Thông Báo Việc Làm
Chào mừng bạn đến CareerViet.vn
Tạo thông báo việc làm để xem việc làm phù hợp với bạn, nhà tuyển dụng đã xem hồ sơ của bạn và cập nhật nhiều hơn nữa ...
welcome to careerviet
Lượt xem: 14,957
Khát vọng phát triển sự nghiệp là điều rất tự nhiên. Chúng ta đã được truyền đạt rất nhiều lần về ý tưởng, một quỹ đạo đi lên luôn là dấu hiệu chính yếu nhất của thành công. Đây là cách để bạn kiếm thêm nhiều tiền, chớp lấy cơ hội và nâng cao địa vị.
Trên hết những điều đó, đôi khi bạn cảm thấy người sếp trực tiếp của mình chưa thật tuyệt vời. Lỗ hổng trong họ quá rõ ràng, mà bạn lại đang có ý tưởng hay ho và khả năng thích hợp nhất để khắc phục những sai sót này.
Mong muốn thăng tiến là một trong những điều kiện tiên quyết giúp con người phát triển. Nhưng bạn phải làm rất nhiều việc để đạt được điều đó. Dưới đây là vài khía cạnh CareerViet.vn khuyên bạn nên xem xét khi bắt đầu hành trình hướng đến vị trí cao hơn:
NHỮNG ĐIỀU BẠN CẦN BIẾT
Rất dễ để bạn cảm thấy mất kiên nhẫn với công việc của mình – đặc biệt trong giai đoạn đầu sự nghiệp. Sau một năm làm việc, có khả năng bạn sẽ cảm thấy muốn lãnh nhận nhiều trách nhiệm hơn. Nhưng hãy hiểu rằng, vẫn có vài lý do thích hợp khuyên bạn hành động chậm rãi hơn:
Đầu tiên, bạn sẽ không thực sự muốn tham gia vào một tổ chức thúc đẩy mình quá nhanh. Rốt cuộc, điều gì sẽ xảy ra khi bạn thực sự giành được công việc đó. Bạn cần thời gian để hoàn thành các mục tiêu. Nếu tổ chức cứ liên tục đẩy nhân viên lên các vị trí cao hơn hoặc ép họ phải rời đi, bạn sẽ không đủ thời gian để đạt các mục tiêu đề ra cho vị trí đó. Dường như, các tổ chức phát triển đội ngũ lãnh đạo chậm rãi hơn một chút có vẻ lại là chuyện tốt.
Thứ hai, có vẻ công việc mà sếp bạn đang đảm nhiệm cần dùng đến rất nhiều mối quan hệ. Càng phát triển lên cao trong một tổ chức, bạn càng cần làm nhiều hơn để sở hữu các nguồn lực cần thiết nhằm hoàn thành mục tiêu. Bạn cần điều hướng các câu chuyện tiêu cực nơi công sở để hỗ trợ nhóm của mình. Bạn sẽ cần thời gian để phát triển mối quan hệ với những người khác ở công ty để có thể phối hợp cùng họ gặt hái những thành công trong công việc. Nếu không nhận được sự ủng hộ và tin tưởng từ những người quản lý khác trong tổ chức, bạn sẽ không có đủ sự hỗ trợ cần thiết để thành công.
Thứ ba, sếp của bạn hẳn đã phải đánh đổi nhiều thứ. Không có tổ chức nào sở hữu đủ tài nguyên cần thiết cho mọi điều họ muốn làm. Không bao giờ có đủ thời gian, tiền bạc, nhân sự hoặc năng lượng để giải quyết tất cả mọi thách thức và cơ hội ngoài kia. Do đó, các tổ chức phải ra quyết định ưu tiên. Quá trình đánh đổi giữa cái này hoặc cái kia thường khó nhận thấy ở nhân viên có thứ bậc thấp trong tổ chức. Kết quả là một số quyết định sẽ bị nhìn nhận là khá độc đoán, nó cũng là lý do khiến bạn nghĩ rằng mình có thể làm khác đi. Tuy nhiên, ngay khi trở thành người quản lý, sự đánh đổi đó lập tức trở thành công việc của bạn. Đó là lúc bạn biết cách cân bằng các vấn đề dựa trên nguồn lực mình sẵn có.
NHỮNG VIỆC BẠN CẦN LÀM
Nếu bạn muốn tiến lên, bạn cần hiểu công việc mới thực sự đòi hỏi mình những gì. Có nghĩa là bạn phải giải quyết được những điểm yếu hiện tại của bản thân.
Hãy bắt đầu bằng cách nói với sếp rằng bạn rất quan tâm đến việc thăng tiến. Bạn có thể hiểu là bằng cách này bạn đã đặt bản thân và sếp vào một cuộc cạnh tranh, nhưng đừng quá lo lắng bởi người quản lý giỏi luôn hiểu rằng một trong những phần việc của sếp chính là đào tạo thế hệ lãnh đạo kế thừa. Sau tất cả, người ta không thể thăng chức nếu không đủ năng lực thay thế. Thể hiện nguyện vọng có thể giúp bạn có cơ hội hoà nhập, tìm hiểu về công việc ở cấp độ tiếp theo.
Tiếp đến bạn cần quan sát. Những người ở cấp cao hơn thực sự làm gì? Họ thường tham dự những cuộc họp nào? Chờ xem liệu bạn có được mời tham gia vào một số cuộc họp như thế với tư cách người quan sát không. Đây là dịp để học hỏi, hình dung thêm về các vấn đề được thảo luận và cách giải quyết chúng.
Đặt ra nhiều câu hỏi cho sếp về lý do và cách thức để đưa ra các quyết định. Nếu điều này đặt vào bối cảnh là bạn luôn mong muốn được cất nhắc trong tương lai thì các câu hỏi sẽ mang ý nghĩa tiếp cận thông tin hơn là khiếu nại về cách mọi thứ đang được thực hiện. Thông qua đó, bạn có thể tìm hiểu về các ưu tiên và cách phân bổ tài nguyên của tổ chức. Nhưng nếu bạn đã hiểu được vì sao các quyết định được đưa ra như hiện tại, bạn sẽ có tư thế tốt hơn để thử làm những điều khác biệt sau khi được thăng chức.
Cuối cùng, hãy phát triển mối quan hệ với các trưởng nhóm và giám sát khác trong công ty, đồng thời cố gắng để lấy được những lời khuyên từ họ. Mời họ uống cà phê hoặc đề nghị gặp mặt nhanh để đặt ra vài câu hỏi quan trọng. Mục đích của việc này là biến bạn trở thành một “người quen mặt” với đông đảo nhân viên cấp bậc này để làm việc thuận lợi hơn khi đã thăng chức sau này. Một khi đã được quăng vào vai trò mới thì các nhiệm vụ sẽ nhanh chóng đổ về. Sẽ không đủ thời gian để phát triển các mối quan hệ cần thiết sau khi nhận vai trò mới, bạn nên phát triển các kết nối này trước khi cần nó.
Bạn muốn “soán ngôi” của sếp, nghe có chút “chưa hợp đạo lý” hoặc “không biết trước sau” chăng? Đừng quá nhạy cảm hay lo lắng mà xem đây là ý tưởng đáng xấu hổ! Hãy can đảm nếu thật lòng bạn đã nghĩ vậy. Và nên thẳng thắn, nếu sau khi xem xét khách quan, bạn biết mình thực sự có thể phụ trách và hoàn thành vai trò đó tốt hơn. Theo thời gian mọi người đều cần phải trưởng thành hơn trong sự nghiệp và rồi sếp cũng sẽ bước lên tầm cao khác. Vậy một khi ý tưởng này nảy sinh trong đầu, nên hiểu rằng đã đến lúc bạn phải nỗ lực hoạt động nhiều hơn, làm việc tích cực hơn để chứng minh bản thân có thể mạnh mẽ tiến lên phía trước như một người kế thừa xứng đáng.
Nguồn hình: Freepik
Top những từ khóa được tìm kiếm nhiều nhất:
Tìm việc làm | Tuyển tài xế | Highland tuyển dụng | Nhân viên giao hàng | linkedin tuyển dụng | tìm việc làm tại ngọc thụy | thư ký luật | tuyển dụng mercedes | việc làm giao hàng tphcm
Nguồn: CareerViet Vietnam
Vui lòng đăng nhập để thực hiện chức năng này