Thông Báo Việc Làm
Chào mừng bạn đến CareerViet.vn
Tạo thông báo việc làm để xem việc làm phù hợp với bạn, nhà tuyển dụng đã xem hồ sơ của bạn và cập nhật nhiều hơn nữa ...
welcome to careerviet
Lượt xem: 27,844
Xem thêm cơ hội tìm việc làm mới tại CareerBuilder:
Việc làm Nam Á
Việc làm kỹ sư
Việc làm Ocean Edu
Dự báo nguồn nhân lực năm 2015 đến 2020 - 2025 và ngành nghề hội nhập cộng đồng kinh tế ASEAN sau 2015, chiến lược phát triển thị trường ngành công nghiệp của Việt Nam
I. CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM: 10 NGÀNH CÔNG NGHIỆP CHỦ YẾU
Ngày 09/6/2014, Chính phủ đã ban hành Quyết định số 879/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược phát triển công nghiệp Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035 và Quyết định số 880/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển các ngành công nghiệp Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.
Chiến lược phát triển công nghiệp Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035 nhằm huy động hiệu quả mọi nguồn lực từ các thành phần kinh tế trong nước và từ bên ngoài để phát triển, tái cơ cấu ngành công nghiệp theo hướng hiện đại; Chú trọng đào tạo nguồn nhân lực công nghiệp có kỹ năng, có kỉ luật, có năng lực sáng tạo; Ưu tiên phát triển và chuyển giao công nghệ đối với các ngành, các lĩnh vực có lợi thế cạnh tranh và công nghệ hiện đại, tiên tiến ở một số lĩnh vực chế biến nông, lâm, thủy sản, điện tử, viễn thông, năng lượng mới và tái tạo, cơ khí chế tạo và hóa dược; Điều chỉnh phân bố không gian công nghiệp hợp lý nhằm phát huy sức mạnh liên kết giữa các ngành, vùng, địa phương để tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu.
Trong Chiến lược phát triển công nghiệp Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035 Chính phủ đã xác định 3 nhóm ngành công nghiệp lựa chọn ưu tiên phát triển, gồm: Công nghiệp chế biến chế tạo, Ngành Điện tử và viễn thông, Năng lượng mới và năng lượng tái tạo. Đồng thời Chiến lược cũng định hướng quy hoạch không gian theo các cùng lãnh thổ sẽ bao gồm vùng công nghiệp lõi và vùng công nghiệp đệm, trong đó các địa phương thuộc vùng lõi gồm 4 vùng kinh tế trọng điểm và 5 khu kinh tế biển được ưu tiên phát triển.
Quy hoạch đề ra mục tiêu, định hướng đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030. Quy hoạch tập trung vào 10 ngành công nghiệp chủ yếu như: ngành cơ khí - luyện kim; ngành hóa chất; ngành điện tử, công nghệ thông tin; ngành dệt may-da giày; ngành chế biến nông lâm thủy sản, thực phẩm, đồ uống; ngành sản xuất vật liệu xây dựng; ngành khai thác và chế biến khoáng sản; ngành điện; ngành than; ngành dầu khí. Điểm mới của Quy hoạch giai đoạn này định hướng phát triển công nghiệp hỗ trợ tập trung vào 3 ngành gồm cơ khí - luyện kim; điện tử - tin học, dệt may - da giày. Trong đó xác định xây dựng các khu, cụm công nghiệp hỗ trợ tại Hà Nội, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Phòng, Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu, Bình Dương, Tây Ninh và Đà Nẵng.
Quy hoạch phân bố theo không gian vùng lãnh thổ chia theo 5 vùng, trong đó xác định: Vùng Trung du miền núi phía Bắc tập trung phát triển các ngành khai thác và chế biến khoáng sản, chế biến nông, lâm sản, công nghiệp thủy điện, một số dự án luyện kim. Vùng đồng bằng sông Hồng phát triển công nghiệp cơ khí, luyện kim, hóa chất, nhiệt điện, công nghiệp công nghệ cao; Phát triển có chọn lọc công nghiệp hỗ trợ sản xuất linh kiện cơ khí, ô tô, xe máy, linh kiện điện tử. Vùng Duyên hải miền Trung (trong đó có vùng Kinh tế trọng điểm miền Trung) phát triển các ngành sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến hải sản, cơ khí đóng tàu, luyện kim và các ngành công nghiệp gắn với lợi thế vận tải biển. Vùng Tây Nguyên phát triển công nghiệp chế biến cây công nghiệp, khai thác và chế biến khoáng sản, sản xuất vật liệu xây dựng. Vùng Đông Nam bộ (trong đó có vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam), phát triển các ngành công nghiệp cơ khí, dầu khí và các chế phẩm hóa dầu, hóa chất, công nghiệp điện tử, công nghiệp công nghệ cao; nghiên cứu phát triển công nghiệp phụ trợ. Vùng Đồng bằng sông Cửu Long (trong đó có vùng Kinh tế trọng điểm Đồng bằng sông Cửu Long), tập trung phát triển các ngành chế biến nông sản, thủy hải sản xuất khẩu, công nghiệp cơ khí phục vụ nông nghiệp, đóng và sửa chữa các loại phương tiện đánh bắt xa bờ.
II. DỰ BÁO NHU CẦU NHÂN LỰC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM 2015 ĐẾN NĂM 2020- 2025
Trong 5 năm qua 2009 – 2014, Trung tâm Dự báo Nhu cầu Nhân lực và Thông tin Thị trường lao động TP Hồ Chí Minh đã khảo sát thường xuyên tình hình sử dụng lao động và nhu cầu tuyển dụng lao động tại doanh nghiệp, từ đó cập nhật cơ sở dữ liệu về nhu cầu nhân lực và phân tích diễn biến thông tin thị trường lao động. Kết quả thực hiện bình quân trên 2.000 doanh nghiệp – 10.000 chỗ làm việc trống/mỗi tháng và 15.000 người có nhu cầu tìm việc/mỗi tháng trên địa bàn thành phố. Đồng thời ứng dụng phương pháp phân tích; quy trình dự báo để thực hiện sản phẩm báo cáo định kỳ tháng, quý, sáu tháng, năm về “ Phân tích thị trường lao động thành phố Hồ Chí Minh và dự báo nhu cầu nhân lực trung hạn, dài hạn bằng các phương pháp sau:
+Phương pháp dự báo định tính (phiếu thăm dò và thu thập ý kiến chuyên gia);
+Phương pháp dự báo kinh tế lượng (mô hình kinh tế lượng và mô hình cân bằng tổng thể);
+Phương pháp FSD (phân loại dữ liệu và các module dự báo cầu lao động);
+Phương pháp dự báo số bình quân trượt.
Từ kết quả dự báo xác định nhu cầu nhân lực có trình độ tại TP Hồ Chí Minh trong giai đoạn 2015 – 2020 đến năm 2025, dự kiến nhu cầu nhân lực 1 năm khoảng 270.000 chỗ việc làm trống (trong đó: lao động có trình độ đại học chiếm 13%, cao đẳng chiếm 15%, trung cấp chiếm 35%, sơ cấp nghề 20%). Định hướng phát triển thị trường lao động thành phố theo 04 ngành công nghiệp trọng yếu: Cơ khí, Điện tử - Công nghệ thông tin, Chế biến lương thực thực phẩm, Hóa chất – Nhựa cao su. Cùng với 09 nhóm ngành kinh tế dịch vụ: Tài chính – Tín dụng – Ngân hàng – Bảo hiểm, Giáo dục – Đào tạo, Du lịch, Y tế, Kinh doanh tài sản – Bất động sản, Dịch vụ tư vấn, khoa học – công nghệ, nghiên cứu và triển khai, Thương mại, Dịch vụ vận tải – Kho bãi – Dịch vụ cảng, Dịch vụ bưu chính, viễn thông và công nghệ thông tin. Đồng thời một số nhóm ngành thu hút nhiều lao động như: Dệt may – Giày da – Thủ công mỹ nghệ, Marketing, Dịch vụ - Phục vụ, Xây dựng – Kiến trúc – Môi trường …
* Cụ thể nhu cầu nhân lực từng nhóm ngành nghề như sau:
Bảng 1: Nhu cầu nhân lực 04 nhóm ngành công nghiệp trọng yếu tại TP. Hồ Chí Minh giai đoạn 2015 – 2020 đến năm 2025
STT |
Ngành nghề |
Tỉ lệ ngành nghề so với tổng số việc làm (%) |
Số chỗ làm việc |
---|---|---|---|
1 |
Cơ khí |
3 |
8.100 |
2 |
Điện tử - Công nghệ thông tin |
6 |
16.200 |
3 |
Chế biến tinh lương thực thực phẩm |
4 |
10.800 |
4 |
Hóa chất – Nhựa cao su |
4 |
10.800 |
Tổng nhu cầu nhân lực 04 ngành công nghiệp trọng yếu hàng năm |
17 |
45.900 |
Bảng 2: Nhu cầu nhân lực 09 nhóm ngành dịch vụ tại TP. Hồ Chí Minh giai đoạn 2015 – 2020 đến năm 2025
STT |
Ngành nghề |
Tỉ lệ ngành nghề so với tổng số việc làm (%) |
Số chỗ làm việc |
---|---|---|---|
1 |
Tài chính – Tín dụng – Ngân hàng – Bảo hiểm |
4 |
10.800 |
2 |
Giáo dục – Đào tạo |
5 |
13.500 |
3 |
Du lịch |
8 |
21.600 |
4 |
Y tế |
4 |
10.800 |
5 |
Kinh doanh tài sản – Bất động sản |
3 |
8.100 |
6 |
Dịch vụ tư vấn, khoa học – công nghệ, nghiên cứu và triển khai |
3 |
8.100 |
7 |
Thương mại |
3 |
8.100 |
8 |
Dịch vụ vận tải – Kho bãi – Dịch vụ cảng |
3 |
8.100 |
9 |
Dịch vụ bưu chính, viễn thông và công nghệ thông tin |
3 |
8.100 |
Tổng nhu cầu nhân lực 09 nhóm ngành dịch vụ hàng năm |
36 |
97.200 |
Bảng 3: Nhu cầu nhân lực ngành nghề khác thu hút nhiều lao động tại TP. Hồ Chí Minh giai đoạn 2015 – 2020 đến năm 2025
STT |
Ngành nghề |
Tỉ lệ ngành nghề so với tổng số việc làm (%) |
Số chỗ làm việc |
---|---|---|---|
1 |
Truyền thông – Quảng cáo – Marketing |
8 |
21.600 |
2 |
Dịch vụ - Phục vụ |
10 |
27.000 |
3 |
Dệt may – Giày da – Thủ công mỹ nghệ |
10 |
27.000 |
4 |
Quản lý hành chính |
4 |
10.800 |
5 |
Xây dựng – Kiến trúc – Môi trường |
4 |
10.800 |
6 |
Công nghệ Nông - Lâm |
3 |
8.100 |
7 |
Khoa học – Xã hội – Nhân văn |
3 |
8.100 |
8 |
Ngành nghề khác |
5 |
13.500 |
Tổng nhu cầu nhân lực ngành nghề thu hút nhiều lao động |
47 |
126.900 |
Bảng 4: Nhu cầu nhân lực qua đào tạo phân theo 08 nhóm ngành tại TP.Hồ Chí Minh giai đoạn 2015 – 2020 đến năm 2025
STT |
NHÓM NGÀNH |
Tỉ lệ ngành nghề so với tổng số việc làm (%) |
Số chỗ làm việc |
---|---|---|---|
1 |
Kỹ thuật công nghệ |
35 |
70.875 |
2 |
Khoa học tự nhiên |
7 |
14.175 |
3 |
Kinh tế - Tài chính - Ngân hàng - Pháp luật - Hành chính |
33 |
66.825 |
4 |
Khoa học xã hội - Nhân văn - Du lịch |
8 |
16.200 |
5 |
Sư phạm - Quản lý giáo dục |
5 |
10.125 |
6 |
Y - Dược |
5 |
10.125 |
7 |
Nông – Lâm – Thủy sản |
3 |
6.075 |
8 |
Nghệ thuật - Thể dục - Thể thao |
4 |
8.100 |
Tổng nhu cầu nhân lực bình quân |
100 |
202.500 |
Ghi chú: Tổng số 202.500 chỗ làm việc tính trên nhu cầu nhân lực qua đào tạo có trình độ Sơ cấp nghề – Trung cấp – Cao đẳng – Đại học
Bảng 5: Nhu cầu nhân lực theo trình độ nghề tại TP. Hồ Chí Minh giai đoạn 2015 – 2020 đến năm 2025 (NGUỒN DỮ LIỆU THÁNG 11/2014)
STT |
Ngành nghề |
Tỉ lệ ngành nghề so với tổng số việc làm trống (%) |
Số chỗ làm việc |
---|---|---|---|
1 |
Trên đại học |
2 |
5.400 |
2 |
Đại học |
13 |
35.100 |
3 |
Cao đẳng chuyên nghiệp - Cao đẳng nghề |
15 |
40.500 |
4 |
Trung cấp chuyên nghiệp - Trung cấp nghề |
35 |
94.500 |
5 |
Sơ cấp nghề - Công nhân kỹ thuật |
20 |
54.000 |
6 |
Lao động chưa qua đào tạo |
15 |
40.500 |
Tổng số nhu cầu về trình độ nghề bình quân hàng năm |
100 |
270.000 |
Thực trạng thị trường lao động những năm gần đây tại thành phố luôn diễn biến tình trạng mất cân đối trong cơ cấu ngành nghề và trình độ nghề chuyên môn lành nghề và nhân lực; cho thấy tình trạng vừa thừa, vừa thiếu lao động chất lượng cao trong các ngành kỹ thuật, quản lý sản xuất – kinh doanh. Vì vậy, việc tham gia đồng bộ của các ngành, các cấp, các đoàn thể xã hội, các cơ quan quản lý nhà nước, doanh nghiệp, trường đào tạo và xã hội là điều cấp thiết hiện nay để từng bước nâng cao nguồn nhân lực có chất lượng và hạn chế sự nghịch lý.
III. DỰ BÁO NGÀNH NGHỀ HỘI NHẬP CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN SAU 2015
Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) ra đời vào cuối năm 2015, các nước thành viên phải thực hiện cam kết về tự do luân chuyển lao động. Việc này một mặt tạo cơ hội cho dịch chuyển lao động có chất lượng, song mặt khác lại đặt ra những thách thức lớn cho lao động thiếu kỹ năng.
Khi ra đời, AEC có quy mô GDP 2.200 tỷ USD; thu nhập bình quân đầu người 3.100 USD/năm, nhưng chênh lệch rất lớn, từ 1.000 USD/người (Campuchia, Myanmar) đến 40.000 USD/người (Singapore). Chênh lệch quá lớn về thu nhập có thể là nguyên nhân thúc đẩy di chuyển lao động trong khối.
AEC sẽ mở ra nhiều cơ hội cho lao động Việt Nam với dự báo sẽ tăng trưởng mạnh mẽ việc làm trong các lĩnh vực xây dựng, GTVT, dệt may, chế biến thực phẩm…
ILO đã công bố kết quả nghiên cứu gần đây của ILO và Ngân hàng Phát triển châu Á về sự thay đổi thị trường lao động ASEAN sau sự ra đời của Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) vào cuối năm 2015. Theo đó, AEC sẽ tạo thêm 14 triệu việc làm ở khu vực ASEAN, trong đó Việt Nam chiếm 1/6 tổng lực lượng lao động của khu vực.
Việt Nam sẽ là một trong những nước được hưởng lợi nhiều hơn từ việc hội nhập kinh tế khu vực so với các nước khác bởi nền kinh tế Việt Nam phụ thuộc nhiều vào ngoại thương. Sự hội nhập AEC sẽ mang lại lợi ích quan trọng về việc làm cho các ngành xây dựng, thương mại, chế biến lương thực và vận tải, bởi dự báo năng suất các ngành này cao hơn hai lần so với năng suất của ngành Nông nghiệp.
Vào cuối năm 2015, AEC sẽ cho phép các lao động có tay nghề cao, dịch vụ, đầu tư và hàng hóa của 10 quốc gia thành viên của ASEAN được di chuyển tự do hơn trong khu vực. Có 8 ngành nghề mà lao động có kỹ năng tay nghề cao được phép di chuyển trong khu vực Hiệp định công nhận kỹ năng nghề trong 8 ngành này giữa các nước trong khu vực ASEAN. Đó là, kiểm toán, kiến trúc, kỹ sư, nha sĩ, bác sĩ, y tá, điều tra viên và du lịch.
ILO dự đoán, trong giai đoạn 2015 - 2025, nhu cầu đối với việc làm cần tay nghề trung bình cũng sẽ tăng nhanh ở mức 28%. Tuy nhiên, những người tìm việc mà thiếu kỹ năng và kinh nghiệm cần thiết sẽ không thể nắm bắt được cơ hội việc làm đó
Điểm yếu của lao động Việt Nam chính là thiếu kỹ năng mềm như làm việc theo nhóm, giao tiếp, ngoại ngữ và thứ hai là kỹ năng nghề nói chung là thấp… Do khi Việt Nam gia nhập AEC, sự cạnh tranh trên thị trường lao động sẻ thể hiện cao. Điển hình là ngành Du lịch, trong cuộc khảo sát về nhu cầu kỹ năng mới đây do ILO thực hiện với hơn 200 doanh nghiệp du lịch ở miền Trung, hầu hết các doanh nghiệp đều cho rằng sinh viên tốt nghiệp các trường dạy nghề không đáp ứng được yêu cầu công việc.
Với góc nhìn của người làm công tác Dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động TP.HCM nêu về thị trường lao động thành phố trong quá trình hội nhập cộng đồng kinh tế ASEAN năm 2015. Theo tôi có 3 vấn đề thách thức của nguồn nhân lực Việt Nam quan tâm nhất là: kỹ năng, ngoại ngữ và tác phong công nghiệp (kỉ luật và trách nhiệm)
Thời kỳ hội nhập sẽ mở ra nhiều cơ hội việc làm với nhiều yêu cầu cao hơn đối với người lao động, với tiêu chí tuyển dụng cao hơn đòi hỏi nguồn nhân lực phải có nhiều kỹ năng khác ngoài kiến thức chuyên môn như: khả năng giao tiếp, sử dụng vi tính, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng báo cáo, kỹ năng tìm hiểu và xử lý thông tin.
Rõ ràng việc chuẩn bị cho quá trình hội nhập cộng đồng chung ASEAN vào cuối năm 2015 phải được sinh viên, những người lao động trẻ tương lai đầu tư ngay từ bây giờ. Muốn thành công trong môi trường cạnh tranh, người Việt trẻ phải có ý thức mở rộng kiến thức nghề nghiệp, nâng cao năng lực tư duy khoa học, độc lập, lao động sáng tạo, phát huy sáng kiến, áp dụng công nghệ mới không ngừng phát triển kỹ năng nghề nghiệp… để hình thành một thế hệ thanh niên có tri thức, bản lĩnh, vững vàng hội nhập quốc tế.
Xem thêm cơ hội tìm việc làm mới tại CareerBuilder:
Nguồn: Theo cdmiennam.edu.vn
Vui lòng đăng nhập để thực hiện chức năng này