Đề nghị tăng học phí ĐH lên 230.000đ/tháng

Lượt xem: 12,305

Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng GD - ĐT, Nguyễn Thiện Nhân đã đồng ý với quan điểm đề xuất lùi thời gian thực hiện Đề án đổi mới cơ chế tài chính giáo dục 1 năm. Tuy nhiên, ông đề nghị tăng học phí ĐH năm 2009 lên 230.000đ/tháng.

Trình bày tờ trình về Đề án tại buổi làm việc, Phó thủ tướng, Bộ trưởng Nguyễn Thiện Nhân nêu rõ, trong khi nền kinh tế nước ta đã chuyển sang cơ chế thị trường định hướng XHCN được 20 năm thì cơ chế tài chính của giáo dục và đào tạo thực tế vẫn chưa có thay đổi về chất so với thời kì kinh tế kế hoạch hoá, tập trung, bao cấp.

Cũng theo ông Nhân, chế độ học phí xây dựng từ 11 năm trước chưa thay đổi, trong khi đó từ năm 2000 đến năm 2008, mức giá tiêu dùng bình quân đã tăng 1,62 lần…

6% thu nhập vẫn là cao

Đề án đổi mới cơ chế tài chính lần này của Chính phủ đã đề cập nhiều vấn đề, trong đó vấn đề nhận được nhiều ý kiến nhất là học phí.

Theo Đề án, đối với chương trình đại trà, học phí ở giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông thu theo nguyên tắc chung là học phí và các chi phí học tập cần thiết khác cho việc học tập không vượt quá 6% thu nhập bình quân của hộ gia đình theo từng địa phương (trong một tỉnh có thể có các mức học phí khác nhau).
 
“Phản biện” đề xuất này Thường trực UB Văn hoá, Giáo dục, Thanh thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội cho rằng, 6% là mức chi trả khá cao trong nhóm các nước mới phát triển, còn ở các nước phát triển, con số này là từ 2- 10%. Đối với nước ta, nếu lấy 6% sẽ là quá cao vì thực tế thu nhập của các hộ dân hiện nay còn thấp, đa số học sinh, sinh viên là con em các hộ nông dân còn rất nghèo và khó khăn.
Thường trực UB cũng đặt ra các vấn đề xung quanh quan điểm “học phí đối với đào tạo nghề nghiệp từ bậc sơ cấp đến bậc trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng và đại học thực hiện theo nguyên tắc chia sẻ chi phí giữa nhà nước và người học, học phí phải đảm bảo bù đắp chi phí tiền lương, từng bước bảo đảm chi thường xuyên tối thiểu của các nhóm ngành tiến tới bảo đảm bù đắp chi phí đào tạo”.

Đề án bao gồm khung học phí đại học giai đoạn 2008 - 2012 theo 7 nhóm ngành khác nhau, trong đó nhóm ngành Sư phạm có khung học phí thấp nhất (từ 200.000 - 500.000đ/tháng) và cao nhất là nhóm ngành Y dược (290.000 - 800.000đ/tháng).

Cụ thể, có phải một số năm nữa, người học sẽ không còn hưởng phúc lợi giáo dục từ ngân sách nhà nước? Vấn đề này theo Thường trực UB cần được cân nhắc thận trọng hơn vì ngay ở các nước khác, kể cả những nước “thương mại hoá” giáo dục nghề nghiệp như Hoa Kỳ, nhà nước vẫn gánh vác một tỉ lệ đáng kể trong chi phí đào tạo của các cơ sở đào tạo công lập.

Thường trực UB cũng đánh giá, khung học phí của các chương trình đào tạo, các cấp học, chương trình đào tạo nghề nghiệp trong Đề án có biên độ rất rộng và đề nghị chia thành các mức nhỏ hơn tương ứng với các mức chất lượng khác nhau, đồng thời chỉ cho phép các cơ sở giáo dục đào tạo được thu học phí ở mức tương ứng với chất lượng đã được kiểm định công nhận.

Trong đề án dự kiến đến năm 2012, học phí của khối đào tạo nghề nghiệp bảo đảm 44,7% tổng chi thường xuyên là khá cao so với mặt bằng thu nhập của nhân dân, cần cân nhắc hợp lí để bảo đảm tính khả thi của đề án.

Bù 50% mất giá từ năm 2000 đến nay cho học phí đại học
 
Chủ nhiệm UB Pháp luật, Nguyễn Văn Thuận cho rằng, Đề án mới chỉ đưa ra một phương án cho vấn đề học phí và đề nghị bổ sung thêm các phương án khác. Chẳng hạn, có thể đưa ra xem xét miễn toàn bộ học phí cho bậc học phổ thông hoặc miễn toàn bộ học phí cho học sinh phổ thông vùng nông thôn.

“Quan điểm của tôi là cần phải bao cấp mạnh mẽ cho giáo dục, y tế”, ông Thuận nhấn mạnh. Ông cho biết, quá trình tiếp xúc cử tri tại miền Tây Quảng Nam, các đại biểu nhận thấy, có những nơi đồng bào còn rất khó khăn, lo cho ăn uống đã khó, chưa nói đến chuyện học.

Chủ nhiệm UB Tài chính - Ngân sách Phùng Quốc Hiển cũng đề cập đến phương án miễn học phí cho học sinh THCS ở nông thôn. Thêm nữa, theo ông Hiển, mảng học nghề rất quan trọng, nhất là trong bối cảnh nhiều hộ nông dân bị thu hồi đất nên đề án cần nhấn mạnh đến hỗ trợ học phí cho con em nông dân.

Bà Lê Thị Thu Ba, Chủ nhiệm UB Tư pháp chia sẻ, học sinh lựa chọn Trung học nghề có thể do năng lực học, nhưng chủ yếu do khó khăn về tài chính. Với bậc học này, không thể tính học phí cao như dự thảo, cần có hỗ trợ từ nhà nước nhiều hơn.

Về học phí bậc Đại học, ông Đặng Vũ Minh, Chủ nhiệm UB Khoa học, Công nghệ và Môi trường tán thành việc cần phải tăng, bởi mức học phí 180.000/tháng chỉ bằng 1/3 giá trị so với năm bắt đầu thực hiện (2000). Tuy nhiên, theo ông Minh, nếu tăng ngay sẽ gây sốc nên cần tăng dần trong 3-4 năm.

Trước đó, Thường trực UB Văn hoá, Giáo dục, Thanh Thiếu niên cũng cho rằng, khoảng cách giữa mức học phí hiện hành với khung học phí dự kiến là quá lớn. Bởi vậy, cần thực hiện tăng dần theo từng năm học, mỗi năm chỉ nên tăng khoảng 30 - 40%.
 
Thường trực UB này cũng đề nghị lùi thời điểm thực hiện đề án sang năm học 2010 thay vì ngay từ năm 2009, do thời gian chuẩn bị từ nay đến đầu năm học 2009 rất gấp. Hơn nữa, năm 2009 vẫn trong thời kì suy giảm kinh tế, đời sống nhân dân còn rất nhiều khó khăn.
 
Đề xuất này đã được Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đồng tình để có thêm thời gian chuẩn bị. Tuy nhiên, ông Nhân đề nghị giải pháp quá độ: năm 2009 không điều chỉnh học phí phố thông, nhưng tăng học phí đại học từ 180.000 đồng/ tháng lên 230.000đ/tháng (bằng 50% mức mất giá từ năm 2000 đến nay).

“Chốt” lại buổi thảo luận, Phó Chủ tịch QH Nguyễn Đức Kiên cho rằng, năm 2009, 2010 kinh tế trong nước theo dự báo vẫn còn khó khăn, cần cân nhắc quãng thời gian thực hiện Đề án cho phù hợp. Theo ông Kiên, có thể chọn ra những khâu có thể làm trước để thực hiện.

Với vấn đề học phí, phải tính toán có lộ trình, có nhiều phương án và học phí được điều chỉnh phải gắn với chất lượng đào tạo… Đồng thời, cần duy trì chế độ học bổng, nhất là với các sinh viên nghèo học giỏi.

Ông Kiên đề nghị các cơ quan có trách nhiệm cố gắng hoàn thiện đề án để Quốc hội có thể ra Nghị quyết về vấn đề này tại kì họp tới đây.

Nguồn: Theo Dân Trí

Việc Làm VIP ( $1000+)

CÔNG TY CỔ PHẦN GREMSY
CÔNG TY CỔ PHẦN GREMSY

Lương : Cạnh Tranh

Hồ Chí Minh

Công ty TNHH Joyco Retail Operation
Công ty TNHH Joyco Retail Operation

Lương : 18 Tr - 30 Tr VND

Hồ Chí Minh

CÔNG TY CỔ PHẦN Z HOLDING
CÔNG TY CỔ PHẦN Z HOLDING

Lương : 25 Tr - 35 Tr VND

Hà Nội

Bảo mật
Bảo mật

Lương : Cạnh Tranh

Bình Dương

AGRESO CO., LTD.
AGRESO CO., LTD.

Lương : 16 Tr - 35 Tr VND

Hồ Chí Minh

Công ty TNHH ADC
Công ty TNHH ADC

Lương : Cạnh Tranh

Hồ Chí Minh

Công ty TNHH, Liên Doanh Vĩnh Hưng (TMI Việt Nam)
Công ty TNHH, Liên Doanh Vĩnh Hưng (TMI Việt Nam)

Lương : 18 Tr - 30 Tr VND

Hồ Chí Minh

Công ty TNHH JM
Công ty TNHH JM

Lương : 15 Tr - 30 Tr VND

Hồ Chí Minh

Công ty TNHH Bệnh viện Thẩm mỹ Á Âu
Công ty TNHH Bệnh viện Thẩm mỹ Á Âu

Lương : 30 Tr - 50 Tr VND

Hồ Chí Minh

NHÀ SÁCH TIẾN THỌ
NHÀ SÁCH TIẾN THỌ

Lương : 25 Tr - 30 Tr VND

Hà Nội

CÔNG TY TNHH HWASEUNG VINA
CÔNG TY TNHH HWASEUNG VINA

Lương : Cạnh Tranh

Đồng Nai | Hồ Chí Minh

Công ty TNHH Bình Việt Đức (BIVID)
Công ty TNHH Bình Việt Đức (BIVID)

Lương : Cạnh Tranh

Cần Thơ | Hồ Chí Minh

Công ty TNHH Bình Việt Đức (BIVID)
Công ty TNHH Bình Việt Đức (BIVID)

Lương : 16 Tr - 23 Tr VND

Cần Thơ | Hồ Chí Minh

Công ty TNHH Minh Long I
Công ty TNHH Minh Long I

Lương : 40 Tr - 50 Tr VND

Hồ Chí Minh | Bình Dương

Công ty TNHH Minh Long I
Công ty TNHH Minh Long I

Lương : 16 Tr - 25 Tr VND

Hồ Chí Minh

Suntory PepsiCo
Suntory PepsiCo

Lương : 28 Tr - 32 Tr VND

Hà Nội

Wall Street English
Wall Street English

Lương : 10 Tr - 35 Tr VND

Hồ Chí Minh

De Heus LLC
De Heus LLC

Lương : Cạnh Tranh

Hồ Chí Minh

Công Ty TNHH ONE-VALUE Việt Nam
Công Ty TNHH ONE-VALUE Việt Nam

Lương : 35 Tr - 40 Tr VND

Hà Nội

Sonion Vietnam
Sonion Vietnam

Lương : Cạnh Tranh

Hồ Chí Minh

CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN VIHAMARK
CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN VIHAMARK

Lương : 20 Tr - 24 Tr VND

KV Đông Nam Bộ

Bảo mật
Bảo mật

Lương : 50 Tr - 100 Tr VND

Tuyên Quang | Kiên Giang

Công Ty TNHH May Thêu Giày An Phước
Công Ty TNHH May Thêu Giày An Phước

Lương : 20 Tr - 35 Tr VND

Hồ Chí Minh

CÔNG TY CỔ PHẦN KHƠ THỊ SKINCARE & CLINIC
CÔNG TY CỔ PHẦN KHƠ THỊ SKINCARE & CLINIC

Lương : 15 Tr - 25 Tr VND

Hồ Chí Minh

CÔNG TY CỔ PHẦN PGT SOLUTIONS
CÔNG TY CỔ PHẦN PGT SOLUTIONS

Lương : Cạnh Tranh

Hồ Chí Minh

CareerViet's client
CareerViet's client

Lương : 35 Tr - 40 Tr VND

Hồ Chí Minh

Bài viết cùng chuyên mục ""

Hàng nghìn chỉ tiêu xét tuyển NV2
Ngày 8/8, Bộ GD-ĐT sẽ họp xác định điểm sàn cho các khối thi ĐH, CĐ 2009. Tuy nhiên, sau khi công bố điểm thi, nhiều trường ĐH đã đưa ra dự kiến tuyển nhiều nguyện vọng 2 (NV2)
Tuyển sinh ĐH: Điểm sàn khối A sẽ thấp hơn 13?
Dù mới có trên 30 trường ĐH công bố điểm thi nhưng phổ điểm các trường thống kê cho thấy: điểm thi ĐH năm nay không cao, thậm chí thấp bất thường.
Gần 40 trường công bố điểm thi
Ngày 26/7, ĐH Kinh tế Quốc dân, Sài Gòn, Kiến trúc TP HCM, Học viện Tài chính... công bố điểm thi, nâng số trường có điểm lên gần 40. Hiện, có một thủ khoa đạt điểm 30.
TP.HCM: tuyên dương 165 học sinh giỏi
Sáng 22-7, tại Nhà hát TP.HCM, Sở GD-ĐT TP.HCM đã tổ chức lễ tuyên dương, khen thưởng 165 học sinh giỏi năm học 2008-2009.
Bỏ tiền thật, mua giấy giả?
Chuyện bắt đầu từ huyện Ea Kar (tỉnh Đắc Lắc) với một học sinh tên N.T.V.. Mặc dù điểm thi tốt nghiệp chỉ có 26,5 điểm nhưng N.T.V. vẫn khăn gói xuống TP.HCM dự thi vào Trường CĐ Công nghệ thông tin TP.HCM.
ĐH Ngoại thương Hà Nội có 150 điểm 10 Toán
Trong khi ở môn Toán khối A của ĐH Ngoại thương chỉ có gần 20 bài đạt điểm 10 thì ở khối D con số này lên tới hơn 130 bài. Còn môn Văn không có bài thi nào đạt điểm tuyệt đối.
Xem thêm

Quan tâm

Thông báo việc làm - Hoàn toàn miễn phí và dễ dàng

TẠO NGAY
Feedback