Thăng tiến sự nghiệp

Mong muốn thăng tiến là một trong những điều kiện tiên quyết giúp con người phát triển. Nhưng bạn phải làm rất nhiều việc để đạt được điều đó. Dưới đây là vài khía cạnh CareerViet.vn khuyên bạn nên xem xét khi bắt đầu hành trình hướng đến vị trí cao hơn.
“Bạn nghĩ sao về mức lương cho vị trí này?” Đây là câu hỏi đơn giản, thường được đưa ra vào cuối buổi phỏng vấn, nhưng đôi khi cực kỳ khó trả lời. Dù cho bạn tự tin đến mức nào khi phản hồi thì vẫn luôn có khả năng phỏng vấn viên nói rằng mức lương bạn kỳ vọng nhiều hơn ngân sách họ có thể chi trả. Vậy làm gì để cải thiện tình hình khi bạn thực sự thích công việc này?
Bạn có thể làm gì khi có một người giám sát trực tiếp luôn chỉ bảo và nói nhiều quá mức cần thiết? Dưới đây là một vài phương án bạn có thể cân nhắc, cùng CareerViet.vn xem ngay nhé!
"Nhà quản lý tuyển dụng cũng căng thẳng không kém khi bước vào các cuộc đàm phán". Họ sợ rằng bạn sẽ không chấp nhận mức đề nghị của công ty. Cùng CareerViet.vn bật mí 3 suy nghĩ thật của các nhà tuyển dụng trong quá trình đàm phán lương ngay bây giờ nhé!
Bạn đã đọc tiêu đề rồi đấy, câu chuyện mà CareerViet.vn muốn đề cập chính là tình trạng đột ngột mất kết nối trong quá trình giao tiếp hai chiều giữa nhà tuyển dụng và ứng viên. Tốt xấu thế nào, và nó ảnh hưởng ra sao đến chúng ta dưới tư cách người đi làm, cùng tìm hiểu ngay nhé!
Bạn biết rất rõ rằng nên tránh xa những “cạm bẫy” nơi công sở bằng mọi giá. Nhưng con người không hoàn hảo, đôi lúc bạn vẫn bị cuốn vào các buổi nói chuyện tầm phào của đồng nghiệp. Hầu hết trường hợp, mọi chuyện dường như vô hại cho đến khi bị bắt quả tang.
Rất nhiều tình huống khác nhau về mong muốn xây dựng cầu nối giữa ứng viên với nhà tuyển dụng tiềm năng có thể liệt kê ra đây. Tuy nhiên, quá trình giữ liên lạc này đôi khi gặp trở ngại. Bạn không muốn sự kết nối kiên trì của mình gây cảm giác phiền hà khó chịu, nhưng bạn cũng không muốn bỏ lỡ cơ hội ghi điểm với đối tượng mình cực kỳ quan tâm. CareerViet.vn chia sẻ 5 lời khuyên giúp bạn xây dựng mối quan hệ một cách chuyên nghiệp và luôn tồn tại trong tâm trí nhà tuyển dụng.
Tất cả chúng ta đều sẽ gặp phải những ngày làm việc tồi tệ. Có vô vàn lý do, chẳng hạn như bị sếp mắng mỏ, đồng nghiệp quát vào mặt, đối thủ cướp mất khách hàng lớn, phải sa thải một nhân viên… Nhưng bạn có bao giờ tổng kết rằng mình đã có một năm đen đuổi trong công việc chưa?
Bạn không muốn rời văn phòng vì lo mình sẽ bỏ lỡ những chuyện quan trọng. Cho rằng xa công ty một tuần là quyết định không đáng vì sau đó công việc lại càng căng thẳng hơn. Có tâm trạng không yên khi vắng mặt, nghĩ là đồng nghiệp sẽ rất bực mình vì không có bạn tại bàn làm việc cùng họ. Đây chính là căn bệnh của những người bị công việc ám ảnh, luôn tin rằng mình CẦN PHẢI LÀM VIỆC. Nếu bạn cũng có những dấu hiệu này hãy cùng CareerViet.vn tham khảo ngay một số biện pháp mạnh nhằm đặt dấu chấm hết cho tình trạng mệt mỏi hiện hữu này nhé!
Nhận được lời mời làm việc rõ ràng là một thành công đáng mừng, nhưng bạn đang băn khoăn chưa biết quyết định sao với vị trí có vẻ chưa phù hợp này. Rồi bạn sẽ đưa sự nghiệp của mình đến đâu đây?
Ở đúng nơi vào đúng thời điểm là lý do quan trọng giúp nhiều người được tuyển dụng. Nhưng làm sao để biết đâu là thời điểm dành cho mình trong hành trình săn tìm công việc mơ ước?
Mỗi người đều có tính cách riêng, vì thế một khi trở thành quản lý thì họ sẽ áp dụng những phong cách lãnh đạo khác nhau. Nếu xem xét trên diện rộng các đặc điểm tính cách như thế này, chúng ta rất dễ nghĩ rằng có vô số hình mẫu nhà quản lý khác nhau. Nhưng với kinh nghiệm của một chuyên gia thiết kế và nghiên cứu trải nghiệm người dùng tại Pinterest thì Ximena Vengoechea cho rằng bạn đã sai. Hãy cùng CareerViet.vn tìm hiểu xem tại sao cố ấy lại diễn giải như vậy để hiểu hơn về kết luận này và xem thử đâu là hình mẫu của người sếp mà bạn đã, đang hoặc sẽ gặp trong sự nghiệp của mình nhé!
Đa số người đi làm là phải nỗ lực hết sức để “lương tăng cao, tăng thêm và nhiều hơn nữa”, vậy nên việc giảm lương thì chúng ta sẽ khó lòng chấp nhận, và tin rằng nó ám chỉ giá trị của bản thân đang sa sút, nhưng hãy nhìn vào mặt tích cực! Cắt giảm lương không đồng nghĩa với mọi thứ kết thúc. Việc cắt giảm lương hoàn toàn có thể giúp bạn tăng cơ hội lâu dài, điều chỉnh lại mối quan tâm và kỹ năng với nhiệm vụ, đồng thời cho phép bạn làm những điều mình yêu thích nhiều hơn. Bạn đã từng có mong muốn lạ thường là “được” giảm lương hay chưa? Nếu có, hãy để CareerViet đưa ra những lời khuyên hữu ích giúp bạn biết cách ứng xử khi đối mặt với đề nghị cắt giảm lương nhé!
Rất nhiều người đã từng thấy mình bị mắc kẹt với một công việc không hề mong muốn, khi đang tìm kiếm bến đỗ mơ ước. Ngày dường như dài lê thê khi ta làm việc với cảm giác đang “sập bẫy”. Sự bực tức ngấm dần vào tâm trí. Và sẽ vô cùng dễ hiểu nếu cả ngày bạn đều bị ám ảnh bởi suy nghĩ “Cho tôi thoát ra khỏi chỗ này đi!”...
Sáng nay, trên đường đến nơi làm việc, hẳn rất nhiều người để ý thấy phố phường đã ngập sắc hoa tươi mà các bạn nhỏ dành gửi tặng cho thầy cô kính mến và chợt nhận ra ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 đã cận kề bên cạnh. Khi không còn ngồi trên ghế nhà trường, hầu hết mỗi chúng ta đều quay cuồng với sự bận rộn trong cuộc sống mà quên đi rằng ngày 20/11 vẫn là ngày mà bất kỳ ai đều có thể gửi lời tri ân đến những “người thầy” trong sự nghiệp của mình.

Quan tâm

Thông báo việc làm - Hoàn toàn miễn phí và dễ dàng

TẠO NGAY
Feedback