Bạn có từng muốn được… giảm lương?

Lượt xem: 10,819

Cách nay khoảng hơn mười năm, ý tưởng về việc cắt giảm lương luôn bị xem là vô lý. Bởi lịch sử thu nhập tăng dần đều theo quá trình làm việc đã chứng minh bạn vẫn trong guồng máy và có những bước tiến sự nghiệp. Từ đó quan điểm của đa số người đi làm là phải nỗ lực hết sức để “lương tăng cao, tăng thêm và hơn nhiều nữa”. Vậy nên khi những con số trong phiếu lương giảm xuống thì chúng ta sẽ khó lòng chấp nhận, và tin rằng nó ám chỉ giá trị của bản thân đang sa sút.

Nhưng thời thế đã đổi thay. Ngày nay, sự tăng giảm mức lương là điều tất yếu có thể chấp nhận. Trong môi trường kinh tế đầy bất ổn, quy tắc duy nhất để xác định lương chính là không có quy tắc nào cả. Dù phải chịu tác động của xã hội luôn khuyến khích con người theo đuổi mục tiêu sở hữu “thu nhập khủng”, chúng ta vẫn học được một điều rằng: đôi khi chấp nhận bị hạ lương lại thực sự là động thái nghề nghiệp khôn ngoan.

Bên cạnh những lời khuyên hữu ích để biết cách ứng xử khi đối mặt với đề nghị cắt giảm lương, dưới đây là 8 tình huống mà bạn có thể nghiêm túc cân nhắc về ý tưởng giảm thu nhập, bởi nó thực sự thích hợp và ý nghĩa:

1. Bạn muốn giữ lấy công việc

Đôi khi được trả lương ít vẫn tốt hơn là không có lương.

Theo một nghiên cứu được thực hiện bởi các chuyên gia tư vấn nguồn nhân lực của Hewitt Associates, 16% các công ty lớn cắt giảm lương cơ bản để vượt qua thời kỳ suy thoái. FedEx, The New York Times và Hewlett Packard chỉ là vài cái tên tiêu biểu đã chọn cắt giảm để không phải sa thải nhân viên. Thậm chí, ngay trong ngành công nghiệp giải trí sinh lợi cao, Jay Leno cũng đồng ý giảm đi 50% lương để hoá giải tình hình ngân sách dành cho The Tonight Show bị thu hẹp.

Cắt giảm tiền lương chắc chắn không phải là tin tốt, nhưng nhiều người vẫn xem đó là lựa chọn “ít tồi tệ” hơn khi tổ chức phải đối mặt với việc lựa chọn giữa giảm lương hay để nhân viên ra đi.

2. Bạn muốn thay đổi nghề nghiệp

Nếu bạn luôn căng thẳng tại nơi làm việc, đôi khi không phải do giờ làm việc kéo dài hay khối lượng công việc quá nặng nề. Có thể do bạn đang làm sai công việc.

Hầu hết chúng ta lựa chọn nghề nghiệp khi còn rất trẻ, và thường vì những lý do sai lầm như tiền bạc hay sự khuyến khích/ gợi ý của người khác. Theo kết quả nguyên cứu thực hiện bởi  Towers Perrin, 55% người đi làm cảm thấy có lẽ họ đang làm công việc chưa phù hợp. Vậy nên, nếu bạn có thể xác định được một công việc khớp với đam mê, kỹ năng tự nhiên và mục đích sống của mình, đừng bỏ qua nó chỉ vì vấn đề lương bổng! Hãy chia sẻ mọi thứ với gia đình, thực hiện bài toán cần thiết để giải quyết vấn đề chi phí. Và khi tin rằng mình có thể xoay sở, bạn hãy mạnh dạn thử xem!

3. Bạn tìm kiếm cảm giác trọn vẹn

Nếu công việc khiến bạn phải chịu đựng vì quá nhàm chán hay kiệt sức, bạn sẽ không bao giờ hạnh phúc bất kể lương cao đến thế nào. Và khi đã cố gắng hết sức cũng không thể “giải cứu” bản thân ra khỏi công việc nhàm chán, hãy mở lối đi mới!

Tom Low, cựu giám đốc tài chính của Restoration Hardware, Safeway, and Ask Jeeves, đã từ bỏ vị trí có nguồn thu cực lớn để chuyển sang làm việc cho tổ chức phi lợi nhuận East Meets West – cơ quan hỗ trợ những người ở Châu Á gặp khó khăn bằng cách cải thiện tình trạng chăm sóc sức khoẻ, nước sạch và vệ sinh. Phải thừa nhận rằng không phải ai cũng đủ may mắn để tuỳ ý chọn làm điều mình thích. Nhưng nếu có thể tìm được một công việc tạo cho bạn cảm giác rằng mình rất muốn làm nó ngay cả với mức lương thấp, bạn sẽ củng cố hơn niềm tin cho câu nói “Tiền không mua được hạnh phúc”.

4. Bạn muốn có thêm cơ hội thăng tiến

Bất kể bạn tin hay không, thực tế cho thấy vẫn có những tình huống khi biết chấp nhận lùi một bước trong vấn đề lương sẽ giúp ta tiến thêm hai bước về thành công phía trước.

Nếu bạn cũng tin rằng việc giảm lương sẽ mang lại nhiều cơ hội hơn trong tương lai, hãy cho phép nó diễn ra. Hoàn toàn có ý nghĩa khi bạn quyết định chuyển từ một tổ chức nhỏ sang bộ máy lớn hơn có nhiều cơ hội hơn, tổ chức mạnh mẽ hơn, hoặc ngành nghề mang lại nhiều kỹ năng và kinh nghiệm mới hơn, đặc biệt khi nó không đòi hỏi chuyên môn cụ thể theo ngành.

Để xác định xem việc giảm lương có đáng hay không, hãy dự kiến về tổng quát những gì bạn có thể đạt được trong tương lai. Thu nhập thấp hơn giống như một liều thuốc đắng khó nuốt trong ngắn hạn, nhưng làm việc chăm chỉ và sự cải tiến hoàn toàn có thể giúp bạn kiếm tiền nhiều hơn trước chỉ trong thời gian ngắn. Điều quan trọng là bạn hay tự đo lường mức bình quân của thị trường để có sự yêu cầu tăng giảm phù hợp nhất.

5. Bạn muốn bắt đầu kinh doanh

Khi muốn tự mình bước ra ngoài khởi sự kinh doanh, hãy nhận thức rằng thu nhập của bạn sẽ giảm đáng kể trong một khoảng thời gian.

Thực tế, hầu hết nghiên cứu cho thấy thường mất khoảng 5 năm để một doanh nghiệp mới đạt được thành công và tận hưởng lợi nhuận bền vững. Nếu bạn có thể phát triển một kế hoạch kinh doanh chặt chẽ, đồng thời có nhiều khoản tiết kiệm nhằm giữ cho thuyền của mình không đắm và đủ bền bỉ vượt qua những vùng nước xoáy, về sau này bạn có thể sẽ kiếm được nhiều tiền hơn.

Nhiều người đã chứng minh rằng bất kỳ khoản lương nào bị cắt giảm để họ trở thành chủ-của-chính-mình đều xứng đáng.

6. Bạn muốn chuyển chỗ ở

Kiếm được thu nhập tại thành phố lớn, nhưng ghét sống ở khu vực đô thị? Chấp nhận bị giảm lương trong trường hợp muốn thay đổi vì lối sống là đáng giá. Đừng e ngại nếu bạn muốn chuyển đến một địa phương khác phù hợp nhất với ngân sách, cá tính và những mối quan tâm của mình!

Tái định cư tại một khu vực có mức sống thấp hơn thì chắc chắn tiền lương của bạn sẽ bị giảm xuống, tuy nhiên tin tốt là theo đó sinh hoạt phí cũng ít đắt đỏ hơn. Kết quả cuối cùng là bạn sẽ có nhiều cơ hội để dành dụm và tích luỹ tài chính. Bên cạnh đó, chúng ta cũng không thể định giá cho nơi mình sống.

7. Bạn muốn cải thiện mức độ cân bằng giữa công việc và cuộc sống

Một khảo sát được hoàn thành bởi Mom Corps đã cho thấy gần một nửa số (45%) người trưởng thành đang làm việc tại Mỹ sẵn sàng từ bỏ một tỷ lệ phần trăm nhất định tiền lương họ có để đổi lại sự linh động. Miễn là bạn vẫn có thể làm việc, chuyện giảm thu nhập vẫn có giá trị khi bạn được làm việc từ xa, tại nhà hay theo giờ giấc linh hoạt. Lịch làm việc như thế này cho phép bạn chăm sóc người thân tốt hơn, đồng thời có thể dành thêm thời gian cho những điều mình thực sự quan tâm.

Sau tất cả, trước khi từ giã cuộc đời, sẽ không có ai nói rằng “Tôi ước gì mình dành nhiều thời gian hơn nữa để ở văn phòng làm việc”.

8. Bạn muốn rút ngắn việc đi lại

Không dễ dàng để sở hữu được một công việc riêng, nên khi đã tìm được mọi người sẽ dốc hết sức lực giữ lấy nó. Điều này đôi khi còn có nghĩa là mỗi ngày bạn phải di chuyển một đoạn đường dài đằng đẳng mới đến được nơi làm việc.

Nếu bạn đang sống ở những thành phố lớn như Hà Nội, TP.HCM, có lẽ hình ảnh mỗi sáng dòng người đổ xô từ các quận, huyện ngoại thành, thậm chí cả các tỉnh lân cận vào trung tâm thành phố làm việc hẳn không xa lạ. Rồi lại có một dòng người di chuyển ngược lại vào buổi chiều tối. Tổng thời gian và năng lượng mà chúng ta bỏ ra cho việc di chuyển trên các chặng đường dài khói bụi và vướng lại trong những buổi kẹt xe nếu có thể tính toán ra thành tiền hẳn sẽ gây choáng ngộp. Tất nhiên, vô vàn hệ quả xấu kéo theo sau đó tác động lớn đến tinh thần lẫn hiệu suất làm việc là không thể phủ nhận.

Đừng đánh giá tình trạng này chỉ ở góc độ tâm lý hay sức khoẻ, sự thật nó còn ảnh hưởng đến tài chính nữa. Cần khách quan khi cân đo giá trị hai công việc một cách toàn diện. Đôi khi, một công việc trả lương thấp hơn nhưng gần nhà hơn, di chuyển dễ dàng hơn sẽ đem đến cho bạn mức thu nhập thực nhận cao hơn và cơ hội tiết kiệm nhiều hơn. Vậy nên, bất cứ khi nào mà “cái giá” bạn bỏ ra để di chuyển đến công ty bắt đầu khiến bạn đặt ra câu hỏi về khả năng duy trì công việc, đó chính là lúc bạn nên mạnh dạn tìm kiếm công việc mới phù hợp hơn. Dám làm điều này, bạn sẽ “để dành” được nguồn năng lượng đáng kể và tích luỹ nhiều niềm vui hơn!

Cắt giảm không phải lúc nào cũng đồng nghĩa với “nỗi đau”

Dù rằng việc bị giảm lương không dễ chấp nhận, cả về tài chính lẫn tình cảm, nhưng hãy nhìn vào mặt tích cực! Cắt giảm lương không đồng nghĩa với mọi thứ kết thúc. Việc cắt giảm lương hoàn toàn có thể giúp bạn tăng cơ hội lâu dài, điều chỉnh lại mối quan tâm và kỹ năng với nhiệm vụ, đồng thời cho phép bạn làm những điều mình yêu thích nhiều hơn.

Bạn từng có mong muốn lạ thường là “được” giảm lương hay chưa? Nếu có, hãy kể câu chuyện của bản thân cho bạn đọc CareerViet.vn cùng chia sẻ nhé!

Nguồn hình: Freepik

Nguồn: Nguồn: Salary

Việc Làm VIP ( $1000+)

Công ty TNHH Joyco Retail Operations
Công ty TNHH Joyco Retail Operations

Lương : 25 Tr - 35 Tr VND

Hồ Chí Minh

CÔNG TY TNHH TRANSCOSMOS VIỆT NAM
CÔNG TY TNHH TRANSCOSMOS VIỆT NAM

Lương : 20 Tr - 25 Tr VND

Hồ Chí Minh

Công ty TNHH AOBA Việt Nam
Công ty TNHH AOBA Việt Nam

Lương : 1,000 - 1,200 USD

Vĩnh Phúc

Công ty TNHH AOBA Việt Nam
Công ty TNHH AOBA Việt Nam

Lương : 1,000 - 1,200 USD

Vĩnh Phúc

Công ty TNHH AOBA Việt Nam
Công ty TNHH AOBA Việt Nam

Lương : 1,000 - 1,200 USD

Vĩnh Phúc

Công ty TNHH Chế biến Thực phẩm Olam Việt Nam
Công ty Cổ phần Gamuda Land (HCMC)
Công ty Cổ phần Gamuda Land (HCMC)

Lương : Lên đến 30 Tr VND

Hồ Chí Minh

Công ty Cổ phần Thời Trang YODY
Công ty Cổ phần Thời Trang YODY

Lương : Cạnh Tranh

Hải Dương | Hà Nội

Công Ty TNHH Techno Coatings Industry
Công Ty TNHH Techno Coatings Industry

Lương : 15 Tr - 25 Tr VND

Bình Dương

Công Ty TNHH Interwood Việt Nam
Công Ty TNHH Interwood Việt Nam

Lương : 1,800 - 2,500 USD

Bình Dương

Công Ty Cổ Phần Công Nghệ Sen Đỏ
Công Ty Cổ Phần Công Nghệ Sen Đỏ

Lương : 25 Tr - 30 Tr VND

Hồ Chí Minh

CÔNG TY CỔ PHẦN VIMEX AGRO CAPITAL
CÔNG TY CỔ PHẦN VIMEX AGRO CAPITAL

Lương : 20 Tr - 40 Tr VND

Hồ Chí Minh

Công Ty Cổ Phần Bao Bì Việt Hưng Sài Gòn
Công Ty Cổ Phần Bao Bì Việt Hưng Sài Gòn

Lương : 20 Tr - 30 Tr VND

Đồng Nai

BIM Group
BIM Group

Lương : Cạnh Tranh

Hà Nội

CÔNG TY TNHH WGR INDUSTRIES
CÔNG TY TNHH WGR INDUSTRIES

Lương : Cạnh Tranh

Bình Định

Headhunter HRchannels Group
Headhunter HRchannels Group

Lương : 20 Tr - 30 Tr VND

Hà Nội | Bắc Ninh | Hưng Yên

CÔNG TY TNHH WGR INDUSTRIES
CÔNG TY TNHH WGR INDUSTRIES

Lương : Cạnh Tranh

Bình Định

CÔNG TY CỔ PHẦN Z HOLDING
CÔNG TY CỔ PHẦN Z HOLDING

Lương : 30 Tr - 45 Tr VND

Hà Nội

Avanti Group
Avanti Group

Lương : Cạnh Tranh

Hồ Chí Minh

CÔNG TY CP TM DV AN SƯƠNG
CÔNG TY CP TM DV AN SƯƠNG

Lương : 20 Tr - 25 Tr VND

Hồ Chí Minh

CÔNG TY CP TM DV AN SƯƠNG
CÔNG TY CP TM DV AN SƯƠNG

Lương : 20 Tr - 30 Tr VND

Hồ Chí Minh

Diag
Diag

Lương : 60 Tr - 80 Tr VND

Hồ Chí Minh

CÔNG TY TNHH EMERS VIETNAM
CÔNG TY TNHH EMERS VIETNAM

Lương : Cạnh Tranh

Hồ Chí Minh

NHÀ SÁCH TIẾN THỌ
NHÀ SÁCH TIẾN THỌ

Lương : 30 Tr - 40 Tr VND

Hà Nội

DAIICHI SANKYO
DAIICHI SANKYO

Lương : Cạnh Tranh

Hồ Chí Minh

DIAG
DIAG

Lương : Cạnh Tranh

Hồ Chí Minh

CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI ĐẦU TƯ ONE - T
CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI ĐẦU TƯ ONE - T

Lương : 18 Tr - 25 Tr VND

Hồ Chí Minh

Savills Vietnam
Savills Vietnam

Lương : Cạnh Tranh

Hồ Chí Minh

Công Ty TNHH Thẩm Mỹ Latin
Công Ty TNHH Thẩm Mỹ Latin

Lương : 15 Tr - 25 Tr VND

Hồ Chí Minh

Bài viết cùng chuyên mục "Đàm phán lương"

Lương Net là gì? Phân biệt Lương Net và lương Gross cực chuẩn
Lương Net là gì? Sự khác biệt giữa lương Gross và lương Net, lợi ích mang lại cho người lao động là gì? Ứng viên nên thỏa thuận lương nào để có lợi cho mình hơn?
Lương Gross là gì? Hướng dẫn cách tính chuẩn lương Gross sang Net
Lương Gross là gì? Các doanh nghiệp thường thỏa thuận theo lương Gross. Tìm hiểu cách tính lương thực nhận, sự khác biệt giữa lương Gross và lương Net!
Hệ thống lương 3P: Cách tính lương cho nhân viên chính xác nhất
Lương 3P là gì? Ý nghĩa, tầm quan trọng của lương 3P. Hướng dẫn cách tính lương 3P cho nhân viên sao cho đơn giản, chuẩn xác, nhanh chóng nhất
Incentive là gì? Ý nghĩa Incentive Bonus với người lao động
Incentive bonus có ý nghĩa thúc đẩy người lao động cố gắng, tập trung và nỗ lực hoàn thành công việc. Đây là một trong những công cụ giữ chân nhân tài
Làm sao để xin nghỉ phép không lương thành công?
Một lúc nào đó trong sự nghiệp - bạn muốn nghỉ trọn vẹn một khoảng thời gian dài để đi học, đi du lịch hoặc đơn giản là để dành thời gian cho gia đình nhưng vẫn muốn giữ công việc hiện tại. Làm thế nào để sếp thông cảm và đồng ý?
5 Quy tắc nằm lòng để đàm phán nhận việc
Bạn đang ở vòng cuối của quy trình tuyển dụng, bạn thực sự thích cơ hội này, nhưng mức lương lại thấp hơn kỳ vọng. Bạn sẽ thương lượng thế nào với nhà tuyển dụng để có được công việc mong muốn với mức lương chấp nhận được?
Xem thêm

Quan tâm

Thông báo việc làm - Hoàn toàn miễn phí và dễ dàng

TẠO NGAY
Feedback