Thông Báo Việc Làm
Chào mừng bạn đến CareerViet.vn
Tạo thông báo việc làm để xem việc làm phù hợp với bạn, nhà tuyển dụng đã xem hồ sơ của bạn và cập nhật nhiều hơn nữa ...
welcome to careerviet
Lượt xem: 66,458
Xem thêm cơ hội tìm việc làm mới tại CareerViet :
Shopee tuyển dụng, giám sát an toàn,việc làm tiếng Nhật, cộng tác viên, việc làm Bình Dương, việc làm online,... được đánh giá là những công việc hot. Và hầu hết chúng ta đều cảm thấy một trong những giây phút bản thân bị tổn thương nhất đó là khi chúng ta bị chỉ trích. Tính cách con người cũng được tiết lộ thông qua những lời khen ngợi hay phê bình.
Trong công việc, quan hệ với cấp trên, đồng nghiệp là rất quan trọng. Nếu quan hệ “xử lý” được hài hoà thì mọi việc đều thuận lợi, công việc thành công.
Ngược lại nếu quan hệ không tốt thì phải “đi đường vòng”, tổn thất nhiều, thậm chí lo nghĩ nhiều và cũng có nhiều bài học nhớ đời.
Khi đối mặt với “đố kỵ” của cấp trên thì những nhân viên nên “đối phó” và “phòng chống” như thế nào?
“Che dấu” tài năng
“Che dấu” tài năng mặc dù rất “đau khổ”, nhưng bạn nên hiểu rằng, cấp trên “cân nhắc” bạn có thể là để cho bạn “bán sức mình” cho công việc, và cũng có thể chỉ cần một động tác nhấc tay là “tiêu diệt” được bạn.
Vì vậy, bạn cần phải biết bảo vệ mình trước tiên, cố gắng “thu mình” lại, nhẫn nại chờ thời cơ chín muồi rồi mới “xuất đầu lộ diện”, như thế sẽ giảm bớt được nguy hiểm “chết yểu” giữa đường.
Lấy nhân cách để đối chọi với đố kỵ
Bạn nên lấy nhân cách để đối chọi với đố kỵ của cấp trên. Không nên ăn miếng trả miếng, mà nên bình tâm tĩnh khí, cố gắng bộc lộ và phát huy sức hấp dẫn về nhân cách của mình.
Trái tim của con người cũng từ thịt mà ra, cấp trên sẽ cảm nhận được sự lương thiện, chính trực, đáng tin trong nhân cách và phẩm chất của bạn, từ đó sẽ tự giác “vứt bỏ” tâm lý đố kỵ trước đây. Quan hệ cấp trên và nhân viên hoà hợp rồi thì hiệu suất công việc càng cao hơn.
Phục tùng và tôn trọng cấp trên
Thái độ cao ngạo, cậy tài xem thường cấp trên, “than phiền” cấp trên và không phục tùng sự quản giáo của cấp trên, đó là bệnh của một số nhân viên “tài giỏi” hơn cấp trên của mình. Đối với những nhân viên như thế này, cấp trên đương nhiên phải tìm cách “đẩy đi”.
Vì vậy, cho dù bạn có giỏi hơn cấp trên và thường xuyên bị cấp trên “đố kỵ” thì bạn cũng nên nhẫn nại phục tùng và tôn trọng cấp trên, hoá giải “chiến tranh”, việc gì cũng làm, kể cả việc nhỏ nhất và đơn giản nhất.
Thời gian lâu dài, cấp trên sẽ biết là bạn không có “nhã tâm”, và mâu thuẫn của hai bên sẽ tự nhiên được hoà giải.
Ca ngợi, cảm ơn cấp trên
“Phân chia lợi nhuận” có thể sẽ gây ra đố kỵ của cấp trên bởi vì bạn làm việc dưới “trướng” của cấp trên nhưng bạn lại dành được thành công và “lợi nhuận” nhiều hơn cấp trên. Bạn sẽ bị cấp trên “lạnh nhạt” và “căng thẳng”. Lúc này, bạn cần có dũng khí hi sinh lợi ích của mình, “bồi thường” tâm lý cho cấp trên, để cấp trên lấy lại cân bằng tâm lý và nhận ra rằng bạn không phải là người “ tham”.
Ở những nơi đông người bạn đừng quên bộc lộ những lời ca ngợi, cảm ơn cấp trên đã ủng hộ bạn để có được thành quả ngày hôm nay.
Phản công khi gặp phải cấp trên “xấu tính”
Khi đối mặt với cấp trên có nhân cách xấu thì các chính sách “mềm mỏng” như trên không thể “tẩy chay” đố kỵ, chỉ có thể áp dụng phương thức “chính diện phản công”.
Bạn nên chọn cách trực tiếp, thẳng thắn “bày” hiện thực lên trên bàn trình bày với cấp trên, “giảng” đạo lý, phân tích đúng sai, cũng có thế báo cáo sự thực với lãnh đạo cao hơn để tìm sự ủng hộ và giúp đỡ.
Nếu bạn thường xuyên bị cấp trên “chèn ép”, cho dù bạn đã cố gắng hoà hợp, chứng tỏ mình là người thân thiện, đáng tin nhưng cấp trên vẫn tìm mọi cách “đánh bật” bạn thì cách tốt nhất là bạn nên rời xa mảnh đất “thị phi”, tìm kiếm “mùa xuân thứ 2” của sự nghiệp vì dùng phương pháp “nhẫn nại” thì sẽ lãng phí tuổi xuân, tài năng và cơ hội tạo dựng sự nghiệp của bạn.
Nguồn: Theo VTV
Vui lòng đăng nhập để thực hiện chức năng này