Thông Báo Việc Làm
Chào mừng bạn đến CareerViet.vn
Tạo thông báo việc làm để xem việc làm phù hợp với bạn, nhà tuyển dụng đã xem hồ sơ của bạn và cập nhật nhiều hơn nữa ...
welcome to careerviet
Lượt xem: 11,153
Chúng tôi cảm thấy bị đối xử như tầng lớp hạ lưu trong khi chính phủ dường như chỉ quan tâm tới việc thu được tối đa số tiền có thể trước khi chúng tôi hoàn thành chương trình học” – Lee Yun Han, Giám đốc trung tâm chăm sóc sinh viên quốc tế Đại học Melbourne, nói.
Bất cập chuyện thuê nhà trọ
Theo điều tra của tờ Herald Sun, sinh viên nước ngoài ở Australia đặc biệt là những sinh viên đang học tập tại quận trung tâm thương mại Melbourne đang bị những người cho thuê nhà ma mãnh chặt chém thêm những khoản tiền thuê nhà phi pháp.
Bản điều tra này còn chỉ ra rằng mặc dù đi học dưới hình thức tự túc, các sinh viên này vẫn không được quyển hưởng mức phí ưu đãi khi đi lại trên các phương tiện giao thông công cộng. Tệ hơn nữa, vì cô đơn và trầm cảm, hơn 60% sinh viên quốc tế từ các nước Châu Á có biểu hiện sa vào cờ bạc - tệ nạn mà họ chưa bao giờ vướng vào khi còn ở trong nước.
Hàng năm, khoảng 11,000 sinh viên Singapore được hướng sang học tại các trường đại học ở Australia, đặc biệt rất nhiều sinh viên đang học tập tại Melbourne.
Giám đốc trung tâm chăm sóc sinh viên quốc tế Đại học Melbourne, ông Lê Yun-Han từ Kuala Lumpur cho biết những chủ nhà cho thuê vẫn giữ tiền đặt cọc của sinh viên quốc tế ngay cả khi họ đã học xong và đến lúc về nước.
“Một vài nhà trọ thì tính giá cao hơn cả mức giá cao nhất cho phép của chính phủ cho một tháng thuê nhà, những chỗ khác đặt ra những khoản đặt cọc phi pháp như đặt cọc cho đồ đạc, đặt cọc thẻ khoá” - ông Lee nói.
Ông nói rằng rất nhiều sinh viên không biết kêu ở đâu và rất nhiều trường hợp không giám phàn nàn vì sợ bị cắt visa hoặc trục xuất về nước. “Sinh viên quốc tế phải ý thức được quyền lợi của họ theo đúng luật về thuê nhà và phải được cung cấp đầy đủ những thông tin chính xác từ trường trước khi đi du học” - ông Lee nói.
Còn theo ông David Imber, Liên hợp nhà cho thuê ở bang Victoria, cho biết tình trạng thuệ nhà tệ hại của sinh viên quốc tế là phổ biến. Ông nói: “chúng tôi đã chứng kiến tình trạng nhà cho thuê rất tệ, tình trạng phân biệt chủng tộc đối với sinh viên Châu Á, tình trạng sinh viên bị đe doạ giữ điểm và thu hồi visa.”
Chi phí đi lại quá cao
Chi phí đi lại quá cao cũng là một vấn đề đáng lo ngại khác. Theo ông Lee thì mặc dù tự túc tất cả chi phí hay du học nhờ học bổng, sinh viên nước ngoài đều không được hưởng những ưu đãi về giá đi lại ở bang Victoria và New South Wales (NSW) trong khi rất nhiều sinh viên phải đi rất xa từ vùng ngoại ô Melbourne, nơi giá thuê nhà rẻ hơn, đến trường ở trung tâm.
Ông Lee cho biết: "Chúng tôi được giải thích rằng “hai lý do mà chính quyền bang Victoria không giảm giá đi lại cho sinh viên quốc tế là vì chúng tôi không phải đóng thuế và rằng chính phủ đã phải trợ cấp một khoản gần 15 triệu đô Australia (khoảng 18.6 triệu đô Mỹ) hàng năm cho hệ thống giao thông này".
Trên thực tế,sinh viên quốc tế vẫn phải nộp các khoản thuế không khác gì công dân Australia và sinh viên quốc tế cũng phải đóng thuế GST (thuế hàng hoá và dịch vụ) như những người khác. “NSW và Victoria là những bang duy nhất ở các nước phát triển không áp dụng chính sách giảm giá đi lại cho sinh viên quốc tế.” ông nói.
An ninh không đảm bảo
Rất nhiều sinh viên quốc tế cảm thấy chính phủ Australia và các trường đại học đã dụ họ đến melbourne một cách sai trái mà không cảnh báo họ về những nguy hiểm có thể sẽ phải đối mặt.“Có một thực tế tồi tệ, đáng buồn là hầu hết sinh viên quốc tế người Châu á đang bị ăn trộm hoặc sẽ bị ăn trộm cho tới khi họ trở thành sinh viên năm ba, năm tư ở trường” Một sinh viên đã kể với Harald Sun gần đây.
Báo cáo gần đây của học viện hoàng gia kỹ thuật Melbourne cho thấy các sinh viên nước ngoài bị trầm cảm và có ý định tự sát nhiều hơn các sinh viên bản xứ.
Một nhà tâm lý học đã nói trong báo cáo đó: “Chúng ta mời họ đến Australia, lấy tiền của họ, và mặc kệ họ xoay sở để sống, vượt qua hay không qua các khoá học, tự kết bạn hay bi bỏ cô đơn.”
Herald Sun đã đưa lời của Clancy Dobbyn, Hội đồng Hội sinh viên đại học Melbourne, về tình trạng sinh viên quốc tế bị quấy rối, bị phân biệt chủng tộc và bị bóc lột sức lao động tại nơi làm việc và thậm chí thường xuyên bị sỉ nhục vì trình độ tiếng Anh kém.
Nguồn: (Theo VnMedia)
Vui lòng đăng nhập để thực hiện chức năng này