Thông Báo Việc Làm
Chào mừng bạn đến CareerViet.vn
Tạo thông báo việc làm để xem việc làm phù hợp với bạn, nhà tuyển dụng đã xem hồ sơ của bạn và cập nhật nhiều hơn nữa ...
welcome to careerviet
Lượt xem: 5,165
(NLĐO) - Người lao động đã đủ điều kiện hưởng lương hưu không được đóng BHXH một lần cho đủ số năm để hưởng tỉ lệ hưu tối đa (75%)
Theo quy định hiện hành và Luật BHXH sửa đổi (hiệu lực từ 1-7-2025), để được hưởng tỉ lệ hưu tối đa 75% lao động nam phải có 35 năm đóng BHXH và lao động nữ có 30 năm đóng BHXH.
Thông tin đến Báo Người Lao Động mới đây, nhiều người lao động đặt vấn đề nếu đến tuổi nghỉ hưu, có thời gian đóng BHXH đủ điều kiện để hưởng lương hưu (tối thiểu 20 năm theo quy định của Luật BHXH năm 2014 và tối thiểu 15 năm theo quy định của Luật BHXH sửa đổi năm 2024) nhưng chưa đạt mức hưởng tối đa 75% thì đâu là giải pháp để họ cải thiện mức hưởng?
Lao động nam đóng BHXH 35 năm sẽ được hưởng tỉ lệ hưu tối đa 75%
Về vấn đề này, Luật sư Nguyễn Văn Phúc, Đoàn Luật sư TP HCM, cho biết theo quy định của Luật BHXH hiện hành, trường hợp đủ điều kiện về tuổi hưởng lương hưu mà thời gian đóng BHXH còn thiếu tối đa 6 tháng mới đủ 20 năm đóng BHXH thì người lao động được đóng tiếp một lần cho số tháng còn thiếu. Mức đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất bằng tổng mức đóng trước khi nghỉ việc.
Luật BHXH hiện không có quy định đối với trường hợp người lao động đủ điều kiện về tuổi hưởng lương hưu và đã có thời gian đóng BHXH đủ 20 năm trở lên thì được đóng BHXH một lần cho đủ 30 năm hoặc 35 năm để hưởng lương hưu với tỉ lệ tối đa.
Tương tự, Luật BHXH sửa đổi cũng không có quy định này, tuy nhiên, quy định về việc đóng BHXH cho thời gian còn thiếu để đủ điều kiện hưởng hưu được hướng dẫn chi tiết hơn.
Cụ thể, tại Khoản 7 Điều 33 Luật BHXH sửa đổi 2024, quy định trường hợp người lao động có thời gian đóng BHXH bắt buộc còn thiếu tối đa 6 tháng để đủ điều kiện hưởng lương hưu hoặc trợ cấp tuất hằng tháng thì người lao động hoặc thân nhân được đóng tiếp một lần cho số tháng còn thiếu (mức đóng hằng tháng bằng tổng mức đóng của người lao động và người sử dụng lao động trước khi người lao động nghỉ việc hoặc chết vào quỹ hưu trí và tử tuất).
Thời gian đóng tiếp không được tính là thời gian làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành hoặc thời gian làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
Trường hợp người lao động chấm dứt đóng BHXH bắt buộc mà thời gian đóng BHXH còn thiếu trên 6 tháng để đủ điều kiện hưởng lương hưu thì có quyền đóng tiếp BHXH tự nguyện.
Đối chiếu với quy định hiện hành và Luật BHXH sửa đổi sẽ thực thi từ 1-7-2025 thì để được hưởng tỉ lệ hưu tối đa (đủ 30 năm đóng BHXH với nữ và 35 năm đóng BHXH với nam) khi đã đủ tuổi nghỉ hưu thì người lao động có thể đóng tiếp BHXH tự nguyện hoặc đóng BHXH bắt buộc (nếu có đi làm và giao kết hợp đồng lao động) vì quy định của Luật BHXH không bắt buộc người đủ điều kiện phải hưởng lương hưu và không được tiếp tục tham gia BHXH.
Nguồn: Người lao động
Vui lòng đăng nhập để thực hiện chức năng này