Thông Báo Việc Làm
Chào mừng bạn đến CareerViet.vn
Tạo thông báo việc làm để xem việc làm phù hợp với bạn, nhà tuyển dụng đã xem hồ sơ của bạn và cập nhật nhiều hơn nữa ...
welcome to careerviet
Lượt xem: 21,006
Dù học chứng chỉ nào, thực hành cũng rất quan trọng (ảnh minh hoạ). |
Các học viên muốn trở thành quản trị hệ thống mạng (QTM) sẽ đứng trước một rừng các chứng chỉ quốc tế. Tương tự như thi chứng chỉ tiếng Anh quốc tế, để trở thành kỹ sư hệ thống mạng, người học có rất nhiều lựa chọn. Để đạt được những chứng chỉ này, học viên phải có kiến thức và kỹ năng tốt về hệ thống.
Khó lựa chọn
Hàng loạt các hãng sản xuất, cung ứng thiết bị, phần mềm hay trung tâm đào tạo tổ chức thi cấp chứng chỉ hệ thống mạng quốc tế như: Microsoft, Cisco, Nortel, Juniper, Aptech,... Ơ Việt Nam, hai chứng chỉ về QTM do Cisco và Microsoft được các nhà tuyển dụng ưa thích hơn cả.
Học viên muốn vượt qua kỳ thi cấp chứng chỉ của Cisco phải am hiểu về phần cứng của hệ thống mạng. Chứng chỉ hệ thống mạng của Cisco chia làm ba cấp bậc: Associate, Professional và Expert.
Trong đó, cấp bậc thấp nhất là chứng chỉ CCNA (Cisco Certified Network Associate). Muốn đạt được chứng chỉ này, học viên phải có kiến thức cơ bản về mạng, cụ thể: Phần lớn kiến thức về thiết bị và công nghệ mạng của Cisco. CCNA là nền tảng để học viên đạt đến các chứng chỉ ở lớp cao hơn như CCNP và CCIE. Theo Cisco, hiện nay ở VN có 14 học viện mạng Cisco và việc thi lấy chứng chỉ do Pearson Vue quản lý để đảm bảo tính khách quan.
Trong khi đó, Microsoft đánh giá cao khả năng triển khai ứng dụng của mình trên nền hệ thống. Do đó, chứng chỉ MCP (Microsoft Certified Professional) được dành cho những học viên có kỹ năng thực hành chuyên sâu về ít nhất một lĩnh vực thuộc công nghệ của Microsoft trên một bộ khung hệ thống định sẵn.
Tương tự như CCNA, chứng chỉ MCP là tiền đề để các QTM hướng đến những cấp bậc cao hơn. Sau đó, học viên có thể hướng đến chứng chỉ chuyên viên hệ thống MCSA (đạt được 4 MCP) và kỹ sư hệ thống MCSE (vượt qua 7 MCP).
Quan trọng là kiến thức
Sở dĩ cả hai loại chứng chỉ trên được ưa dùng trên thế giới vì sản phẩm của cả hai hãng đều được ứng dụng phổ biến trên toàn thế giới. Cisco chuyên về hệ thống (phần cứng) còn Microsoft chiếm ưu thế về các ứng dụng (phần mềm). Bên cạnh đó, các đối tác muốn được hưởng các điều kiện ưu đãi phải đáp ứng được điều kiện về số nhân viên có chứng chỉ do hãng cấp. Chẳng hạn, muốn trở thành đối tác vàng của Cisco, cần có ít nhất 4 kỹ sư có chứng chỉ CCIE, ngoài ra còn có yêu cầu về kỹ sư CCNA và CCNP.
Chính vì vậy, xuất hiện tình trạng nhiều Cty sẵn sàng "nuôi gà" để thi lấy chứng chỉ nhằm trở thành đối tác của những hãng cung cấp thiết bị và phần mềm hàng đầu thế giới. Trên thực tế, đã xuất hiện hình thức học tủ để thi lấy chứng chỉ như việc luyện thi dựa trên các bộ đề có sẵn.
Về vấn đề này, bà Đoàn Tường Vân - Phụ trách Học viện Mạng của Cisco tại VN - cho biết: "Tất nhiên sẽ có những sinh viên chỉ học tủ theo các đề thi trong một thời gian ngắn để lấy bằng cấp và sẽ không nắm được kiến thức thật sự. Chính vì vậy, Cisco khuyến cáo các nhà tuyển dụng sử dụng những sinh viên được đào tạo tại học viện mạng chính thức của Cisco, nơi các sinh viên được đào tạo bài bản và theo một quy trình chuẩn".
Theo bà Vân, chương trình Học viện Mạng Cisco cung cấp những kiến thức cập nhật nhất về công nghệ, kết hợp đào tạo giữa lý thuyết và thực hành với tỉ lệ 40/60. Đồng thời, trong quá trình học, học viên còn được trải nghiệm những kỹ năng mềm khác như diễn thuyết, làm việc theo nhóm... Bởi QTM chỉ biết lý thuyết sẽ không thể triển khai được đầy đủ hệ thống phức tạp trong bối cảnh công nghệ mạng luôn biến đổi không ngừng.
Nguồn: Theo Lao Động
Vui lòng đăng nhập để thực hiện chức năng này