Thông Báo Việc Làm
Chào mừng bạn đến CareerViet.vn
Tạo thông báo việc làm để xem việc làm phù hợp với bạn, nhà tuyển dụng đã xem hồ sơ của bạn và cập nhật nhiều hơn nữa ...
welcome to careerviet
Lượt xem: 16,247
Niềm vui đỗ đạt của nhiều tân sinh viên đang nhanh chóng bị thay thế bằng nỗi lo buồn về học phí. Số tiền mà mỗi người phải đóng cho một năm học xấp xỉ 2 triệu đồng đối với trường thấp nhất, và nhiều nhất trên 4 triệu đồng. Trong khi đó các ĐH vẫn "kêu trời" vì thu khó bù nổi chi.
Cầm 2 giấy báo trúng tuyển của một Cao đẳng và một ĐH tại TP HCM, Nguyễn Văn Thiện, quê ở Hà Tĩnh, vẻ mặt rầu rầu. Thiện muốn học ĐH nhưng để có khoảng 600.000 đồng một tháng cho học phí, cùng nhiều chi phí khác cho sinh hoạt và học tập ở thành phố, gia đình em ở ngoài quê không biết lấy đâu lo cho đủ. "Cha mẹ và chị em làm ruộng, bán cả đàn lợn và vay thêm họ hàng mới được hơn 3 triệu cho em mang vào TP HCM. Nếu nộp cả năm ĐH thì không biết sắp tới ăn, ở bằng gì. Còn học Cao Đẳng, thời gian ngắn hơn song học phí cũng chẳng kém ĐH bao nhiêu mà ra trường xin việc chắc khó hơn", Thiện nói.
Nỗi lo của Thiện cũng là nỗi lo chung của nhiều tân sinh viên hiện nay, khi mà hầu hết ĐH trên địa bàn đều có nhu cầu tăng thêm học phí.
ĐH Dân lập Công nghệ Sài Gòn tăng mức phí ngành Quản trị, Kế toán lên mỗi sinh viên 4 triệu đồng một năm, các ngành còn lại lên 4,2 triệu đồng. Hiệu trưởng Hồ Đắc Thọ lý giải, mức tăng chênh lệch do nhu cầu đầu tư trang thiết bị phục vụ đào tạo các khoa, ngành khác nhau.
Cũng theo ông Thọ, phí đã tăng cũng chưa phù hợp với thực tế các khoản chi của trường. Chỉ những khoản liên quan tới hoạt động học đường, ngoại khoá của sinh viên, trường đã chi 70-80% học phí. "Chúng tôi chưa lấy học phí của thí sinh để chi cho xây dựng cơ bản. Một trong những nguồn mà nhiều ĐH trông mong có được để bù chi là vốn chuyển giao nghiên cứu khoa học, công nghệ của trường cho các đơn vị, doanh nghiệp. Nhưng ở những ĐH công lập lâu năm, tỷ lệ thu từ nguồn này so với thu từ học phí còn không đáng kể, ĐH dân lập như chúng tôi chắc phải đợi rất lâu", ông Thọ bày tỏ.
ĐH Dân lập Bình Dương cũng tăng học phí các ngành khối C từ 3.600.000 đồng lên 3.800.000 đồng một năm, khối A từ 3.800.000 đồng lên 4.000.000 đồng. Theo ông trợ lý Hiệu trưởng Nguyễn Hồng Đào, mức học phí này vẫn chưa thấm vào đâu so với các khoản chi của ĐH Dân lập Bình Dương. "45% học phí chúng tôi trích để đầu tư cho xây dựng cơ bản và đầu năm học này, đã phải trả 4 tỷ đồng. Xăng lên giá, vật giá các loại trên thị trường lên giá. Chỉ tính riêng chi phí cho 2 ôtô đưa đón thày cô đến trường, ngày 4 lần đã là một khoản đáng kể rồi", ông Đào than.
Văn Hiến là một trong số ít các ĐH dân lập phía
Mức học phí ở hầu hết các ĐH công lập trên địa bàn không thể lên được nữa vì đã... chạm trần ít nhất từ 1-2 năm trước, với mỗi sinh viên 1,8 triệu đồng một năm.
Hiệu trưởng ĐH Luật TP HCM Nguyễn Văn Luyện, cho biết, mức học phí trên không đáng kể so với mức chi hàng năm của trường. "Kỳ tuyển sinh năm nào chúng tôi cũng phải bù 80-100 triệu đồng, bắt buộc lấy từ học phí ra. Những khoản cần chi khác phải hạn chế đi", ông Luyện nói.
Còn theo ông Nguyễn Chu Hùng, ĐH Quốc Gia TP HCM, quy định về mức học phí này được áp dụng cách đây hàng chục năm và không còn phù hợp với thực tế hiện nay. "Các trường trực thuộc ĐH Quốc gia không thể trông chờ vào chuyện lấy nguồn học phí để đầu tư cho trang thiết bị dạy và học", ông Hùng nói.
Ông Hùng cũng cho biết, các trường thuộc ĐH Quốc gia đã mở thêm các lớp không chính quy, hệ tại chức... góp phần bù những thiếu hụt vì nhiều khoản phải chi, cải thiện thêm thu nhập cho cán bộ giảng dạy, Tuy nhiên, học phí những lớp này cũng giới hạn trong mức trần nhất định và để đảm bảo chất lượng đào tạo, ĐH Quốc gia cũng phải khống chế số lượng các lớp ngoài chính quy.
Đại diện các trường đều cho rằng, nếu không tăng học phí thì khó khăn cho việc đầu tư toàn diện của trường nhưng tăng lên quá thì sinh viên, đặc biệt là sinh viên nông thôn, vùng xa khó có điều kiện đáp ứng. Đại diện các trường cũng nhìn nhận, mức học phí không phải là yếu tố tiên quyết chất lượng đào tạo.
"Chất lượng đào tạo tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố, như: chất lượng đội ngũ giảng dạy, đầu vào của sinh viên, điều kiện thực hành... Nhưng việc thu học phí cũng phải xem xét một cách thấu đáo nhất. Thu học phí mức nào và đầu tư vào đâu cho hiệu quả là vấn đề của mỗi trường và cần sự bàn bạc, thống nhất của tất cả các ban trong trường", Hiệu trưởng ĐH Luật TP HCM, nói
SV Việt làm thêm ở nước ngoài
Hơn cả sinh viên trong nước, khi du học, sinh viên Việt
Sang Anh một thời gian ngắn, tôi cũng bước đầu tìm việc làm thêm.
Ở đây có nhiều mạng tìm việc: trường đại học, cả nước và từng địa phương, với rất nhiều công việc khác nhau, cập nhật liên tục. Visa của sinh viên chỉ cho phép làm việc tối đa 20 giờ/ tuần nên chỉ có thể làm "part time" (bán thời gian).
Nếu là sinh viên ngành y thì có thể làm trong bệnh viện, trung tâm sức khỏe với thu nhập cũng khá cao; sinh viên các ngành khác có thể làm những công việc như: nhập dữ liệu, trực thư viện, phục vụ căng-tin, dọn dẹp, trực điện thoại, marketing...
Nhưng những việc này thường làm trong giờ hành chính - cũng là giờ học - nên khá bất tiện. Nếu là nghiên cứu sinh thì có thể tìm thu nhập thông qua việc học của mình như: hướng dẫn thí nghiệm, chấm bài tập sinh viên, gác thi, trợ giúp cho sinh viên ở ký túc xá... Nhưng những việc này thuộc loại "thời vụ" nên các nghiên cứu sinh cũng phải tìm việc làm thêm bên ngoài.
Qua một thời gian, bạn Thuỳ Ngân cho biết: "Việc... rửa bát đĩa hoặc phục vụ trong các nhà hàng có vẻ "phù hợp" với sinh viên vì thường làm ngoài giờ, không ảnh hưởng đến giờ học. Nhưng đó không phải là công việc nhẹ nhàng vì đâu chỉ rửa mà còn phải bưng bê, dọn dẹp. Do đó, hầu như chỉ có nam mới làm được.
Nhiều sinh viên cho biết, vào đầu năm học, trang web việc làm của trường sẽ đăng tải nhiều việc làm thêm. Dịp này, tôi cũng xin được một bộ hồ sơ vào vị trí Library Assistant, làm "part time".
Hiện nay, thư viện một số trường đại học ở Anh thí điểm mở cửa 24/ 24 giờ nên họ cần thêm những người trực thư viện vào các giờ khác nhau. Người làm việc này phải có trách nhiệm theo dõi việc sinh viên mượn, mang sách ra vào thư viện, trả lời, hướng dẫn thắc mắc của sinh viên về quy định thư viện...
Công việc mô tả khá chi tiết và đưa ra những yêu cầu khá cao như phải có kinh nghiệm, có kỹ năng giao tiếp, khả năng tổ chức, chịu đựng áp lực cao (có thể làm thêm thứ bảy và chủ nhật), kiên nhẫn, có thái độ thân thiện, năng động, nhiệt tình, sử dụng vi tính tốt, biết trả lời điện thoại hòa nhã, biết làm việc theo nhóm...
Hồ hởi điền hồ sơ xin việc, đến những yêu cầu cuối cùng mới thấy thật nan giải. Hồ sơ yêu cầu phải có 2 người viết thư giới thiệu (Reference). Người giới thiệu tất nhiên phải có uy tín thì mới mong được tuyển chọn. Mới sang đây một thời gian ngắn thì tìm đâu ra người giới thiệu và cũng không ai can đảm viết thư giới thiệu cho một người vừa mới biết.
Thế là ngay khâu đầu tiên, đã biết mình đã không đủ điều kiện. Quay sang các công việc "chân tay" thuần túy, một số sinh viên cho biết ngay cả rửa chén bát cũng đôi khi cần người giới thiệu! Vậy là đành phải đợi thêm một thời gian nữa, khi đã có nhiều mối quan hệ mới có thể bắt đầu tìm việc làm thêm.
Trao đổi với một số sinh viên, tôi nhận thấy rằng có những việc làm thêm, nếu ở trong nước, họ sẽ cân nhắc lựa chọn. Nhưng ở Anh, đời sống quá đắt đỏ, họ đành phải chấp nhận những việc này như là một phương án tạm thời để đeo đuổi việc học đến cùng".
Nguồn: (Theo Thanh Niên)
Vui lòng đăng nhập để thực hiện chức năng này