Ứng xử khi bị bắt gặp nói xấu người khác tại văn phòng

Lượt xem: 47,429

Hiện nay, nhiều việc làm được đánh giá là những việc làm hot. Nhưng ở những môi trường công sở luôn có những tình huống “dở khóc dở cười” như nói xấu đồng nghiệp. Bài viết sau đây sẽ chia sẻ cách ứng xử khi gặp trường hợp này.  

Bạn biết rất rõ rằng nên tránh xa những “cạm bẫy” nơi công sở bằng mọi giá. Nhưng con người không hoàn hảo, đôi lúc bạn vẫn bị cuốn vào các buổi nói chuyện tầm phào như thì thầm về tình trạng hôn nhân đầy sóng gió của đồng nghiệp hay những giả thiết hoang đường về lý do sếp thường mang tâm trạng tồi tệ. Hầu hết trường hợp, mọi chuyện dường như vô hại cho đến khi bị bắt quả tang.

Chuyện sau đó diễn biến thế nào? Rõ ràng là quá muộn để nhắc nhở bản thân giữ khoảng cách với thói “ngồi lê đôi mách”, bạn đã thực sự tham gia. Vậy xử lý sao cho tốt nhất sau khi bị bắt gặp? Cách giải quyết và kiểm soát thiệt hại sẽ khác nhau tuỳ thuộc vào đối tượng nghe thấy những lời “khẩu nghiệp” của bạn.

Bạn bị sếp bắt quả tang

Chẳng trách được bạn nếu mỗi chuyện nhắc đến tình huống này thôi cũng khiến tim bạn nhảy ra khỏi lồng ngực. Ít có thứ gì gây bối rối hơn là cấp trên tình cờ nghe thấy bạn buôn chuyện nhảm nhí với các thành viên trong nhóm tại căn tin hay hành lang công sở.

Hãy cứu vãn danh tiếng của mình bắt đầu bằng câu hỏi này: Có chắc sếp đã nghe được cuộc trò chuyện hay không? Hẳn bạn không muốn làm nổi bật hành vi xấu xí của mình nếu không cần thiết. Do đó, trước khi thu hút thêm sự chú ý vào tình huống này, bạn cần quả quyết rằng sếp thực sự đã nhận thấy hành động sai trái của bạn. Nếu tin rằng sếp không nắm bắt toàn bộ nội dung, không nhất thiết phải nói và khiến câu chuyện phức tạp hơn.

Nhưng nếu, không còn nghi ngờ gì nữa, nét mặt chứng tỏ sếp nghe rõ mười mươi lời bạn nói thì cần hành động nhanh nhằm sửa chữa sai lầm! Việc sửa sai tốt hơn nên được thực hiện qua một email trực tiếp cho sếp, chọn lựa này mang lại cảm giác khách quan mà không quá nghiêm trọng. Duy trì cách trò chuyện thoải mái và (không cần phải có một cuộc hẹn) ghé đến bàn làm việc của sếp để bày tỏ vài điều chẳng hạn như: “Tôi muốn bày tỏ sự hối tiếc vì những điều đã nói trong phòng giải lao. Tôi tự thấy ngượng ngừng vì việc làm đó không đúng, và chắc chắn những cuộc bàn tán dạng như thế sẽ không bao giờ xuất hiện từ miệng tôi lần nữa.”

Rất bối rối và khó xử đúng không? Nhưng có thể sếp sẽ ghi nhận lại một điều là bạn đã sẵn sàng để trưởng thành hơn, biết nhận lỗi, chịu trách nhiệm cho sai lầm và sẽ quản lý tốt hành động bản thân trong tương lai.

Bạn bị bắt gặp bởi chính người mình đang nói xấu

Bạn biết không, có một tình huống còn đáng xấu hổ hơn cả việc bị sếp bắt gặp đang “nhiều chuyện” chính là: Bạn tưởng mình với đồng nghiệp thân thiết đang “buôn dưa lê” ở một nơi rất kín kẽ trong khi thực tế cá nhân bị kể xấu đã tình cờ lang thang ngay gần đó. Bị bắt gặp đang làm chuyện xấu luôn không dễ chịu, đặc biệt xấu hổ hơn khi đối tượng bàn tán của bạn lại vô tình nghe hết cuộc trò chuyện này.

Trong một tình huống lý tưởng, bạn có thể hành động ngay lập tức nhằm cứu vãn thể diện và duy trì mối quan hệ. Hãy nhìn vào mắt người đó và nói đôi điều hàm ý: “Tôi rất lấy làm tiếc. Tôi không biết rằng bạn đang ở đây, những điều này cũng không khiến cuộc trò chuyện của chúng tôi trở nên đúng đắn hơn. Đây không phải chuyện của chúng tôi, cũng như tôi không nên bàn tán về nó. Dù biết lời xin lỗi không thể bù đắp hết, nhưng tôi thực lòng xin lỗi vì hiểu rằng bạn đã cảm thấy không dễ chịu khi nghe thấy những lời đó.”

Nếu bạn đã bị chôn chân tại chỗ với trái tim đập thình thịch và quai hàm cứng đơ đến nỗi không thể cất lên lời xin lỗi, những hành động sau đó nhằm thể hiện sự hối lỗi vẫn có ý nghĩa. Hãy bày tỏ những nội dung tương tự như trên. Có thể gặp mặt trực tiếp hoặc gửi email cá nhân, tuỳ thuộc vào sự đánh giá mức độ của bạn.

Nên lường trước rằng bạn đã gây thiệt hại cho mối quan hệ của mình. Người đồng nghiệp đó có thể quá nhạy cảm để không dám tin tưởng bạn nữa trong tương lai. Nhưng, nỗ lực xin lỗi và mong muốn hoà bình vẫn đáng để cố gắng.

Bạn bị đồng nghiệp nào đó vô tình nghe thấy

Trong cả ba kịch bản, đây là tình huống ít gây lo lắng nhất. Bị bắt gặp đang “khẩu nghiệp” không phải là ý tưởng hay, nhưng nếu có thể chọn là sếp, là đối tượng bị nói xấu hay là đồng nghiệp ngẫu nhiên nào đó, chắc chắn bạn sẽ chọn một người ít liên quan nhất.

Mặc dù vậy, tình huống này vẫn đáng được lưu tâm. Khi bạn chắc chắn rằng đồng nghiệp đó không thể không nghe những lời thì thầm của mình, tất nhiên phải dừng ngay lập tức. Sau đó, dành thời gian đánh giá mức độ nghiêm trọng của tình huống. Đó là một người khá dễ tính và vô hại? Tốt hơn hết là kết thúc “họp chợ” và giải tán. Tuy nhiên, nếu cuộc trò chuyện của bạn đặc biệt thô lỗ hoặc không phù hợp? Giống như cách ứng xử với mọi sai lầm phổ biến khác nơi công sở, bạn đừng để mình bị lôi cuốn bởi ý tưởng che giấu hay lấp liếm cái xấu, hãy tự chịu trách nhiệm!

Nếu có thể phản ứng kịp thời, hãy nói vài câu với nội dung như thế này ngay lúc ấy: “Tôi xin lỗi, [Tên Đồng Nghiệp]. Chúng tôi thật không nên nói về chuyện này, vì đây không phải việc của chúng tôi. Rất ngại khi để anh nghe được, có lẽ đây là lời nhắc nhở rằng tôi không nên tiếp diễn những chuyện phiếm tiêu cực như thế này nữa.”

Nếu đồng nghiệp đó đã rời đi trước khi bạn kịp nói lời biện bạch, hãy nắm bắt cơ hội thừa nhận sai lầm trong lần kế tiếp có dịp đứng riêng với đồng nghiệp đó. Có thể nói những câu tương tự như khi bày tỏ sự hối lỗi với sếp.

Những nội dung trên đây được CareerViet.vn chia sẻ với hi vọng giúp bạn phần nào thoát khỏi các tình huống xấu hổ, nỗ lực cứu vãn danh dự sau khi bị bắt gặp đang nói xấu người khác và lan truyền những tin đồn không hay. Nhưng không có nghĩa rằng chúng tôi khuyến khích bạn cứ vô tư gây tổn thương người khác rồi đi biện hộ hay chuộc lỗi. Không phải lời xin lỗi nào cũng sẽ được chấp nhận và có thể xoa dịu cảm xúc. Bài học quan trọng nhất bạn nên thuộc nằm lòng chính là phải lập tức bỏ thói xấu này đi. Những câu chuyện “thêm mắm dặm muối” hay bôi xấu người khác nơi công sở tuyệt đối chẳng có giá trị, tốt hết là nghiêm túc tránh xa.

Nguồn hình: Freepik

Top những từ khóa được tìm kiếm nhiều nhất: 

Tìm việc làm | Tuyển dụng việc làm Hà Nội | Việc làm tiếng anh Đà Nẵng | Tuyển dụng việc làm Bắc Ninh | shopee tuyển dụng | giám sát an toàn | việc làm Cần Thơ | việc làm Bình Dương | việc làm online

Nguồn: CareerViet Vietnam

Việc Làm VIP ( $1000+)

CÔNG TY CP TM DV AN SƯƠNG
CÔNG TY CP TM DV AN SƯƠNG

Lương : 20 Tr - 25 Tr VND

Hồ Chí Minh

CÔNG TY CP TM DV AN SƯƠNG
CÔNG TY CP TM DV AN SƯƠNG

Lương : 20 Tr - 30 Tr VND

Hồ Chí Minh

Diag
Diag

Lương : 60 Tr - 80 Tr VND

Hồ Chí Minh

CÔNG TY TNHH EMERS VIETNAM
CÔNG TY TNHH EMERS VIETNAM

Lương : Cạnh Tranh

Hồ Chí Minh

NHÀ SÁCH TIẾN THỌ
NHÀ SÁCH TIẾN THỌ

Lương : 30 Tr - 40 Tr VND

Hà Nội

DAIICHI SANKYO
DAIICHI SANKYO

Lương : Cạnh Tranh

Hồ Chí Minh

DIAG
DIAG

Lương : Cạnh Tranh

Hồ Chí Minh

CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI ĐẦU TƯ ONE - T
CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI ĐẦU TƯ ONE - T

Lương : 18 Tr - 23 Tr VND

Hồ Chí Minh

Savills Vietnam
Savills Vietnam

Lương : Cạnh Tranh

Hồ Chí Minh

Công Ty TNHH Thẩm Mỹ Latin
Công Ty TNHH Thẩm Mỹ Latin

Lương : 15 Tr - 25 Tr VND

Hồ Chí Minh

Công Ty TNHH May Thêu Giày An Phước
Công Ty TNHH May Thêu Giày An Phước

Lương : 15 Tr - 25 Tr VND

Hồ Chí Minh

Savills Vietnam
Savills Vietnam

Lương : Cạnh Tranh

Hồ Chí Minh

Công ty TNHH Sài Gòn Stec
Công ty TNHH Sài Gòn Stec

Lương : 15 Tr - 23 Tr VND

Bình Dương

Công Ty TNHH ONE-VALUE Việt Nam
Công Ty TNHH ONE-VALUE Việt Nam

Lương : 30 Tr - 35 Tr VND

Hà Nội

CÔNG TY TNHH BIA CARLSBERG VIỆT NAM
CÔNG TY TNHH BIA CARLSBERG VIỆT NAM

Lương : Cạnh Tranh

Hồ Chí Minh

ADi Consulting's Client
ADi Consulting's Client

Lương : Cạnh Tranh

Hồ Chí Minh

Công Ty TNHH Tập Đoàn Rita Võ
Công Ty TNHH Tập Đoàn Rita Võ

Lương : Cạnh Tranh

Hồ Chí Minh

HR Vietnam’s ESS Client
HR Vietnam’s ESS Client

Lương : 1,000 - 1,200 USD

Hà Nội

HR Vietnam’s ESS Client
HR Vietnam’s ESS Client

Lương : 1,000 - 1,200 USD

Hà Nội

CÔNG TY TNHH JOB HOUSE
CÔNG TY TNHH JOB HOUSE

Lương : 25 Tr - 35 Tr VND

Hà Nội | Đồng Nai

Công Ty TNHH ONE-VALUE Việt Nam
Công Ty TNHH ONE-VALUE Việt Nam

Lương : 35 Tr - 45 Tr VND

Hồ Chí Minh | Bình Dương | Đồng Nai

CÔNG TY TNHH ADI's CLIENT
CÔNG TY TNHH ADI's CLIENT

Lương : Cạnh Tranh

Hồ Chí Minh

Allcho Vietnam
Allcho Vietnam

Lương : 25 Tr - 35 Tr VND

Long An

Vietnamese-German University (VGU)
Vietnamese-German University (VGU)

Lương : 20 Tr - 30 Tr VND

Bình Dương

Công Ty TNHH Tanner Việt Nam
Công Ty TNHH Tanner Việt Nam

Lương : 20 Tr - 24 Tr VND

Hồ Chí Minh

CÔNG TY CP TÔN THÉP VIỆT PHÁP
CÔNG TY CP TÔN THÉP VIỆT PHÁP

Lương : 30 Tr - 50 Tr VND

Hà Nội

Công ty Cổ Phần Kizuna JV
Công ty Cổ Phần Kizuna JV

Lương : 15 Tr - 25 Tr VND

Hồ Chí Minh | Long An

CÔNG TY TNHH TOP SOLVENT (VIỆT NAM)
CÔNG TY TNHH TOP SOLVENT (VIỆT NAM)

Lương : Lên đến 2,000 USD

Đồng Nai

CÔNG TY TNHH ACTR
CÔNG TY TNHH ACTR

Lương : Cạnh Tranh

Hồ Chí Minh

Công Ty Cổ Phần In Holdings
Công Ty Cổ Phần In Holdings

Lương : 25 Tr - 35 Tr VND

Hồ Chí Minh

Công Ty TNHH LF Logistics (Việt Nam)
Công Ty TNHH LF Logistics (Việt Nam)

Lương : Cạnh Tranh

Bình Dương

Công ty TNHH United International Pharma
Công ty TNHH United International Pharma

Lương : Cạnh Tranh

Phú Thọ | Thái Nguyên | Hà Nội

Bài viết cùng chuyên mục "Phát triển bản thân"

PM là gì? Tìm hiểu về vai trò và thu nhập của Project Manager
Tìm hiểu PM là gì, vai trò, và kỹ năng cần có của một PM trong quản lý dự án. Cùng CareerViet tìm hiểu rõ về nghề PM và tiềm năng phát triển của nó. Xem ngay!
ATTN là gì? ATTN là viết tắt của từ gì? Cách sử dụng trong email
ATTN là gì? ATTN là viết tắt của từ gì trong tiếng Anh? Nhấn xem ngay bài viết để cùng tìm hiểu ATTN nghĩa là gì và cách sử dụng trong email nhé!
Lưu ý quan trọng khi sử dụng hàm SUMIFS trong Excel!
Tìm hiểu cách dùng hàm SUMIFS trong Excel hiệu quả, những lỗi phổ biến thường gặp nhất và cách tối ưu hóa quá trình tính toán dữ liệu!
Dự đoán xu hướng và cơ hội nghề nghiệp trong FMCG!
FMCG là ngành gì và khám phá những xu hướng nổi bật và cơ hội nghề nghiệp đang nổi lên trong ngành FMCG!
Mô hình SWOT là gì? Ý nghĩa, cách phân tích và áp dụng hiệu quả
Mô hình SWOT dần trở nên phổ biến và được áp dụng trên hầu hết các lĩnh vực từ việc kinh doanh, marketing cho đến học tập và cách sống. Vậy SWOT là gì?
Chứng chỉ năng lực xây dựng hạng 3: Điều kiện và thủ tục xin cấp
Chứng chỉ xây dựng năng lực hạng 3 là gì? Hồ sơ và điều kiện cấp như thế nào? Thủ tục cấp chứng chỉ ra sao? Bài viết sau đây sẽ giúp bạn tìm hiểu rõ nhé!
Xem thêm

Quan tâm

Thông báo việc làm - Hoàn toàn miễn phí và dễ dàng

TẠO NGAY
Feedback