Thông Báo Việc Làm
Chào mừng bạn đến CareerViet.vn
Tạo thông báo việc làm để xem việc làm phù hợp với bạn, nhà tuyển dụng đã xem hồ sơ của bạn và cập nhật nhiều hơn nữa ...
welcome to careerviet
Lượt xem: 12,353
Xung quanh việc các trường ĐH-CĐ thi nhau tăng học phí trong thời gian qua, PV Báo Thanh Niên đã trao đổi với ông Nguyễn Văn Ngữ (ảnh), Vụ trưởng Vụ Kế hoạch Tài chính - Bộ GD-ĐT.
*Thưa ông, hầu hết các trường ngoài công lập đều đột ngột tăng học phí với mức 30-40%, có trường tăng tới 50%. Điều đó khiến SV gặp không ít khó khăn. Vậy quan điểm của ông về việc này như thế nào?
- Theo Luật Giáo dục hiện hành, các trường dân lập, trường tư thục hoạt động theo nguyên tắc tự chủ về tài chính, tự cân đối thu chi. Với quy định này, trong trường hợp cần thiết để đảm bảo nguồn kinh phí hoạt động, các trường có thể điều chỉnh (tăng) mức thu học phí đối với người học. Các trường ĐH-CĐ công lập luôn bị khống chế trong khung học phí do nhà nước quy định vì đã được hưởng phần đầu tư từ ngân sách Nhà nước, không được tự điều chỉnh mức thu học phí.
Còn các trường ngoài công lập, do phải tự đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và bảo đảm kinh phí hoạt động bằng vốn ngoài ngân sách nhà nước nên được phép điều chỉnh học phí cho phù hợp với các điều kiện thực tế. Nhưng thu ở mức nào, tăng bao nhiêu, thì các trường phải cân nhắc kỹ lưỡng. Khi xác định mức học phí, nên xem xét trong bối cảnh rất nhiều thứ đã tăng giá, ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân. Đồng thời, mức học phí phải tương xứng với kinh phí đầu tư cho hoạt động và chất lượng đào tạo của trường để người học có thể chấp nhận được.
*Vậy làm thế nào để sinh viên kiểm soát được mức thu học phí của nhà trường là tương xứng với kinh phí đầu tư và chất lượng đào tạo, thưa ông?
- Trước hết, các trường phải công khai các tiêu chí đảm bảo chất lượng và công khai công tác thu chi tài chính. Tuy nhiên chất lượng của nhà trường chưa thể đánh giá ngay từ khi thu học phí. Ví dụ: đầu năm học nhà trường đã thu tiền nhưng phải hết năm học, hết khóa học mới đánh giá được chất lượng đào tạo. Vì vậy, người học chỉ có thể kiểm soát học phí đó sử dụng vào cái gì, ví dụ trường thông báo là mua sắm trang thiết bị phục vụ đào tạo, xây dựng cơ sở vật chất, trả lương giáo viên... thì tất cả những việc ấy có được thực hiện không. Bộ sẽ yêu cầu nhà trường thực hiện việc công khai, trong đó công khai các điều kiện đảm bảo chất lượng ví dụ như cơ sở vật chất, giảng viên.
“Mức thu học phí phải được công khai trước khi học để người học biết mà lựa chọn, chứ đừng tuyển người học vào rồi mới cho biết ”. |
Nguồn: Theo Thanh Niên
Vui lòng đăng nhập để thực hiện chức năng này