Công nghiệp) nhận xét: "Mức tăng lương của giáo viên và học bổng cho SV chỉ có 2,5 lần trong khi mức HP tăng 5 lần.Tôi có đọc về bài toán chia sẻ chi phí đơn vị để gánh chịu, tính theo phần trăm giữa ngân sách nhà nước, đóng góp của SV, đóng góp của gia đình SV và đóng góp của cộng đồng. Vấn đề đặt ra là không thể chỉ tăng phần HP mà phải cân nhắc việc chia sẻ chi phí cho cả nhóm 4 nguồn lực tài chính nói trên. Không lẽ tăng chi phí đơn vị từ 5 triệu đ/ SV lên 10 triệu đ/ SV thì phải tăng HP từ 2 triệu đ/ năm lên 7 triệu đ/ năm sao?".
Vậy thì HP nên tăng lên theo cách thức nào đây?
Bạn Trần Thị Thanh Nhàn (Khoa Hoá - ĐHKHTN) bức xúc: "Tăng HP quá cao như vậy khiến cho SV bị sốc", theo bạn "HP phải tăng từ từ, từng bước một để cho SV có thời gian chuẩn bị cả về tinh thần cũng như về kinh tế".
Bạn Võ Hồng Đang (Khoa Địa chất - ĐH KHTN) bổ sung thêm: "Tăng HP phải đi đôi với tăng lương cho các cán bộ, công nhân viên chức vì nếu không tăng lương thì các bậc phụ huynh sẽ không đủ chi phí cho con em đi học".
Nguyễn Duy Hoàng (ĐH Kiến trúc TP.HCM): "Tăng HP ở khía cạnh nào nay cũng là điều tốt, giúp cho SV năng động, tự tin hơn. Các bạn phải đi làm nhiều hơn để phụ giúp gia đình và tích luỹ kiến thức cũng như kinh nghiệm để có thể dễ dàng kiếm việc làm. Chúng ta cũng không vội lo ngại quá mức. Các bạn phải tìm hiểu xem sẽ tăng HP như thế nào, trường nào, ngành nào".
Trả lời về dự thảo tăng học phí
Khách quan mà nói, việc điều chỉnh mức HP là cần thiết. Theo ông Nguyễn Minh Hiển , Bộ Trưởng Bộ GD&ĐT, việc tăng thêm mức trần HP là để tạo điều kiện cho các trường có thêm nguồn thu hợp lý, trang trải cho hoạt động dạy và học, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, trang bị những thiết bị máy móc hiện đại. Vì không có nhiều kinh phí nên hiện nay SV phần lớn là học lý thuyết, không có điều kiện để thực hành nhiều. Điều này làm cho SV gặp nhiều khó khăn trong quá trình xin việc cũng như làm việc tại các công ty.
Theo ThS Huỳnh Kim Sơn (Phó trưởng Phòng Đào tạo - ĐHKHTN): "Trường ĐHKHTN nói riêng và các trường ĐH, CĐ nói chung sẽ không tăng HP đồng loạt lên 900.000đ/ tháng mà sẽ tăng dần dần, tăng ở một số ngành liên quan đến việc sử dụng các dụng cụ thí nghiệm, giáo trình tiên tiến mà thôi".
Bên cạnh đó, việc tăng HP cũng là để nâng cao tiền trợ giảng cho các giảng viên (GV) dạy ở ĐH. Hiện nay mức thù lao giảng dạy cho các GV là 20.000đ/ tiết học, như vậy là quá ít so với mức của các trường ĐH dân lập.
"Điều này khiến các GV ĐH có khuynh hướng giảm bớt giờ dạy ở các trường ĐH công lập và tăng giờ dạy các trường ĐH dân lập. Việc này ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng học tập của SV. Điều chỉnh tiền thù lao cho GV ĐH tăng lên, tuy không bằng các trường ĐHDL (vì GVĐH đã có tiền lương hàng tháng) nhưng cũng làm cho GV không phải tính toán nhiều trong vấn đề lựa chọn giảng dạy giữa trường công và trường tư"
Nguồn: (Theo SVVN)
Vui lòng đăng nhập để thực hiện chức năng này