Thông Báo Việc Làm
Chào mừng bạn đến CareerViet.vn
Tạo thông báo việc làm để xem việc làm phù hợp với bạn, nhà tuyển dụng đã xem hồ sơ của bạn và cập nhật nhiều hơn nữa ...
welcome to careerviet
Lượt xem: 12,643
Có rất nhiều lý do khiến bạn bực dọc ở công sở, dù bạn chẳng bao giờ muốn thế. Nhưng bạn sẽ phản ứng bằng cách tìm gặp người có chức trách để phàn nàn, tìm người gây ra nỗi bực dọc để làm cho rõ nguyên nhân, thậm chí ẩu đã hay chịu đựng?
Theo một nghiên cứu mới đây của trường Đại học Columbia, lời phàn nàn càng mang lại hiệu quả cao hơn khi bạn càng tỏ ra bình tĩnh và biết chọn lựa thời điểm trình bày. Cũng theo báo cáo này của trường Đại học Columbia, có 5 điều sau đây bạn cần cân nhắc trước khi phàn nàn ai đó về chuyện gì đó.
1. Hạn chế phàn nàn qua trung gian. Ở phần lớn các trường hợp, nếu bạn trực tiếp gặp người gây cho bạn điều bực dọc để trình bày, bạn có nhiều cơ hội gặt hái thành công hơn. Nhiều người không muốn bị nghe nói lại lời phàn nàn thông qua người thứ ba. Nếu bạn phân vân chưa biết nên gặp trực tiếp hay thông qua người trung gian, hãy hỏi những chuyên gia tư vấn.
2. Quyết định nói gì trước khi nói. Đây là một quy tắc căn bản nhất để buộc người đối diện phải lắng nghe và thường được các nhà lãnh đạo cũng như những nhà hùng biện sử dụng thường xuyên. Bạn cần biết mình muốn gì và phải sắp xếp những ý tưởng sao cho thuyết phục để dễ dẫn dắt đến điều mình mong muốn.
3. Chọn lựa cách “chiến đấu”. Phàn nàn là một hình thức “chiến đấu” tay đôi với một đối tượng, vì phần lớn chúng đụng chạm đến vấn đề lòng tự trọng và quyền lợi riêng tư. Do vậy, bạn chọn lựa cách trực chiến, lối đánh vòng (qua người khác) hay lối phủ đầu... ra sao tùy thuộc một phần vào đối tượng. Nhưng xin bạn lưu ý, đừng tự đẩy bạn vào tình huống tay đấm chân đá.
4. E-mail, điện thoại cũng tốt. Nếu không thể gặp trực tiếp đối tượng, bạn có thể chọn cách khác như viết thư, gửi e-mail, điện thoại, hộp thư thoại. Các phương tiện này giúp bạn bình tĩnh và chọn lựa từ ngữ để ghi vào hay nói trên điện thoại, còn người nghe sẽ không chịu áp lực theo kiểu “chịu trận như một người có lỗi” trước bạn, dù trên thực tế có thể là đúng như vậy. Viết thư, bạn có thể trình bày nhiều điều mà bạn không thể nói được khi gặp trực diện. Nhưng bạn cũng cần lưu ý về giọng điệu của bạn trên điện thoại. Lẽ thường, ai bị phàn nàn cũng bị chạm tự ái, và khó chịu nếu phải nghe một giọng nói chua chát, giận dữ. Vì vậy, bạn hãy bình tĩnh.
5. “Tôi bị thiệt hại rất nhiều vì...”. Đối tác thực hiện không đúng theo thỏa thuận trước đó. Dĩ nhiên bạn có thể áp dụng ngay cách phàn nàn theo kiểu “tấn công dữ dội” rằng: “mọi việc dự kiến như thế này, nhưng thực tế đã diễn ra như vầy và chúng tôi phải chịu thiệt hại rất nhiều...”. Có thể bạn không yêu cầu đối tác bồi thường thiệt hại như bạn nêu, nhưng ít nhất họ sẽ phải xin lỗi và cố gắng đừng để chuyện trễ nải tái diễn.
Và cuối cùng, lời khuyên dành cho bạn là tránh đối kháng, hãy kiềm chế bản thân, sắp xếp và kiểm soát những gì mình nói. Nín nhịn không phàn nàn cũng là một cách, nhưng bạn hãy nhớ rằng những điều bực dọc không nói ra sẽ tích tụ thành “núi”. Quả núi này càng lớn, càng nặng khiến bạn bực dọc dài dài, rất khó làm việc tốt.
Nguồn: (Theo Người Lao Động)
Vui lòng đăng nhập để thực hiện chức năng này