Thông Báo Việc Làm
Chào mừng bạn đến CareerViet.vn
Tạo thông báo việc làm để xem việc làm phù hợp với bạn, nhà tuyển dụng đã xem hồ sơ của bạn và cập nhật nhiều hơn nữa ...
welcome to careerviet
Lượt xem: 6,394
Nếu đảm bảo đủ sức khỏe thì có thể đi làm lại sớm khi chưa hết thời gian nghỉ thai sản, nếu tôi sử dụng khoảng thời gian nghỉ thai sản này để làm việc cho doanh nghiệp khác thì có vi phạm quy định pháp luật không?
Theo khoản 1 và khoản 3 Điều 139 Bộ luật Lao động 2019 quy định về thời gian nghỉ thai sản như sau:
Nghỉ thai sản
1. Lao động nữ được nghỉ thai sản trước và sau khi sinh con là 06 tháng; thời gian nghỉ trước khi sinh không quá 02 tháng.
Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ 02 trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng.
...
3. Hết thời gian nghỉ thai sản theo quy định tại khoản 1 Điều này, nếu có nhu cầu, lao động nữ có thể nghỉ thêm một thời gian không hưởng lương sau khi thỏa thuận với người sử dụng lao động
...
Theo đó, người lao động nữ được nghỉ thai sản trước và sau khi sinh con là 06 tháng; thời gian nghỉ trước khi sinh không quá 02 tháng.
Nếu sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ 02 trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng.
Hết thời gian nghỉ thai sản theo quy định, nếu có nhu cầu, lao động nữ có thể nghỉ thêm một thời gian không hưởng lương sau khi thỏa thuận với người sử dụng lao động.
Sử dụng thời gian nghỉ thai sản để làm việc cho doanh nghiệp khác thì người lao động có vi phạm quy định pháp luật không?
Căn cứ khoản 4 Điều 139 Bộ luật Lao động 2019 quy định về nghỉ thai sản như sau:
Nghỉ thai sản
...
4. Trước khi hết thời gian nghỉ thai sản theo quy định tại khoản 1 Điều này, lao động nữ có thể trở lại làm việc khi đã nghỉ ít nhất được 04 tháng nhưng người lao động phải báo trước, được người sử dụng lao động đồng ý và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về việc đi làm sớm không có hại cho sức khỏe của người lao động. Trong trường hợp này, ngoài tiền lương của những ngày làm việc do người sử dụng lao động trả, lao động nữ vẫn tiếp tục được hưởng trợ cấp thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.
...
Từ quy định trên thì người lao động nữ có thể trở lại doanh nghiệp làm việc khi đã nghỉ ít nhất được 04 tháng nhưng người lao động phải báo trước và được người sử dụng lao động đồng ý.
Bên cạnh đó, người lao động còn cần phải có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về việc đi làm sớm không có hại cho sức khỏe của người lao động.
Trong trường hợp này, ngoài tiền lương của những ngày làm việc do người sử dụng lao động trả, lao động nữ vẫn tiếp tục được hưởng trợ cấp thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.
Căn cứ Điều 10 Bộ luật Lao động 2019 quy định về quyền làm việc của người lao động như sau:
Quyền làm việc của người lao động
1. Được tự do lựa chọn việc làm, làm việc cho bất kỳ người sử dụng lao động nào và ở bất kỳ nơi nào mà pháp luật không cấm.
2. Trực tiếp liên hệ với người sử dụng lao động hoặc thông qua tổ chức dịch vụ việc làm để tìm kiếm việc làm theo nguyện vọng, khả năng, trình độ nghề nghiệp và sức khỏe của mình.
Theo đó, pháp luật quy định rằng người lao động được tự do lựa chọn việc làm, làm việc cho bất kỳ người sử dụng lao động nào và ở bất kỳ nơi nào mà pháp luật không cấm.
Như vậy, có thể hiểu pháp luật không cấm việc người lao động làm việc cùng lúc ở cả hai doanh nghiệp.
Nên việc người lao động nữ sử dụng thời gian nghỉ thai sản để làm việc tại doanh nghiệp khác là không trái với quy định pháp luật.
Tuy nhiên, người lao động cũng cần phải đảm bảo đã nghĩ đủ thời gian thai sản ít nhất 04 tháng; được doanh nghiệp đồng ý cho làm việc và phải có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về việc đi làm sớm không có hại cho sức khỏe của người lao động theo quy định pháp luật.
Theo Điều 13 Bộ luật Lao động 2019 thì hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công, tiền lương, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động.
Bên cạnh đó, tại Điều 21 Bộ luật Lao động 2019 quy định về nội dung trong hợp đồng lao động như sau:
Nội dung hợp đồng lao động
1. Hợp đồng lao động phải có những nội dung chủ yếu sau đây:
a) Tên, địa chỉ của người sử dụng lao động và họ tên, chức danh của người giao kết hợp đồng lao động bên phía người sử dụng lao động;
b) Họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, nơi cư trú, số thẻ Căn cước công dân, Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người giao kết hợp đồng lao động bên phía người lao động;
c) Công việc và địa điểm làm việc;
d) Thời hạn của hợp đồng lao động;
đ) Mức lương theo công việc hoặc chức danh, hình thức trả lương, thời hạn trả lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác;
e) Chế độ nâng bậc, nâng lương;
g) Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi;
h) Trang bị bảo hộ lao động cho người lao động;
i) Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp;
k) Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề.
2. Khi người lao động làm việc có liên quan trực tiếp đến bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ theo quy định của pháp luật thì người sử dụng lao động có quyền thỏa thuận bằng văn bản với người lao động về nội dung, thời hạn bảo vệ bí mật kinh doanh, bảo vệ bí mật công nghệ, quyền lợi và việc bồi thường trong trường hợp vi phạm.
...
Pháp luật không cấm người lao động làm việc cho hai doanh nghiệp cùng lúc nhưng người lao động cần đảm bảo thực hiện đúng nghĩa vụ của mình với doanh nghiệp trong hợp đồng lao động đã giao kết.
Trường hợp người lao động có liên quan trực tiếp đến bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ của doanh nghiệp thì khi làm việc ở một doanh nghiệp khác có thể sẽ vi phạm nghĩa vụ của người lao động với doanh nghiệp và phải chịu bồi thường.
Xem thêm cơ hội tìm việc làm mới tại CareerBuilder:
Nguồn: Thư Viện Pháp Luật
Vui lòng đăng nhập để thực hiện chức năng này