Thông Báo Việc Làm
Chào mừng bạn đến CareerViet.vn
Tạo thông báo việc làm để xem việc làm phù hợp với bạn, nhà tuyển dụng đã xem hồ sơ của bạn và cập nhật nhiều hơn nữa ...
welcome to careerviet
Lượt xem: 16,566
ác trường trung cấp, cao đẳng dạy nghề mở ra ngày càng nhiều, trong khi giáo viên dạy nghề lại không đủ để đáp ứng cả về số lượng lẫn chất lượng.
PGS-TS Tạ Văn Thành - Hiệu trưởng trường trung cấp nghề Nghiệp vụ du lịch Việt Giao bày tỏ lo lắng về sự khan hiếm giáo viên trường nghề.
Ông cho biết: "Trong thời gian ngắn mà lại có quá nhiều trường nghề mở ra.
Từ những trung tâm dạy nghề, trường công nhân kỹ thuật được nâng cấp thành trường trung cấp nghề, CĐ nghề đến những trường tư thục, chắc chắn không thểí có ngay được đội ngũ giáo viên đạt chuẩn".
Giáo viên các trường nghề được huy động từ nhiều nguồn: Cử nhân được đào tạo chính quy từ các ĐH Sư phạm kỹ thuật hoặc từ nhiều trường khác có chuyên ngành đúng với ngành nghề của trường, các chuyên gia kỹ thuật, thợ cả, nghệ nhân giỏi nghề có thâm niên... Nhưng có một thực trạng tồn tại lâu nay và có lẽ vẫn tiếp tục tồn tại là các trường vẫn không thể chủ động hoàn toàn về nguồn giáo viên.
Ông Nguyễn Thành Hiệp, Trưởng phòng Dạy nghề Sở Lao động - Thương binh - Xã hội TP.HCM nhận định: "Hiện nay tại TP.HCM có hơn 5.000 giáo viên dạy nghề trong khi có đến hơn 300 cơ sở đào tạo nghề với số HS hằng năm là khoảng 300.000 học sinh (HS).
Như vậy tính trung bình mỗi giáo viên phải đảm nhận tới 60 HS, gấp gần 3 lần quy định. Những thầy giỏi chuyên môn thì được nhiều trường mời giảng, mà phương pháp truyền đạt của giáo viên cũng vẫn chưa đồng đều". Số giáo viên được đào tạo từ các trường ĐH-CĐ chính quy vẫn còn ít, còn lại hầu hết đều phải huy động từ nhiều nơi.
Đối với các trường nghề, vấn đề thực hành bao giờ cũng quan trọng bậc nhất. Nhưng có rất nhiều ý kiến cho rằng năng lực thực hành, năng lực tổ chức hướng dẫn cho HS thực hành của giáo viên trường nghề còn thấp.
Số giáo viên vừa giỏi lý thuyết vừa giỏi thực hành không nhiều. Nhất là các ngành còn quá mới mẻ ở Việt Nam như công nghệ cao, thẩm mỹ... để chuẩn hóa đội ngũ giáo viên thì còn phải mất rất nhiều thời gian.
Nguyên nhân khan hiếm giáo viên trường nghề là do chưa có một chiến lược đào tạo giáo viên theo đúng tiêu chuẩn đề ra, cả về số lượng lẫn chất lượng. Những trường ĐH - CĐ Sư phạm kỹ thuật không thể nào đáp ứng đủ giáo viên cho tất cả các ngành nghề trong xã hội, buộc các trường nghề phải tự thân vận động.
Ông Đỗ Kỳ Công - Hiệu trưởng trường CĐ Kỹ thuật Lý Tự Trọng thừa nhận: "Hằng năm chúng tôi liên tục tăng biên chế nhưng vẫn không tuyển được nhiều giáo viên đáp ứng đúng yêu cầu. Nếu tuyển SV mới ra trường thì tay nghề còn yếu, kỹ năng chưa cao, chúng tôi phải mất 1, 2 năm đào tạo lại. Nhưng khi cứng cáp rồi thì rất có thể họ sẽ ra đi vì chế độ lương bổng không đủ hấp dẫn".
Lương không đủ hấp dẫn cho nên buộc các trường phải tăng tiết dạy thêm cho giáo viên, thậm chí có trường chấp nhận "vi phạm quy chế", để giáo viên dạy quá 150% số tiết chuẩn, và cũng chấp nhận để nhân viên của mình... chạy "sô" sang dạy trường khác để nâng thu nhập. Đồng thời trường cũng vẫn phải tìm kiếm những chuyên gia đầu ngành để thỉnh giảng.
TS Nguyễn Trần Nghĩa, Hiệu trưởng trường CĐ Nghề TP.HCM cho rằng nhà trường phải có cách để thu hút giáo viên, tạo điều kiện nhiều về thời gian cũng như thu nhập.
Quan trọng nhất vẫn là tổ chức các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm, nâng cao chuyên môn, kỹ năng thực hành để bắt kịp với sự phát triển mạnh mẽ của các ngành nghề trong xã hội.
Nguồn: Theo TNO
Vui lòng đăng nhập để thực hiện chức năng này