Thông Báo Việc Làm
Chào mừng bạn đến CareerViet.vn
Tạo thông báo việc làm để xem việc làm phù hợp với bạn, nhà tuyển dụng đã xem hồ sơ của bạn và cập nhật nhiều hơn nữa ...
welcome to careerviet
Lượt xem: 9,096
Xem thêm cơ hội tìm việc làm mới tại CareerBuilder:
Nhiều doanh nghiệp cải thiện năng suất lao động nhưng nguồn lực có hạn, trong khi phải đau đầu với bài toán quản trị nhân lực để giữ chân người lao động.
Số liệu của Tổng cục Thống kê chỉ ra sự chênh lệch lớn trong năng suất, hiệu quả lao động (LĐ) của người Việt Nam và các nước. Ngay trong khu vực Đông Nam Á, năng suất lao động (NSLĐ) của người Việt chỉ cao hơn người Campuchia và thua xa người Thái Lan, Indonesia, Philippines.
Thiếu nguồn nhân lực
Từ nhiều năm nay, khi áp lực cạnh tranh trong nền kinh tế hội nhập gia tăng, các doanh nghiệp (DN) Việt Nam đã đau đầu với bài toán cải thiện NSLĐ. Tuy nhiên, số DN làm được và duy trì liên tục hiệu quả cải thiện này không nhiều. Để hỗ trợ DN nâng cao năng suất, tăng khả năng cạnh tranh, Bộ Công Thương phối hợp một số tổ chức, DN thực hiện các chương trình hỗ trợ cải tiến, đào tạo về năng suất - chất lượng cho DN. Điển hình trong đó là chương trình tư vấn cải tiến của Tập đoàn Samsung (Hàn Quốc), chương trình của World Bank...
Trong các chương trình này, chuyên gia trực tiếp đến DN, cùng tìm ra những lỗi hạn chế và hỗ trợ khắc phục dựa trên hiện trạng, nguồn lực có sẵn của DN. Nhiều DN được tư vấn đã phản hồi kết quả khả quan, NSLĐ tăng đáng kể nhưng không duy trì được lâu.
Tại TP HCM, Công ty TNHH Sản xuất Thương mại In Minh Mẫn, một trong những DN có uy tín trong ngành in được chọn tham gia nhiều chương trình đào tạo, cải tiến do Trung tâm Phát triển Công nghiệp hỗ trợ TP HCM (trực thuộc Sở Công Thương) phối hợp các đối tác nước ngoài tổ chức. Tích lũy được khá nhiều "vốn liếng" từ những đợt cải tiến như vậy nhưng bà Trương Thị Thu Trâm, phó giám đốc công ty, cho biết công ty đang loay hoay trong việc cải thiện NSLĐ hơn nữa.
Theo bà Trâm, trong những lần được chuyên gia hỗ trợ cải tiến, công ty đã tiết kiệm được rất nhiều chi phí sản xuất nhờ sắp xếp lại nhà xưởng khoa học, hợp lý hơn, kiểm soát được tồn kho, giảm tỉ lệ sản phẩm sai lỗi, giảm thời gian chết... Đặc biệt, tinh thần làm việc, kỷ luật LĐ cũng được nâng cao. Thế nhưng, sau mỗi đợt tập trung cao, tâm lý công nhân lại "xả" ra nên gần như trở về như cũ. "Hạn chế lớn nhất khiến năng suất chưa đạt như kỳ vọng đến từ ý thức người LĐ. Đây là thực trạng chung của hầu hết DN" - bà Trâm chia sẻ.
Thực tế này được các chuyên gia nhìn nhận, bởi hiện không ít DN đầu tư máy móc kỹ thuật hiện đại, đầu tư vào sản xuất... nhưng lại thiếu nguồn nhân lực đáp ứng được nhu cầu khi việc đào tạo vẫn "thừa thầy, thiếu thợ". Kết quả là không dễ cải thiện đồng bộ NSLĐ.
Để tăng năng suất lao động, song song với trả lương cao, doanh nghiệp cần đầu tư máy móc thiết bị hiện đại, đào tạo công nhân có thể làm được các khâu. (Ảnh chỉ có tính minh họa). Ảnh: QUANG LIÊM
Thay đổi tư duy quản lý
Để quản lý tốt nguồn nhân lực, nâng cao NSLĐ, một số DN có tài chính tốt đã ứng dụng phần mềm ERP về quản trị DN, với chi phí ít nhất 3-4 tỉ đồng, cộng thêm đào tạo nhân sự, chi phí duy trì... Tuy nhiên, với nhiều DN nhỏ và vừa, siêu nhỏ thì không thể vì khả năng tài chính có hạn. Do đó, họ vẫn áp dụng quản lý theo kiểu cũ từ ghi nhận, chấm công, tính lương, thống kê năng suất... bằng cách thủ công, để dành tiền mua máy móc, thiết bị, sửa sang nhà xưởng.
"5-6 năm trước, Công ty TNHH Sản xuất Thương mại In Minh Mẫn đã có ý định mua phần mềm quản lý nhưng đơn vị cung cấp báo giá đến vài tỉ đồng trong khi 1 máy in chỉ khoảng 1 tỉ đồng. Việc đầu tư hệ thống quản lý bài bản vì vậy tạm gác lại. Nếu có hệ thống quản lý, chấm công tự động thì sẽ dễ đánh giá năng lực làm việc, hiệu suất LĐ của nhân viên để từ đó có chế độ khen thưởng, động viên phù hợp và khuyến khích công nhân nỗ lực làm tốt hơn để được hưởng lợi nhiều hơn. Còn vẫn làm như cách cũ thì phải chấp nhận sự tương đối, trong đó bao gồm cả việc người LĐ chỉ làm việc tương đối, không hết năng suất. Muốn đổi mới, tăng năng suất, chúng tôi đã tuyển thêm nhân sự cấp cao để quản lý nhưng nguồn lực chưa đáp ứng thì một vài cá nhân tiên tiến cũng không thể kéo cả bộ máy chạy trơn tru" - bà Trương Thị Thu Trâm bộc bạch.
Dẫn chứng thêm những khó khăn về nguồn lực, ông Lê Minh Quang, Giám đốc Công ty TNHH Tư vấn và Thương mại Innovit Sài Gòn, cho biết trong ngành chế biến gỗ đòi hỏi LĐ có kỹ năng nhưng LĐ đầu vào gần như không có kỹ năng, DN phải đào tạo từ đầu. Một thực tế khác là DN Việt chủ yếu gia công, nhận những đơn hàng khó, đòi hỏi phải làm thủ công nhiều nên phụ thuộc vào công LĐ của công nhân. Chỉ những DN có bộ phận thiết kế riêng, vừa thiết kế vừa sản xuất mới có lợi nhuận tốt.
Để cải thiện NSLĐ, theo ông Lê Minh Quang, DN phải tập trung cải tiến các khâu yếu, trang bị các kỹ năng mềm…; đồng thời, những ông chủ phải thay đổi tư duy quản lý: chấp nhận trả lương cao cho người LĐ nhưng tính toán sao cho năng suất tăng, giảm hao hụt nhiều nhất, môi trường LĐ cải thiện, an toàn LĐ được bảo đảm để tạo động lực cho người LĐ. Song song đó, đầu tư máy móc, thiết bị hiện đại, đào tạo công nhân có thể làm được các khâu.
"Đau đầu" giữ chân người lao động
Theo tổng giám đốc một DN dệt may, một trong những vấn đề cũng khiến DN đau đầu là làm sao để giữ chân người LĐ ở lại lâu dài.
"Bây giờ nhiều công đoạn, công nhân may chỉ cần biết cầm kéo là vô làm vì quy trình tự động hóa nhiều nhưng họ sẵn sàng nhảy sang DN khác được trả lương cao hơn. Cạnh tranh nguồn nhân lực gay gắt trong ngành dệt may khiến bài toán tăng NSLĐ gặp khó" - vị tổng giám đốc chia sẻ.
Nguồn: Theo nld.com.vn
Vui lòng đăng nhập để thực hiện chức năng này