Thông Báo Việc Làm
Chào mừng bạn đến CareerViet.vn
Tạo thông báo việc làm để xem việc làm phù hợp với bạn, nhà tuyển dụng đã xem hồ sơ của bạn và cập nhật nhiều hơn nữa ...
welcome to careerviet
Lượt xem: 16,627
Sếp là người nắm giữ chìa khóa tương lai của bạn với những thăng tiến cũng như tiền thưởng. Nếu có xảy ra bất kỳ sự mâu thuẫn nào, bạn cần nhớ rằng sếp có thể “trả đũa” bạn một cách dễ dàng. Một vài cách dưới đây có thể sẽ giúp được bạn.
“Làm trong lành” không khí
Để hằn gắn, bạn cần tạo nên một cơ hội để trò chuyện trực tiếp với sếp, nếu biết sếp luôn cáu kỉnh vào buổi sáng và có xu hướng “bùng nổ” vào cuối ngày. Đừng “buôn chuyện” về những bất hòa với đồng nghiệp trước đó hoặc cư xử như thể bạn sắp kể hết tội lỗi mà sếp đã gây ra.
Công sở vốn là “ngôi nhà” của những ngón bịp, mưu đồ và trả đũa, thế nên hãy giữ kín những rắc rối của bạn. Sau đó hãy giải trình những bất bình của bạn và lắng nghe quan điểm từ phía sếp.
Cho dù sếp vẫn “cứng đầu”, bạn cũng phải nên chấp nhận, vì dù sao sếp cũng thỏa mãn khi một vài vấn đề đã được giải quyết và rồi những hiềm khích cũng sớm “biến mất”. Đây là một chiến lược tốt để “phục hồi” quan hệ với sếp của bạn.
Đừng giải quyết một cách cá nhân
Bạn có thể biết chắc đây không phải lần đầu sếp có xích mích với nhân viên trong công ty. Vậy nên hãy dành vài phút cân nhắc xem những khoảng thời gian trứoc đây liệu sếp có cho bạn nghỉ ngơi khi sếp rảnh rỗi? Tiền thưởng năm ngoái của bạn có thích đáng? Hay liệu sếp có sẵn sàng khen ngợi khi bạn làm tốt công việc? Nếu có, bạn nên để những bực dọc với sếp “ra đi”.
Để hàn gắn mối quan hệ này, bạn nên sử dụng lời khuyên “làm trong lành không khí” ở trên và để sếp biết bạn sẽ luôn làm theo những gì sếp muốn.
Trở thành người giỏi nhất
Tiền thưởng hay những đánh giá làm việc của sếp đều dựa trên cách bạn và cả nhóm chuyên tâm vào công việc ra sao. Nếu bạn luôn hoàn thành công việc đúng thời hạn, thậm chí còn bắt đầu nhận được những kết quả xuất sắc, hoặc hợp tác cùng moị người làm việc thật hiệu quả, mối hiềm khích giữa bạn với sếp sẽ tự động được hàn gắn một cách nhanh chóng .
Không nên giữ lại sự đố kỵ
Sự bực tức là một rào cản, nó sẽ luôn đứng giữa bạn, sếp và công việc của bạn cho đến khi bạn thực sự “vứt bỏ” nó đi. Việc hàn gắn mối quan hệ rạn nứt với sếp, có thể làm tổn thương lòng tự trọng của bạn và lấy mất đi của bạn phần lớn thời gian, nhưng lại tạo cho bạn một cơ hội xây dựng “hình ảnh nhân viên tốt” trở lại trong mắt sếp.
Nguồn: Theo Dân Trí
Vui lòng đăng nhập để thực hiện chức năng này