Thông Báo Việc Làm
Chào mừng bạn đến CareerViet.vn
Tạo thông báo việc làm để xem việc làm phù hợp với bạn, nhà tuyển dụng đã xem hồ sơ của bạn và cập nhật nhiều hơn nữa ...
welcome to careerviet
Lượt xem: 5,215
(NLĐO) - Khi tăng lương tối thiểu vùng, vấn đề được nhiều người quan tâm là doanh nghiệp có phải trả lương cho người có trình độ thêm 7% theo Nghị định 74/2024/NĐ-CP?
Doanh nghiệp không được cắt giảm các chế độ tiền lương khác của người lao động
Theo khoản 3 Điều 5 Nghị định 74/2024/NĐ-CP, Chính phủ có quy định về việc trả lương cho người lao động có trình độ cao, làm công việc hoặc chức danh đòi hỏi phải qua học tập, đào tạo nghề cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu thì tiếp tục thực hiện trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
Đặc biệt, Nghị định này cũng nêu rõ, các doanh nghiệp không được xóa bỏ hoặc cắt giảm các chế độ tiền lương khác của người lao động như làm thêm giờ, làm ban đêm, bồi dưỡng bằng hiện vật…
Nếu trước đó trong hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể, quy chế, quy định… có nêu doanh nghiệp thực hiện chế độ tiền lương cao hơn ít nhất 7% thì tiếp tục thực hiện
Như vậy, có thể hiểu quy định này như sau, nếu trước đó trong hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể, quy chế, quy định… có nêu rõ, người lao động và doanh nghiệp có thỏa thuận về việc thực hiện chế độ tiền lương cao hơn ít nhất 7% thì tiếp tục thực hiện trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Trước đó, tại Điều 5 Nghị định 90/2019/NĐ-CP có quy định, công việc đã qua đào tạo là những công việc mà người lao động phải có bằng cấp hoặc được đào tạo như:
- Đã được cấp chứng chỉ nghề, bằng nghề, trung cấp nghề trung học chuyên nghiệp, chứng chỉ đạo học đại cương, bằng đại học, cử nhân, cao học…
- Được cấp bằng thạc sĩ, tiến sĩ, chứng chỉ giáo dục nghề nghiệp…
- Có bằng hoặc chứng chỉ của cơ sở giáo dục đại học…
Theo quy định này, với các trường hợp người lao động đã ký hợp đồng trước ngày 1-7-2024 mà có các nội dung thỏa thuận về việc trả lương cao hơn ít nhất 7% thì người lao động sẽ được hưởng tiếp các thỏa thuận này như đã cam kết trừ có thỏa thuận khác.
Với các hợp đồng lao động ký từ ngày 1-7-2024 trở đi, Nghị định này không bắt buộc phải thỏa thuận nội dung về việc ký cao hơn ít nhất 7% so với lương tối thiểu vùng cho người có trình độ cao hơn nhưng vẫn phải đảm bảo không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng tại Nghị định này cụ thể như sau:
Vùng |
Mức lương tối thiểu tháng (Đơn vị: đồng/tháng) |
Mức lương tối thiểu giờ (Đơn vị: đồng/giờ) |
Vùng I |
4.960.000 |
23.800 |
Vùng II |
4.410.000 |
21.200 |
Vùng III |
3.860.000 |
18.600 |
Vùng IV |
3.450.000 |
16.600 |
Bỏ quy định tiền lương đóng BHXH với lao động qua đào tạo
Trước đây, từ ngày 1-7-2022, tại Nghị định 38/2022/NĐ-CP, Chính phủ đã không còn quy định về việc áp dụng cao hơn ít nhất 7% so với lương tối thiểu vùng dành cho người lao động làm công việc đòi hỏi đã qua học nghề, đào tạo nghề như tại điểm b, khoản 1 Điều 5 Nghị định 90/2019/NĐ-CP (đã hết hiệu lực).
Với các hợp đồng lao động ký từ ngày 1-7-2024 trở đi, Nghị định này không bắt buộc phải thỏa thuận nội dung về việc ký cao hơn ít nhất 7% so với lương tối thiểu vùng cho người có trình độ cao hơn
Để phù hợp và đồng bộ với quy định đó, ngày 5-6-2023, Bảo hiểm xã hội đã ban hành Quyết định 948/QĐ-BHXH trong đó bãi bỏ quy định:
Mức tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc quy định tại Khoản này không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng tại thời điểm đóng đối với người lao động làm công việc hoặc chức danh giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường.
Người lao động làm công việc hoặc chức danh đòi hỏi lao động qua đào tạo, học nghề (kể cả lao động do doanh nghiệp tự dạy nghề) phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng.
Như vậy, khi bỏ quy định này đã đồng bộ quy định về tiền lương đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc của người lao động đã qua học nghề, đào tạo nghề tại Quyết định 595/QĐ-BHXH và Nghị định 38/2022/NĐ-CP (tại thời điểm đó) và Nghị định 74/2024/NĐ-CP (tại thời điểm từ ngày 1-7-2024 trở đi).
Nguồn: Người lao động
Vui lòng đăng nhập để thực hiện chức năng này