Thông Báo Việc Làm
Chào mừng bạn đến CareerViet.vn
Tạo thông báo việc làm để xem việc làm phù hợp với bạn, nhà tuyển dụng đã xem hồ sơ của bạn và cập nhật nhiều hơn nữa ...
welcome to careerviet
Lượt xem: 5,456
Cơ quan bảo hiểm xã hội giải đáp thắc mắc của bạn đọc liên quan đến cách tính lương hưu khi chuyển từ hưởng chế độ lương hưu do Nhà nước quy định sang người sử dụng lao động quyết định.
Bạn đọc hỏi: Tôi sinh năm 1972, tham gia bảo hiểm từ năm 2003, tại doanh nghiệp nhà nước tỉnh Bắc giang. Sau đó doanh nghiệp chuyển sang cổ phần từ năm 2008.
Đến năm 2017 tôi chuyển sang tham gia đóng bảo hiệm tại doanh nghiệp tư nhân. Như vậy khi đủ tuổi về hưu cách tính lương hưu của tôi như thế nào?
Về việc này, Bảo hiểm xã hội Việt Nam cho hay, về mức lương hưu hàng tháng, Khoản 2 và Khoản 3 Điều 56 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định từ ngày 01 tháng 01 năm 2018 mức lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng Bảo hiểm xã hội theo quy định và tương ứng với số năm đóng bảo hiểm xã hội như sau:
Lao động nam nghỉ hưu vào năm 2018 là 16 năm, năm 2019 là 17 năm, năm 2020 là 18 năm, năm 2021 là 19 năm, từ năm 2022 trở đi là 20 năm;
Lao động nữ nghỉ hưu từ năm 2018 trở đi là 15 năm. Sau đó cứ thêm mỗi năm, người lao động quy định tại Điểm a và Điểm b khoản này được tính thêm 2%; mức tối đa bằng 75%.
Trường hợp đủ điều kiện hưởng lương hưu do suy giảm khả năng lao động theo quy định tại Điều 55 Luật Bảo hiểm xã hội thì được tính theo quy định nêu trên, sau đó cứ mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi quy định thì giảm 2%.
Trường hợp tuổi nghỉ hưu có thời gian lẻ đến đủ 06 tháng thì mức giảm là 1%, từ trên 06 tháng thì không giảm tỷ lệ phần trăm do nghỉ hưu trước tuổi.
Về mức bình quân tiền lương tháng đóng Bảo hiểm xã hội để tính lương hưu, Khoản 1 và Khoản 3 Điều 62 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định: Người lao động vừa có thời gian đóng Bảo hiểm xã hội thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định, vừa có thời gian đóng Bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tính bình quân tiền lương tháng đóng Bảo hiểm xã hội chung của các thời gian, trong đó thời gian đóng theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định được tính bình quân tiền lương tháng đóng Bảo hiểm xã hội như sau:
Tham gia bảo hiểm xã hội trước ngày 01 tháng 01 năm 1995 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 05 năm cuối trước khi nghỉ hưu;
Tham gia bảo hiểm xã hội trong khoảng thời gian từ ngày 01 tháng 01 năm 1995 đến ngày 31 tháng 12 năm 2000 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 năm cuối trước khi nghỉ hưu;
Tham gia bảo hiểm xã hội trong khoảng thời gian từ ngày 01 tháng 01 năm 2001 đến ngày 31 tháng 12 năm 2006 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 08 năm cuối trước khi nghỉ hưu;
Tham gia bảo hiểm xã hội trong khoảng thời gian từ ngày 01 tháng 01 năm 2007 đến ngày 31 tháng 12 năm 2015 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 10 năm cuối trước khi nghỉ hưu;
Tham gia bảo hiểm xã hội từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 đến ngày 31 tháng 12 năm 2019 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 15 năm cuối trước khi nghỉ hưu;
Tham gia bảo hiểm xã hội từ ngày 01 tháng 01 năm 2020 đến ngày 31 tháng 12 năm 2024 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 20 năm cuối trước khi nghỉ hưu;
Tham gia bảo hiểm xã hội từ ngày 01 tháng 01 năm 2025 trở đi thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của toàn bộ thời gian.
Bảo hiểm xã hội Việt Nam xin được cung cấp quy định của pháp luật Bảo hiểm xã hội về cách tính mức lương hưu hàng tháng để ông/bà được biết.
Nguồn: Báo Lao động
Vui lòng đăng nhập để thực hiện chức năng này