Thông Báo Việc Làm
Chào mừng bạn đến CareerViet.vn
Tạo thông báo việc làm để xem việc làm phù hợp với bạn, nhà tuyển dụng đã xem hồ sơ của bạn và cập nhật nhiều hơn nữa ...
welcome to careerviet
Lượt xem: 13,780
Tin tưởng vào khả năng của chính mình; thay đổi hiện trạng; đặt mình vào một lĩnh vực mới; hình thành nhóm nghiên cứu chung...là những kinh nghiệm bạn có thể áp dụng để hạn chế áp lực công việc đối với mình.
Những kinh nghiệm để hạn chế áp lực công việc
Tin tưởng vào khả năng của chính mình
Nếu thiếu niềm tin bạn có thể làm được gì? Đã có câu danh ngôn rằng: "Tự tin là một nửa của thành công", không có gì tệ hại hơn là bạn chưa làm mà đã nghĩ tới thất bại.
Bạn hãy vạch ra giấy: bạn có những ưu điểm, những sở trường gì, và cả những khuyết thiếu, những kỹ năng bạn chưa kịp học nữa. Nếu được giao một công việc nào đó nằm ngoài khả năng của bạn, hãy mạnh dạn trình bày với sếp để có sự điều chỉnh nhân sự phù hợp hơn.
Như vậy còn hơn là bạn hậm hực nhận công việc đó rồi nhủ thầm "chắc chắn mình không làm được đâu mà". Các ông chủ luôn khuyến khích những nhân viên thẳng thắn và có những phát kiến tốt, nhưng có thể những đồng nghiệp xấu tính sẽ dèm pha.
Đừng vì thế mà mất bình tĩnh, nếu một lần bạn "sáng tạo" không thành công thì cũng không có nghĩa là bạn đã hết cơ hội. Hãy nghĩ lại xem bạn đã giải quyết công việc theo cách khác lạ ấy có sai sót hay bỏ qua một một yếu tố nào không? Và hãy rút kinh nghiệm lần sau.
Thay đổi hiện trạng
Điều này không có nghĩa là bạn lao vào nghiên cứu một lĩnh vực hoàn toàn xa lạ. Chúng tôi khuyên bạn nên tìm cái mới ngay trong những gì đang tồn tại. Chẳng hạn như thay đổi phương thức giải quyết công việc, thay đổi nếp nghĩ, thay đổi trình tự làm việc...
Chính những sự thay đổi đó sẽ làm bật lên trong bạn những ý tưởng mới cho những sáng tạo không ngờ. Ví dụ như bạn phải viết một bài báo, hay một bản báo cáo, hãy suy nghĩ xem bạn có thể đặt vấn đề bằng một cách nào khác hay không, và rất có thể để ‘trả công" cho sự tìm tòi suy nghĩ của bạn.
Một vài hướng giải quyết sẽ hiện ra, giống như công việc của bạn vừa được soi dưới một thứ ánh sáng mới, đến nỗi chính bạn cũng phải ngạc nhiên. Bạn có thể tiết kiệm được thời gian, có thể tận dụng được nhiều cơ hội và hơn nữa, có những đóng góp sáng suốt làm ông chủ hài lòng... Chỉ cần bạn dám thay đổi.
Đặt mình vào một lĩnh vực mới
Nếu bạn muốn thăng tiến thì hãy coi đây là một thử thách. Đôi lúc, bạn cũng nên tự đặt mình vào vị trí khác. Bạn có thể tham gia câu lạc bộ các nhà quản lý, những diễn đàn công việc hay những cuộc thi hùng biện...Tất cả những điều này có vẻ như vô bổ, nhưng ai mà biết được trong tương lai những điệu nhảy cổ điển hay những thế cờ vây lại có thể giúp đỡ cho công việc của bạn, cho bạn một vài gợi ý, hay ít nhất là giúp bạn làm quen với một vài nhân vật quan trọng...
Thêm vào đó, ngay trong cơ quan bạn cũng nên hăng hái tham gia những công việc đòi hỏi sự sáng tạo như: làm các đề tài khoa học, các hội thi phát minh, sáng chế hay thuyết trình..., rất có thể sự sáng tạo của bạn xuất phát từ đó.
Hình thành nhóm nghiên cứu chung
Làm việc với một người khác, hoặc tốt hơn là với từ 3 đến 5 người, sẽ cho bạn cơ hội được nghe nhiều ý kiến, nhiều ý tưởng khác nhau. Cùng một vấn đề, nhưng mỗi người luôn có những quan điểm và cách nhìn riêng, nếu bạn được biết những quan điểm đó thì khả năng sáng tạo của bạn sẽ được phát huy rất nhiều.
Những thành viên trong nhóm có thể là đồng nghiệp, hoặc nhóm bạn thân của bạn, mục tiêu là hợp tác để giải quyết một vấn đề chung. Để kích thích tư duy độc lập, mỗi thành viên trong nhóm tự lên phương án giải quyết riêng rẽ, sau đó sẽ đưa ra để tranh luận.
Hỏi ý kiến những người có kinh nghiệm
Những chỉ dẫn của những người có kinh nghiệm nhiều khi mở đường cho những sáng tạo mới của bạn. Khi gặp vấn đề khó, trước tiên bạn phải xem xét kỹ vấn đề, vạch ra nhiều phương án giải quyết và cuối cùng hãy đi tham vấn những người đi trước để có sự lưạ chọn đúng đắn nhất. Như thế bạn sẽ trở nên mạnh dạn và quyết đoán hơn trong giải quyết công việc.
Luôn tự kiểm tra công việc của mình
Bạn có thể tự đặt cho mình một loạt câu hỏi xung quanh những công việc đã hoàn thành, về kế hoạch công việc sắp tới... Liệu bạn còn cách giải quyết nào tốn ít thời gian và công sức hơn cách bạn đã chọn không? Công việc sắp tới liệu có thể thay đổi được không? Nếu đột xuất có rủi ro xảy ra thì bạn đã có phương án khắc phục chưa? Hiệu quả của phương pháp này sẽ giúp bạn nhìn nhận mọi khía cạnh của công việc được sáng suốt hơn và luôn chủ động.
Hiện thực hóa những ý tưởng
Không phải là tất cả, nhưng trong những điều kiện thuận lợi, bạn nên biến suy nghĩ thành hành động. Bằng cách đó bạn sẽ chứng minh được tính thực tiễn trong sáng tạo của mình và sự tin tưởng của sếp đối với bạn cũng tăng lên. Điều này thực sự quan trọng, vì nếu bạn sáng tạo mà lại không ai biết, hoặc không được sếp tin tưởng cho áp dụng vào công việc, thì sự sáng tạo ấy là vô ích, phải không?
Nguồn: Theo MTG
Vui lòng đăng nhập để thực hiện chức năng này