Thông Báo Việc Làm
Chào mừng bạn đến CareerViet.vn
Tạo thông báo việc làm để xem việc làm phù hợp với bạn, nhà tuyển dụng đã xem hồ sơ của bạn và cập nhật nhiều hơn nữa ...
welcome to careerviet
Lượt xem: 39,408
Trong bối cảnh mở cửa với thế giới bằng tri thức và công nghệ, giới trẻ Việt Nam đang “loay hoay” trang bị cho mình những hành trang kiến thức để “ra biển”. Những phân tích, gợi ý của một chuyên gia thuộc tổ chức đào tạo quốc tế hàng đầu tại Việt Nam RMIT sẽ phần nào giúp những dự định tương lai của bạn thành hiện thực.
Theo ông ngành học nào ở Việt Nam sẽ được xem là ngành "nóng" nhất trong những năm tới? Vì sao?
Theo tôi, trong vài năm tới, ngành công nghệ thông tin vẫn là ngành nóng nhất đối với một nước đang có tốc độ phát triển nhanh chóng như Việt Nam. Đặc biệt là sau chuyến viếng thăm của Bill Gates, ngành công nghệ thông tin này của Việt Nam sẽ mở ra nhiều hứa hẹn và khởi sắc mới với sự hợp tác đầu tư và hỗ trợ phát triển từ đại gia công nghệ thông tin hàng đầu thế giới, tập đoàn Microsoft.
Hơn nữa, với lợi thế nổi bật về giá nhân công lao động trong ngành công nghiệp cao cấp này, các tập đoàn công nghệ thông tin lớn trên thế giới đã và đang xem xét việc mở rộng đầu tư vào Việt Nam để biến Việt Nam thành sân sau cho việc gia công các chương trình của mình.
Việc tập đoàn Intel đầu tư nhà xưởng tại Việt Nam với vốn đầu tư lên đến hơn 600 triệu đô la Mỹ cũng sẽ tạo ra nhu cầu cực kỳ lớn cho nhân lực của ngành công nghệ thông tin Việt Nam. Bên cạnh đó, ngành du lịch vẫn sẽ là ngành thu hút nhiều sinh viên theo học vì hiện nay ngành công nghiệp này của Việt Nam còn rất nhiều tiềm năng để phát triển và nhu cầu du lịch của người dân ngày càng tăng cao, khi mà đời sống vật chất của họ ngày một khá lên.
Ông có lời khuyên gì với các học sinh Việt Nam trong việc lựa chọn ngành học trong thời điểm nền kinh tế Việt Nam đang ở giai đoạn hội nhập như hiện nay?
Sinh viên nên suy nghĩ thật chín chắn về những gì mà các em thật sự muốn làm sau khi ra trường. Ngoài việc phù hợp với ý thích và ước mơ của các em thì công việc đó phù hợp như thế nào với sở trường, với tính cách của các em… Một điều quan trọng nữa là các em nên xem xét những dự đoán về nhu cầu nguồn nhân lực của ngành nghề này những năm sau đó như thế nào.
Cũng nên xem xét thật cẩn trọng nhiều mặt của vấn đề như chất lượng giảng dạy của ngành học đó như thế nào, có đáp ứng được nhu cầu thực tiễn của các doanh nghiệp và thị trường lao động hay không, học phí, điều kiện học tập… Đừng bao giờ chọn ngành học đó chỉ vì người bạn thân của mình sẽ học ngành đó hay vì hiện nay học ngành đó mới là thời thượng…
So với sinh viên RMIT ở Autralia thì thực tiễn, sinh viên trường RMIT Việt Nam có điều kiện tiếp cận nhiều với những tiến bộ về khoa học kỹ thuật công nghệ như sinh viên trường RMIT ở Malbourne không?
Thứ nhất, lượng sinh viên nhỏ hơn tạo ra môi trường giảng dạy đặc biệt có một không hai cho RMIT Việt Nam như các lớp học có ít sinh viên (tối đa 18 em cho lớp học tiếng Anh và 25 em cho bậc đại học) nhằm tạo điều kiện cho sinh viên được tiếp cận với giảng viên một cách dễ dàng nhất, đồng thời mang đến cho các em nhiều cơ hội hơn trong việc sử dụng các trang thiết bị học tập cũng như giải trí của trường.
Thứ hai, trong khi kết quả học tập là hoàn toàn giống nhau, chúng tôi đã ngữ cảnh các khóa học để cho chúng trở nên thực tế hơn và tạo được mối liên hệ mật thiết với Việt Nam. Để tôi cho bạn một ví dụ.
Chương trình MBA của chúng tôi hoàn toàn giống với chương trình MBA hiện đang giảng dạy tại Autralia nhưng chúng tôi luôn sử dụng các ví dụ liên quan trực tiếp với người đang sống và làm việc tại Đông Nam Á. Đó là một trong những lợi thế của chương trình MBA tại Việt Nam vì sinh viên của chúng tôi là đa văn hóa. Chúng tôi có sinh viên đến từ Autralia, Mỹ, Canada, Đức, Malysia, Singapore, Đài Loan và Hàn Quốc…
Các ví dụ được sử dụng trong quá trình học như Nike – Việt Nam hay Foster – Trung Quốc thực sự khiến các học viên cảm thấy quen thuộc hơn với môi trường kinh doanh quốc tế như hiện nay. Mang những ngữ cảnh loại này vào chương trình học tập đã khiến chương trình MBA của RMIT Việt Nam thật sự phù hợp và giữ được mối liên hệ mật thiết với sinh viên.
Chúng tôi có môn học bắt buộc cho tất cả sinh viên mang tên Thực tập thực tiễn, môn học độc đáo này bao gồm 1 học kỳ làm việc thực thu tại một công ty, doanh nghiệp, giúp sinh viên có cơ hội được cọ xát với môi trương làm việc thực tế, lấy thêm kinh nghiệm và kiến thức. Chương trình này là cơ hội vàng cho sinh viên RMIT Việt Nam để tìm được việc làm thích hợp. Hầu hết tất cả các sinh viên năm cuối của chúng tôi đều tìm được việc làm tại chính công ty, doanh nghiệp mà họ thực tập trước khi ra trường.
Đại học RMIT là một trong những trường đại học đầu tiên ở Việt Nam triển khai e-learning? Xin cho biết hiệu quả của việc triển khai e-learning ở trường?
Khác với khái niệm thông thường về e-learning là phương pháp dạy và học mà ở đó giáo viên truyền thu bài giảng từ xa (hầu hết ở nước ngoài) thông qua mạng internet. Tại RMIT Việt Nam, e-learning mang ý nghĩa là phương pháp học với sự hỗ trợ của hệ thống dữ liệu điện tử phong phú được nằm trên mạng nội bộ của RMIT Việt Nam và trong thư viện điện tử RMIT Melbourne vốn kết nối vào nhiều hệ thống dữ liệu uy tín khác trên thế giới.
RMIT Việt Nam không dùng phương pháp giảng bài từ xa thông qua mạng internet vì chúng tôi có đôi ngũ giảng viên chất lượng cao làm việc và sinh sống ngày tại Việt Nam. Sinh viên của chúng tôi được dạy và trao đổi trực tiếp với giáo viên và ngồi học trong một lớp học trực thu. E-learning tại RMIT Việt Nam cũng bao gồm việc thảo luận với giáo viên và các bạn về một vấn đề học tập trên bàn tròn trực tuyến.
Việc áp dụng phương pháp học mới này đã mở ra cho sinh viên RMIT Việt Nam cơ hội được tiếp cận rộng rãi với nền tri thức nhân loại một cách nhanh chóng, đồng thời hình thành cho các em thói quen tự học, tự nghiên cứu. Điều này rất tốt vì nó giúp các em truy cập được thông tin phong phú và đa dạng từ các nguồn khác nhau, phát huy tối đa tính năng sáng tạo và độc lập trong học tập, trong suy nghĩ, cũng như tạo cho các em biết cách tự học ngay cả sau khi rời khỏi ghế nhà trường.
Chúng ta đều biết học tập là một quá trình không bao giờ có điểm dừng. Hơn nữa, việc tra cứu tài liệu trên mạng một cách thường xuyên cũng giúp các em có những kỹ năng vượt trội về sử dụng có hiệu quả mạng internet.
E-learning là phương thức đào tạo khá mới mẻ đối với học sinh Việt Nam, nếu chưa có kiến thức căn bản về e-learning thì học sinh có thể theo kịp phương pháp học hay không?
Theo nhận xét của tôi, sinh viên Việt Nam rất thông minh, làm việc siêng năng, chăm chỉ và khá nhạy bén trong việc tiếp cận công nghệ cao vì vậy tôi nghĩ sinh viên Việt Nam hoàn toàn có khả năng theo kịp phương pháp học tập mới một cách nhanh chóng.
Xin cảm ơn ông!
Xem thêm cơ hội tìm việc làm mới tại CareerViet :
Nguồn: Theo Tiêu Dùng
Vui lòng đăng nhập để thực hiện chức năng này