Thông Báo Việc Làm
Chào mừng bạn đến CareerViet.vn
Tạo thông báo việc làm để xem việc làm phù hợp với bạn, nhà tuyển dụng đã xem hồ sơ của bạn và cập nhật nhiều hơn nữa ...
welcome to careerviet
Lượt xem: 12,292
Thí sinh trúng tuyển năm 2008 đăng ký nhập học tại Trường ĐH Dân lập Hùng Vương. |
Theo ông Lê Văn Học, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội, từ nay đến 2012 dự kiến học phí sẽ tăng dần theo từng năm, các trường phải công khai những khoản thu, chi.
Phóng viên: Trong chỉ thị năm học đối với bậc ĐH, CĐ, Bộ GD-ĐT khẳng định sẽ tăng học phí vào quý IV/2008. Theo đánh giá của ông, đề xuất tăng học phí ở thời điểm này có hợp lý?
- Ông Lê Văn Học: Đây là một câu hỏi không dễ trả lời. Theo tôi, cần phải chuẩn bị thật chu đáo, còn việc thực hiện lúc nào sẽ do Chính phủ quyết định. Cũng phải nói thêm là theo dự thảo đề án học phí mới của Bộ GD-ĐT thì từ nay đến năm 2012, học phí mỗi năm sẽ tăng một chút.
Điều này cũng có nghĩa là nếu được phê duyệt thì học phí ĐH không tăng quá nhiều, từ 180.000 đồng/tháng lên khoảng 200.000 – 260.000 đồng/tháng. Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội cũng cũng nhất trí với việc thu học phí theo khối ngành mà Bộ GD-ĐT đề ra.
Việc tăng học phí trong bối cảnh nền kinh tế đang gặp nhiều khó khăn liệu có dồn thêm gánh nặng cho người dân?
- Tất nhiên, khi đời sống người dân khó khăn, giá cả tiêu dùng tăng cao thì đó là một khó khăn. Nhưng nếu muốn con cái được vào học trường tốt, cơ sở vật chất đầy đủ, giáo viên có trình độ cao nhưng học phí vẫn như 10 năm trước thì quả là rất khó. Tôi cho rằng lợi ích của Nhà nước – nhân dân, người học phải được cân đối.
Ngân sách Nhà nước dành cho giáo dục vẫn tăng hằng năm nhưng tại sao vẫn không giải quyết được vấn đề bảo đảm chất lượng?
- Ngân sách Nhà nước dành cho giáo dục hiện nay là 20%. Thế nhưng quy mô đào tạo càng ngày càng tăng lên, điều kiện học tập ngày một đòi hỏi cao hơn. Mặt khác, tỉ lệ ngân sách thì cao nhưng giá trị tuyệt đối không lớn.
Hiện nay rất nhiều trường thu thêm khoản đầu tư xây dựng cơ sở vật chất nhưng điều kiện phục vụ học tập không được cải thiện?
Luật quy định là vậy, nhưng ủy ban đã tiến hành giám sát việc thực thi quy định này chưa, thưa ông?
- Ủy ban chưa có điều kiện giám sát việc đó. Mà thực ra việc giám sát này nên dành cho các cơ quan quản lý thuộc Bộ GD-ĐT thì hay hơn.
Vậy ông nghĩ sao trước tình trạng ngày càng nhiều trường ngoài công lập tự “dán mác” chất lượng cao và thu học phí rất cao?
- Trường ngoài công lập có cơ chế riêng, có điều lệ hoạt động và các văn bản quy phạm pháp luật riêng. Nhưng đấy cũng coi là một sự thỏa thuận giữa người học và hội đồng quản trị, lãnh đạo các trường ngoài công lập. Nếu cảm thấy học ở đó bảo đảm chất lượng với mức thu chấp nhận được đó là thỏa thuận. Nhưng cá nhân tôi cho rằng cần phải xây dựng một mức trần học phí đối với khối ngoài công lập vì trong điều kiện hoàn cảnh nước ta hiện nay, không dám nói là đầu tư cho GD-ĐT, đặc biệt là các trường ngoài công lập, là không nghĩ đến lợi nhuận. Người bỏ tiền xây trường không thể nào bỏ tiền mãi mà không thu lại vốn trong khoảng thời gian nào đó.
Bộ GD-ĐT cũng đưa ra cơ chế 3 công khai: trường thu 5 triệu đồng/năm thì người học phải biết khoản tiền đó dùng vào việc gì, bao nhiều phần trăm trả lương giáo viên, bao nhiều phần trăm cho người quản lý... Công khai cơ chế tài chính sẽ giúp người dân giám sát tốt hơn và các trường cũng nỗ lực hơn trong việc giảng dạy, nâng cao chất lượng để thu hút người học.
Nguồn: Theo NLĐ
Vui lòng đăng nhập để thực hiện chức năng này