Thông Báo Việc Làm
Chào mừng bạn đến CareerViet.vn
Tạo thông báo việc làm để xem việc làm phù hợp với bạn, nhà tuyển dụng đã xem hồ sơ của bạn và cập nhật nhiều hơn nữa ...
welcome to careerviet
Lượt xem: 13,120
Bạn mới ra trường, chưa nắm được một tý kinh nghiệm làm việc nào trong tay. Không tự tin khi tiến đến một cuộc phỏng vấn với nhiều đối thủ dày dạn kinh nghiệm. Đừng lo. Bạn hãy suy nghĩ, ghi chép lại về những kết quả học tập và những hoạt động tình nguyện. Chỉ cần vài giờ bạn sẽ có một Resume hoàn hảo, gây chú ý trước nhà tuyển dụng tương lai bằng những tiêu chí sau.
Gom lại những thành tích đã đạt được
Những thành quả học tập nào đã đạt được lúc bạn còn ngồi trên ghế nhà trường, những công việc bán thời gian đã từng làm, các dự án có triển vọng và các hoạt động tình nguyện? Bạn có thể liệt kê chúng ra vào phần Thành tích "Accomplishments" ở trong Resume của bạn.
Bạn có được ủy thác vào một số vị trí khi còn học như: Hoạt động tình nguyện, ban lãnh đạo ở lớp/trường, phụ kinh doanh với gia đình, hay những việc bán thời gian đã từng làm như nhân viên bán hàng, thu ngân không? Hãy liệt kê danh sách những công việc đó ở trong mục Công việc/hoạt động tình nguyện/ công tác ở trường “the job/volunteer/school descriptions”. Những hoạt động ấy sẽ nói lên bạn là một người đáng tin cậy.
Lúc còn nhỏ bạn có thường làm những việc lặt vặt như bán rau, bán bánh kẹo hay phụ giúp gia đình buôn bán gì không? Hãy liệt kê chúng vào mục Công việc "Job", những điều đó sẽ làm nổi bật lên khả năng hoạt động buôn bán của bạn.
Bạn có làm nhiều chuyên đề thực tập ở trường không? Bạn đã từng làm trợ giảng cho trường hay các hoạt động giảng dạy nào khác, chúng cho bạn nhiều kỹ năng chứ? Đó cũng là bắt đầu một công việc. Hãy liệt kê chúng ra.
Năng lực và kỹ năng
Nêu ra những kỹ năng nào mà bạn có và phù hợp với tiêu chí của nhà tuyển dụng? Một số kỹ năng như: Kỹ năng về tin học, thiết lập chương trình tin học, khả năng học hỏi những chương trình tin học mới, kỹ thuật đánh máy, kỹ năng nghe nói chuyện qua điện thoại, kỹ năng giao tiếp tốt với khách hàng, những dự án lớn của bạn, mục tiêu, nghị lực, tính toán giỏi, kỹ năng nghe, kỹ năng viết, kỹ năng truyền đạt tốt (viết và trình bày trước mọi người), khả năng làm việc trong môi trường áp lực cao, những điều ấy bạn có chứ? Liệt kê danh sách những tiêu chí ấy và viết chúng vào mục Kỹ năng “Skills” trong Resume của bạn.
Các khóa học, tập huấn, các chương trình chuyên đề nghiên cứu. Nếu bạn có tham gia thì hãy trình bày ra, điều đó sẽ quan trọng để gây sự chú ý cho nhà tuyển dụng tương lai. Thậm chí nếu bài diễn thuyết hay khóa học ấy chỉ diễn ra trong một tiếng đồng hồ thì hãy liệt kê chúng ra và thêm vào ở mục Thêm vào "additional" trong Resume của bạn.
Lập danh sách cho những công việc bạn đã làm: Bạn đã từng làm những công viêc nào trong lúc bạn còn học. Hãy cố gắng nhớ lại và liệt kê ra vị trí việc làm, tên và địa chỉ của những công ty đó. Bạn đừng bỏ sót một công việc nào dù bạn chỉ làm trong vài ngày hay vài giờ, vì chỉ bao nhiêu đó cũng cho bạn vài kinh nghiệm nhỏ rồi.
Những hoạt động tình nguyện và các chuyên đề thực tập: Liệt kê ra những hoạt động đó theo thứ tự thời gian thêm vào mục Hoạt động tình nguyện "volunteer" trong Resume của bạn.
Vì chưa có kinh nghiệm làm việc nên bạn có thể dùng mẫu sơ yếu lý lịch trình bày theo thứ tự thời gian “Chronological” thì thích hợp hơn. Trình bày việc học và các hoạt động theo từng thời điểm ứng với từng tiêu đề hoạt động.
Nếu hội tụ đầy đủ những tiêu chí trên mà không cần có nhiều kinh nghiệm làm những công việc chính thức ngoài thị trường, thì bạn nên tự tin bước vào cuộc phỏng vấn trực tiếp với nhà tuyển dụng. Sẽ mở ra cho bạn một bước khởi đầu thành công đó.
Nguồn: HRvietnam
Vui lòng đăng nhập để thực hiện chức năng này