Thông Báo Việc Làm
Chào mừng bạn đến CareerViet.vn
Tạo thông báo việc làm để xem việc làm phù hợp với bạn, nhà tuyển dụng đã xem hồ sơ của bạn và cập nhật nhiều hơn nữa ...
welcome to careerviet
Lượt xem: 12,875
Hiểu mình, hiểu người để biết sống một cách cân bằng, đấy là một “chuẩn”. Nhiều người đột nhiên thay đổi toàn bộ cách sống quen thuộc sau khi “tai nghe, mắt thấy, tay sờ” vào một môi trường sống lạ. Và thường là chính họ cũng không thích nghi hết được với những gì mà họ vừa “nhập khẩu”.
Sống nhanh đến chóng mặt
Ai tò mò mà hỏi về thời gian biểu của Thuỷ đều có thể phát ngốt. Người thán phục cũng có một vài, còn người ngán ngẩm thì luôn chiếm số đông.
Sau giờ làm việc tại một công ty nước ngoài, Thuỷ nhào ngay vào trung tâm thể dục thẩm mỹ quen thuộc. Sau đó là làm đẹp, hôm thì tỉa tóc, hôm thì mát-xa, hôm thì móng tay móng chân hay một cái gì đại loại thế.
Rời những chỗ ấy, cô ghé ngang tiệm thức ăn nhanh. 10 phút để thoả mãn nhu cầu năng lượng, sau đó Thuỷ bắt đầu “lượn” phố. Shopping là một, vào quán là hai. Người quen của cô thì vô thiên lủng, nên cô có rất nhiều “kênh” mà “kênh nào cũng có nước”! Đấu hót chán, là vừa đủ đến thời điểm vàng để vào vũ trường nhảy nhót cho sướng tứ chi mình mẩy, sảng khoái tâm hồn.
Hôm nào đi nhảy muộn, chưa kịp “làm nóng” mà vũ trường đến giờ đóng cửa, Thuỷ lại tót về mấy quán bar quen để quay trong nhiệp điệu của “xình xình chát chát”. Một hai giờ sáng, cô mới bắt đầu về nhà. Ngày làm việc hôm sau bắt đầu từ 9 giờ sáng, và khi rời sở làm cô lại giống như ngày hôm trước. Mẹ Thuỷ buồn bã: “Có khi một tháng mới gặp nó một lần”.
Những chuyện như vậy bây giờ không hiếm. Nhiều người trẻ ở các đô thị lớn đang có một nhịp sống nhanh đến chóng mặt. Ngay sau công việc, họ lao ngay vào những thú vui để tiêu tiền giải khuây.
“Đừng nói thế là xấu hay tốt, miễn nó hợp với tôi”, các nhún vai nhẹ bỗng của Thuỷ giống như một tuyên ngôn.
Thói quen của người khác.
Sẽ là không bất thường nếu những thú vui ấy phù hợp với chính mình. Nhưng cũng không ít trường hợp, những thói quen gấp gáp lại được “nhập khẩu” nhanh nhảu để hợp “mốt”, để không thấy mình thua kém ai cả.
Với không ít người trẻ, cảm giác “kẻ đến sau” là một điều kinh khủng. Họ sẽ thấy mình lẻ loi, lạc lõng, không bằng chị bằng em và thậm chí thấy giống như là đang sống trong một thế giới khác. Thế là lập tức họ phải xoay như chong chóng để theo kịp các trào lưu mới, bất luận đấy là cái gì. Thiên hạ hip hop, mình cũng hip hop, ai vi vu mình cũng vi vu. Không có nhiều tiền nhưng vẫn phải “vung vẩy” để không bị coi là kém cỏi. Không có lý do gì để bận rộn, thì cũng phải tìm mọi cách để ra vẻ bận rộn cho bằng được.
Đã có những trường hợp dù không đủ khả năng thời gian, tiền bạc và cả điều kiện sức khoẻ, có những người đã lao vào một hành trình mà mình không hề biết sẽ dẫn đến đâu với một tốc độ chóng mặt. Cũng chỉ trong một khoảng thời gian ngắn ngủi, họ như “lột xác” và trở thành sành điệu. Nhưng đấy cũng rất có thể là một sự khởi đầu cho những biến đổi và gặp kết cục mà chính họ không mong muốn.
Không nhanh thì bị hẫng
Thói quen sống nhanh vùn vụt khiến ai lỡ có nó không thể “giảm tốc”. Lúc nào cũng thấy thiếu thời gian, nên nếu chẳng may mà có dư thời gian, với họ đấy là bi kịch khủng khiếp. Với người trẻ, biến cố (nhất là thất bại) xảy ra là đều không lạ lùng. Nhưng khi có một biến cố lớn ngoài ý muốn xảy ra, nhip điệu sống đương nhiên bị xáo trộn. Nhiều thói quen có thể mất cơ sở để duy trì. Mà khi không còn được sống gấp gáp như cũ, quả là một sự hụt hẫng to tát. Mọi sinh lực trước đây dồn vào những thú vui quay vun vút, nay không “quay nữa”, sẽ khó biết trước chuyện gì sẽ xảy ra trong tâm lý. Những thời khắc đã qua sống quá nhanh, nên thực tế họ không cần có gia đình, người thân hay bạn bè thật sự. Họ chỉ cần những người “hợp ca” là đủ để “quay”. Quen không cần có ai để chia sẻ, nâng đỡ tinh thần, khi bắt buộc phải cô đơn, sẽ dễ bị sốc và nhốt mình trong một khoảng “không gian tinh thần” đầy uẩn ức.
Quá phụ thuộc vào những gì ở bên ngoài mang lại, nên khi hoàn cảnh thay đổi, họ như con tàu mất cả bánh lái lẫn những cánh buồm. Đứng trước cú sốc mới này, không ít người suy sụp toàn diện và đánh mất mình thêm một lần nữa.
Biết sống như chính mình
Thật ra, nhanh hay chậm cũng chỉ là một cách nói. Mỗi người có khí chất, tính cách, công việc, các mối quan hệ…riêng và luôn mang tính đặc thù. Về tinh thần, đấy luôn là một “hành tinh” nhỏ có quỹ đạo không giống với thế giới xung quanh. Do vậy, lấy ứng xử, các phản ứng, thói quen của người khác để làm khuôn mẫu tuyệt đối cho mình là một điều không phù hợp. Mặt khác, đó còn là tiền đề cho nhiều rủi ro.
Thích ứng với xung quanh là điều cần thiết. Nhưng biết thích ứng và lắng nghe chính mình cũng là chuyện không được lãng quên. Mỗi người có một nhịp điệu sống. Có người quen sôi động và có người quen chậm rãi. Không có thói quen nào là bất di bất dịch với sự soay chuyển của thời gian và khung cảnh sống. Nhưng nếu bắt ép mình chạy theo những điều không phù hợp với bản thân chỉ để được coi là hợp mốt cũng sẽ là đầy bất trắc.
Sống như chính mình, đấy cũng đang là một “chuẩn” khi đời sống xã hội đang phải đối mặt với quá nhiều dạng giá trị mâu thuẫn nhau. Hiểu mình muốn gì, sống như chính mình, bạn sẽ không sa chân vào những không gian sống xa lạ mà rủi nhiều hơn may.
Không lạm dụng sai lầm
Một đặc quyền của người trẻ là được sai lầm. Nhưng không ai có thể được phép áp dụng phương pháp “thử và sai” quá mức cần thiết. Điều đó không chỉ mang lại những tương tác làm biến dạng tính cách, mà còn ẩn chứa nguy cơ gây phương hại cho lợi ích của những cá nhân khác. Đó thông thường trước hết là gia đình, bạn bè, người thân…
Sai lầm khi chọn lựa cách sống cũng là điều thường gặp. Ai cũng cần thời gian để định hình những cái chỉ thuộc về mình. Người trẻ vẫn hay nghĩ nếu lựa chọn sai, họ vẫn còn nhiều thời gian để tìm câu trả lời khác. Và thông thường, họ rất tự tin. “Bài toán nào cũng có nhiều cách giải”.
Tất nhiên là vậy. Nhưng những bài toán trong cuộc sống thì rất khác những bài tập toán trong trang vở học trò. Vì vậy, khi tự cho phép mình có quá nhiều cách để thử, người ta sẽ trở nên mất tỉnh táo.
Nói một cách bình tường, cuộc sống thường không xoay theo nhịp đều đặn của những vũ điệu. Với rất nhiều điều sẽ đến và đến liên tục, nhịp sống biến thiên không ngừng và khó lường. Chỉ những trải nghiệm riêng mới cho biết sát hợp xu hướng phản ứng của cá nhân trong mỗi kiểu biến cố. Sau đó, người ta biết mình đã nhầm lẫn ở chỗ nào. Biết để hiểu mình hơn. Nhưng nếu luôn luôn biết mình đã lầm thì sẽ bị những tổn thương vượt ra khỏi giới hạn thông thường.
Lạm dụng sau lầm chính là một trong những sai lầm mang tính phá huỷ. Giống như một con tàu liên tục va phải đá ngầm, chắc chắn nó sẽ đắm. Các “lỗ thủng” dày đặc sẽ không cho phép có thời gian để sửa chữa và gượng lại. Và chắc chắn rằng thật là bi kịch nếu ngày nào cũng phải mếu máo viết “nhật ký chìm tàu”.
Nhưng đừng tuyệt đối hoá
Được sống như chính mình, đấy là niềm vui dường như không có giới hạn. Nhưng thật ra, cái gì cũng có giới hạn.
Tuyệt đối hoá thế giới riêng dễ dẫn đến chuyện “đóng cửa” với thế giới mênh mông ở bên ngoài cái tôi. Đánh giá những gì mình có “là một, là riêng, là duy nhất” trong không gian sống cá nhân chảng phải là lạ. Nhưng mang toàn bộ cách đánh giá về giá trị ấy vào các quan hệ khác thì không ổn. Lúc đó, bạn không chỉ là lập dị, mà còn có thể khiến những người khác bị tổn thương.
Khẳng định cái tôi không có nghĩa là dị ứng tuyệt đối với các giá trị chung “Ở bầu thì tròn ở ống thì dài” không mang ý nghĩa của lời khuyên…ba phải. Tính thích nghi với môi trường sống là một phẩm chất cần thiết. Không nên sợ hãi rằng như thế sẽ là “hoà tan” hoàn toàn cá nhân mình. Hiểu mong muốn, tâm trạng, sở thích…của người khác, đấy là biểu hiện của “trí thông minh cảm xúc”. Chia sẻ bao giờ cũng là biểu hiện tinh tế của một thái độ sống cân bằng.
Nguồn: (Theo Văn Hóa Thông Tin)
Vui lòng đăng nhập để thực hiện chức năng này