Thông Báo Việc Làm
Chào mừng bạn đến CareerViet.vn
Tạo thông báo việc làm để xem việc làm phù hợp với bạn, nhà tuyển dụng đã xem hồ sơ của bạn và cập nhật nhiều hơn nữa ...
welcome to careerviet
Lượt xem: 27,539
Kỹ sư nông nghiệp được xem là ngành nghề lý tưởng dành cho những ai có niềm đam mê với lĩnh vực nông nghiệp và nghiên cứu khoa học. Ngày nay, với sự tiến bộ của khoa học - kỹ thuật, ngành nông nghiệp không chỉ dừng lại ở lao động chân tay mà còn được ứng dụng công nghệ cải tiến vượt bậc. Chính vì vậy mà vị trí kỹ sư nông nghiệp đã ra đời để phục vụ cho sự phát triển của ngành. Vậy công việc của kỹ sư nông nghiệp cụ thể là gì? Cơ hội nghề nghiệp ra sao? Hãy theo dõi bài viết dưới đây của CareerViet để có lời giải đáp chi tiết.
Kỹ sư nông nghiệp là người nghiên cứu và phát triển các hoạt động liên quan đến nông nghiệp. Đồng thời, trong quá trình làm việc họ sẽ ứng dụng các biện pháp công nghệ giúp tăng trưởng bền vững, an toàn và thân thiện với môi trường. Hay nói cách khác, kỹ sư nông nghiệp là người đưa công nghệ vào quá trình trồng trọt, chăn nuôi, góp phần giảm bớt gánh nặng cho người nông dân.
Vị trí kỹ sư nông nghiệp là gì?
Cụ thể, họ sẽ thực hiện các nghiên cứu sinh học, hóa học và nhiều lĩnh vực liên quan khác để tạo ra ứng dụng giúp cải thiện năng suất và hiệu quả dài lâu cho ngành nông nghiệp. Như vậy, kỹ sư nông nghiệp chính là người bảo vệ lợi ích, sức khỏe cho người nông dân, nông sản và động vật.
Tại Việt Nam, bạn có thể theo học nhóm ngành nông – lâm nghiệp tại các trường sau:
● Đại học Lâm nghiệp Việt Nam.
● Đại học Nông Lâm (Đại học Thái Nguyên).
● Đại học Nông lâm TP. Hồ Chí Minh.
● Đại học Nông Lâm (Đại học Huế).
● Đại học Đà Lạt.
● Đại học Cần Thơ.
● Đại học Hải Phòng.
● Học viện nông nghiệp Việt Nam (Hà Nội).
Nếu bạn có ý định theo đuổi việc làm kỹ sư nông nghiệp thì có thể lựa chọn hai lĩnh vực sau đây:
● Kỹ sư nông nghiệp trồng trọt: Chịu trách nhiệm trong việc nghiên cứu các loại cây giống, mức độ dinh dưỡng cũng như những mối nguy hiểm tiềm tàng xung quanh.
● Kỹ sư nông nghiệp chăn nuôi: Chịu trách nhiệm các vấn đề liên quan tới gia cầm và chăn nuôi, thực hiện nghiên cứu để cho lai giống năng suất cao, tìm hiểu chế độ chăm sóc phù hợp.
Kỹ sư ngành nông nghiệp có thể làm việc ở lĩnh vực nào?
Thực tế, dù là kỹ sư ở lĩnh vực trồng trọt hay chăn nuôi thì bạn đều cần làm việc ở cả phòng thí nghiệm và cả trang trại, đồng ruộng. Việc nghiên cứu, khảo sát thực tế sẽ giúp ích trong vấn đề thử nghiệm, lên ý tưởng mô hình, đề xuất các biện pháp và đồng hành cùng nông dân trong khâu sản xuất.
Là một kỹ sư nông nghiệp, bạn sẽ phụ trách những công việc chính sau đây:
● Chăm sóc cây trồng, vật nuôi, kiểm tra chất lượng chăm sóc và điều kiện sống của chúng, đảm bảo môi trường nuôi dưỡng và phát triển đạt tiêu chuẩn.
● Đánh giá chất lượng cây trồng, vật nuôi để đảm bảo chất lượng và năng suất sản phẩm.
● Nghiên cứu phát triển giống cây trồng, vật nuôi thông qua việc giao phối, cấy giống.
● Ứng dụng khoa học công nghệ trong hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc cây trồng, vật nuôi để đạt được sản lượng và mức lợi nhuận cao.
● Thường xuyên cập nhật các kỹ thuật, công nghệ mới ở trong nước và quốc tế để áp dụng vào quy trình trồng trọt, chăn nuôi, mang lại năng suất và hiệu quả cao.
Công việc của kỹ sư nông nghiệp là gì?
● Trực tiếp thực hiện các hoạt động nghiên cứu trong phòng thí nghiệm.
● Tư vấn, hướng dẫn cho bà con nông dân các kiến thức về chăm sóc cây trồng, vật nuôi và ứng dụng công nghệ mới trong sản xuất nông nghiệp.
● Nghiên cứu, triển khai và giám sát các dự án phát triển nông nghiệp.
● Nghiên cứu và tạo ra các thiết bị, máy móc hiện đại để hỗ trợ cho hoạt động sản xuất nông nghiệp.
● Nghiên cứu các loại thuốc phòng bệnh, chữa bệnh cho cây trồng, vật nuôi.
● Nghiên cứu, nắm bắt xu hướng thị trường, các sản phẩm công nghệ có tính ứng dụng cao và đưa đề xuất cho cấp trên.
Để nâng cao cơ hội trúng tuyển khi tìm việc làm kỹ sư nông nghiệp thì bên cạnh việc hiểu rõ mô tả công việc của kỹ sư nông nghiệp thì bạn cũng cần biết những yêu cầu của nhà tuyển dụng. Cụ thể, yêu cầu tuyển dụng kỹ sư nông nghiệp bao gồm các yếu tố cơ bản sau đây:
Đây là yếu tố tiên quyết mà các đơn vị tuyển dụng quan tâm hàng đầu khi tuyển kỹ sư nông nghiệp. Cụ thể, để ứng tuyển vào vị trí này, bạn cần có bằng cử nhân thuộc chuyên ngành nông – lâm nghiệp hay cảnh quan, môi trường,...
Các tiêu chí tuyển dụng kỹ sư nông nghiệp hiện nay
Công việc của kỹ sư nông nghiệp đòi hỏi kinh nghiệm thực tế cùng với khả năng sáng tạo vượt bậc. Chính vì vậy mà các đơn vị tuyển dụng thường yêu cầu kinh nghiệm có ít nhất 3 năm kinh nghiệm trở lên và thường ở độ tuổi trên 30.
Ngoài bằng cấp, kinh nghiệm thì bạn cũng nên trang bị một số kỹ năng mềm nhất định khi theo đuổi nghề kỹ sư nông nghiệp. Dưới đây là một số kỹ năng quan trọng nhất:
● Kỹ năng làm việc nhóm.
● Kỹ năng ngoại ngữ.
● Kỹ năng quản lý thời gian.
● Có khả năng chịu được áp lực công việc.
● Trung thực, nhiệt tình và có trách nhiệm trong công việc.
● Kỹ năng tin học, công nghệ.
● Có niềm đam mê, nhiệt huyết với nghề.
Thực tế cho thấy, ngành nông nghiệp đang dần được quan tâm và phát triển mạnh mẽ trong những năm gần đây. Các doanh nghiệp bắt đầu có nhu cầu tuyển dụng lớn để bổ sung nguồn nhân lực cho công ty. Điều này giúp cho các bạn sinh viên vừa mới ra trường có thể tìm được việc làm phù hợp với chuyên ngành.
Môi trường làm việc của kỹ sư nông nghiệp khá đa dạng và năng động. Tùy thuộc vào nhu cầu, khả năng của bản thân hoặc theo sở thích mà bạn có thể chọn làm việc ở một số nơi như:
● Giảng viên các trường đại học, cao đẳng;
● Các công ty/doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực hóa chất nông nghiệp;
● Công ty chăm sóc cây trồng;
● Công ty sản xuất, nghiên cứu phân bón;
● Trang trại, hợp tác xã;
Cơ hội việc làm dành cho các kỹ sư ngành nông nghiệp
Đồng thời, khi làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp, bạn sẽ có nhiều cơ hội tiếp xúc với các đối tác, khách hàng nước ngoài. Bên cạnh đó còn được tiếp xúc với đa dạng trang thiết bị máy móc hiện đại trên thế giới.
Bản chất nơi làm việc của nghề kỹ sư nông nghiệp thường tập trung ở những vùng ven đô thị hoặc vùng nông thôn với nhiều diện tích đất trồng rộng rãi, thích hợp cho việc nghiên cứu và phát triển cây trồng, vật nuôi. Đây cũng là lý do dẫn đến tình trạng khan hiếm nguồn nhân lực và cũng chính vì vậy mà mức lương trung bình của ngành kỹ sư nông nghiệp tương đối cao.
Mức lương trung bình của kỹ sư nông nghiệp
Theo khảo sát từ VietNamSalary, mức lương trung bình của kỹ sư nông nghiệp hiện nay là 9.7 triệu đồng/tháng và có thể lên đến 20 triệu đồng/tháng dành cho các kỹ sư có kinh nghiệm làm việc từ 3 năm trở lên. Cụ thể, mức lương tương ứng với từng lĩnh vực như sau:
● Kỹ sư bảo vệ thực vật: Mức lương trung bình từ 8 – 10 triệu đồng/tháng.
● Kỹ sư chăn nuôi: Mức lương trung bình từ 15 triệu đồng/tháng.
● Kỹ sư thú y: Mức lương trung bình từ 8 – 12 triệu đồng/tháng.
● Nhân viên kỹ thuật nông nghiệp: Mức lương trung bình từ 6 – 10 triệu đồng/tháng.
Ngày nay, với sự phát triển vượt bậc của mạng lưới Internet, bạn có thể dễ dàng tìm kiếm việc làm kỹ sư nông nghiệp thông qua các kênh sau:
● Hội nhóm mạng xã hội: Trên các diễn đàn mạng xã hội hiện nay có khá nhiều nhóm và các hội nhóm liên quan đến ngành kỹ sư nông nghiệp hoặc các vị trí liên quan. Vì vậy, bạn có thể tham gia vào các hội nhóm này để tìm kiếm công việc phù hợp.
● Liên hệ trực tiếp các đơn vị nuôi trồng, phát triển nông nghiệp: Với cách này, bạn phải thường xuyên theo dõi thông tin tuyển dụng trên các website của đơn vị tuyển dụng để gửi thông tin ứng tuyển kịp thời.
● Tìm việc làm trên các website trung gian: CareerViet.vn là một trong số các website uy tín với số lượng tin đăng tuyển dụng lớn. Bạn có thể truy cập tại đây để tham khảo danh sách việc làm kỹ sư nông nghiệp đang tuyển dụng và “apply” vào vị trí phù hợp.
Với những thông tin được CareerViet tổng hợp về mô tả công việc kỹ sư nông nghiệp trên đây, hy vọng sẽ giúp bạn có thêm cẩm nang nghề nghiệp hữu ích. Nếu bạn đang có nhu cầu tìm việc làm liên quan đến vị trí này thì hãy truy cập ngay CareerViet nhé. Chúc bạn mau chóng tìm được một công việc với mức lương hấp dẫn và đúng với kỳ vọng của bản thân.
Nguồn: CareerViet
Vui lòng đăng nhập để thực hiện chức năng này