Tích hợp 2 phương án rút bảo hiểm xã hội một lần là "phép cộng nhược điểm"

Lượt xem: 5,109

(Dân trí) - Phân tích những ưu, nhược điểm của 2 phương án quy định việc rút bảo hiểm xã hội một lần, đại biểu Quốc hội đề xuất thêm phương án thứ 3. Bộ trưởng LĐ-TB&XH cảnh báo, đó là phép cộng nhiều nhược điểm.

Nêu ý kiến tại phiên thảo luận ngày 27/5 của Quốc hội về dự thảo luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi, về phương án rút bảo hiểm xã hội một lần, đại biểu Trương Thị Ngọc Ánh (Cần Thơ) ủng hộ phương án cho rút nhưng không quá 50% thời gian đóng (phương án 2). 

Theo bà, phương án này vừa đảm bảo quyền lựa chọn cho người tham gia bảo hiểm xã hội và giữ an sinh tối thiểu đối với người tham gia bảo hiểm.

Tuy nhiên, đại biểu cũng nhìn nhận, việc rút như vậy chưa giải quyết được vấn đề khó khăn trước mắt của người lao động.

"Để giữ chân người tham gia bảo hiểm xã hội, hạn chế tình trạng rút bảo hiểm một lần, dự thảo luật cần thiết kế thêm chế độ để người tham gia bảo hiểm tự nguyện yên tâm hơn khi có khó khăn trong cuộc sống", đại biểu Trương Thị Ngọc Ánh phân tích.

Tích hợp 2 phương án rút bảo hiểm xã hội một lần là "phép cộng nhược điểm"

Đại biểu Trần Thị Hoa Ry (Ảnh: Quang Vinh).

Đại biểu Trần Thị Hoa Ry (Bạc Liêu) xác nhận, rút bảo hiểm xã hội một lần là vấn đề khó, phức tạp và được nhiều đại biểu Quốc hội cũng như người lao động quan tâm.

Bà cho rằng phương án 1, tiến tới không cho người lao động rút bảo hiểm một lần, tối ưu nhất nhưng lại tạo ra lát cắt với đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội trước và sau ngày luật này có hiệu lực.

Vẫn xác định đây là phương án tối ưu, song đại biểu đề nghị có thêm thông tin đánh giá tác động kỹ càng, toàn diện hơn, đặc biệt là ý kiến của người lao động về vấn đề này trong bối cảnh sản xuất khó khăn. 

Đối với phương án 2, đại biểu cho rằng không nên quy định người lao động sau 12 tháng nghỉ việc, không tiếp tục tham gia BHXH mới được rút bảo hiểm. Lý do, việc rút bảo hiểm xã hội một lần đáp ứng nhu cầu cấp bách của người lao động khi mất việc làm, cuộc sống gặp nhiều khó khăn.

Đại biểu đề nghị giảm thời gian xem xét xuống từ 3 đến 6 tháng.

Nữ đại biểu cũng gợi ý tích hợp quy định giữa phương án 1 và phương án 2. Theo đó, người lao động có quyền rút bảo hiểm một lần đối với khoản đóng trực tiếp (8%) theo thời gian thực đóng.

14% còn lại do người sử dụng lao động đóng, theo đại biểu, được xem là phần để đảm bảo chế độ hưu trí. Người lao động chỉ được hưởng khoản này khi đủ điều kiện hưởng chế độ trợ cấp hưu trí.

Tích hợp 2 phương án rút bảo hiểm xã hội một lần là "phép cộng nhược điểm"

Đại biểu Phan Thái Bình (Ảnh: Quang Vinh).

Tranh luận thêm về vấn đề này, đại biểu Phan Thái Bình (Quảng Nam) cũng chỉ ra những điểm khác biệt lớn nhất giữa hai phương án được thiết kế. Ông cũng ủng hộ, để phát huy tối đa ưu điểm cũng như hạn chế tối đa những hạn chế của các phương án, nên tích hợp cả hai. 

Cụ thể, với nhóm 18 triệu lao động tham gia bảo hiểm xã hội trước ngày luật này có hiệu lực được rút bảo hiểm. Nhóm đối tượng bước vào hệ thống từ thời điểm áp dụng luật mới thì chỉ được rút tối đa 50% mức đóng. 

Tích hợp 2 phương án rút bảo hiểm xã hội một lần là "phép cộng nhược điểm"

Bộ trưởng Bộ LD-TB&XH Đào Ngọc Dung thông tin, đánh giá của các chuyên gia quốc tế, việc tích hợp hai phương án quy định việc rút bảo hiểm xã hội một lần không khả thi (Ảnh: Minh Châu).

Trao đổi lại với những vấn đề các đại biểu Quốc hội đặt ra, Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Đào Ngọc Dung cho biết, với cả hai phương án trình Quốc hội xem xét, Chính phủ đã tham vấn các tổ chức quốc tế, tổ chức nhiều hội thảo trao đổi, nghiên cứu các giải pháp.

Cuộc họp ngay trước phiên thảo luận tại Quốc hội, Chính phủ tiếp tục xem xét và nhận định, "không có phương án nào khác, ưu việt hơn hẳn so với hai phương án trình ra".

Trước gợi ý tích hợp cả 2 phương án, Bộ trưởng thông tin thêm, các chuyên gia đánh giá, phép cộng trong trường hợp này "toàn cộng nhược điểm hơn là cộng ưu điểm". 

Bộ trưởng cũng cho hay, báo cáo của 5 địa phương có tỷ lệ rút bảo hiểm xã hội một lần nhiều nhất cho thấy, đại đa số người được lấy ý kiến vẫn chọn phương án 1, chỉ ít người chọn phương án 2.

Nguồn: Báo Dân Trí

Việc Làm VIP ( $1000+)

Tập Đoàn Kim Tín
Tập Đoàn Kim Tín

Lương : 15 Tr - 25 Tr VND

Hồ Chí Minh

CareerViet's client
CareerViet's client

Lương : Cạnh Tranh

Hồ Chí Minh

Bảo mật
Bảo mật

Lương : Cạnh Tranh

Hà Nội

Công ty Cổ phần Tập đoàn Gỗ Minh Long
Công ty Cổ phần Tập đoàn Gỗ Minh Long

Lương : 25 Tr - 35 Tr VND

Hà Nội

NETNAM CORP.
NETNAM CORP.

Lương : Cạnh Tranh

Hồ Chí Minh

VIVIAN
VIVIAN

Lương : 8 Tr - 30 Tr VND

Hồ Chí Minh

Công Ty TNHH BEST EXPRESS VIỆT NAM
Công Ty TNHH BEST EXPRESS VIỆT NAM

Lương : 15 Tr - 25 Tr VND

Đà Nẵng | Thanh Hóa

CTCP TẬP ĐOÀN PHƯỢNG HOÀNG XANH A&A
CTCP TẬP ĐOÀN PHƯỢNG HOÀNG XANH A&A

Lương : 17 Tr - 25 Tr VND

Hà Nội

TÜV Rheinland Vietnam
TÜV Rheinland Vietnam

Lương : Cạnh Tranh

Hà Nội | Hưng Yên

Savills Vietnam
Savills Vietnam

Lương : Cạnh Tranh

Hồ Chí Minh

CÔNG TY TNHH XD KỸ THUẬT PCCC 24/7
CÔNG TY TNHH XD KỸ THUẬT PCCC 24/7

Lương : 12 Tr - 30 Tr VND

Hồ Chí Minh

Concung.com - Con Cung Joint Stock Company
Concung.com - Con Cung Joint Stock Company

Lương : Cạnh Tranh

Hồ Chí Minh

Wanek Furniture
Wanek Furniture

Lương : Cạnh Tranh

Bình Dương

Wanek Furniture
Wanek Furniture

Lương : Cạnh Tranh

Bình Dương

Wanek Furniture
Wanek Furniture

Lương : Cạnh Tranh

Bà Rịa - Vũng Tàu

Wanek Furniture
Wanek Furniture

Lương : Cạnh Tranh

Bình Dương

CÔNG TY CỔ PHẦN VUA NỆM
CÔNG TY CỔ PHẦN VUA NỆM

Lương : 15 Tr - 30 Tr VND

Hà Nội

Công ty Cổ Phần Chuỗi Nhà Hàng SVN
Công ty Cổ Phần Chuỗi Nhà Hàng SVN

Lương : 30 Tr - 35 Tr VND

Hà Nội

IDOCEAN Co.,ltd
IDOCEAN Co.,ltd

Lương : Cạnh Tranh

Hồ Chí Minh

CÔNG TY TNHH AMERICA INDOCHINA MANAGEMENT VIETNAM
CÔNG TY TNHH AMERICA INDOCHINA MANAGEMENT VIETNAM

Lương : Cạnh Tranh

Hà Nội | Hồ Chí Minh

CÔNG TY TNHH AMERICA INDOCHINA MANAGEMENT VIETNAM
CÔNG TY TNHH AMERICA INDOCHINA MANAGEMENT VIETNAM

Lương : Cạnh Tranh

Hồ Chí Minh

CÔNG TY TNHH AMERICA INDOCHINA MANAGEMENT VIETNAM
CÔNG TY TNHH AMERICA INDOCHINA MANAGEMENT VIETNAM

Lương : Cạnh Tranh

Hà Nội

CÔNG TY TNHH NOBLAND VIỆT NAM
CÔNG TY TNHH NOBLAND VIỆT NAM

Lương : 10 Tr - 30 Tr VND

Hồ Chí Minh

Công Ty Cổ Phần TEECOM
Công Ty Cổ Phần TEECOM

Lương : Lên đến 25 Tr VND

Hồ Chí Minh

Công Ty Cổ Phần TEECOM
Công Ty Cổ Phần TEECOM

Lương : Lên đến 50 Tr VND

Hồ Chí Minh

Công Ty Cổ Phần TEECOM
Công Ty Cổ Phần TEECOM

Lương : Lên đến 25 Tr VND

Hồ Chí Minh

RHENUS LOGISTICS LTD,.
RHENUS LOGISTICS LTD,.

Lương : Cạnh Tranh

Hồ Chí Minh | Hà Nội

Công Ty Cổ Phần TEECOM
Công Ty Cổ Phần TEECOM

Lương : Lên đến 50 Tr VND

Hồ Chí Minh

Công ty CP Nội Thất AKA
Công ty CP Nội Thất AKA

Lương : Cạnh Tranh

Hồ Chí Minh

CÔNG TY TNHH PER-FECTIV VIỆT NAM
CÔNG TY TNHH PER-FECTIV VIỆT NAM

Lương : Cạnh Tranh

Hồ Chí Minh

CÔNG TY TNHH PER-FECTIV VIỆT NAM
CÔNG TY TNHH PER-FECTIV VIỆT NAM

Lương : Cạnh Tranh

Hồ Chí Minh

Công ty TNHH Dr Fan Việt Nam
Công ty TNHH Dr Fan Việt Nam

Lương : 10 Tr - 25 Tr VND

Hà Nội | Hồ Chí Minh

CÔNG TY TNHH PER-FECTIV VIỆT NAM
CÔNG TY TNHH PER-FECTIV VIỆT NAM

Lương : Cạnh Tranh

Hồ Chí Minh

Công Ty TNHH Brenntag Việt Nam
Công Ty TNHH Brenntag Việt Nam

Lương : Cạnh Tranh

Hồ Chí Minh

SPS Vietnam
SPS Vietnam

Lương : Cạnh Tranh

Hồ Chí Minh

CÔNG TY TNHH PER-FECTIV VIỆT NAM
CÔNG TY TNHH PER-FECTIV VIỆT NAM

Lương : Cạnh Tranh

Hồ Chí Minh

Bài viết cùng chuyên mục "Thị trường & Xu hướng"

Top 10+ Nghề làm việc tại nhà thu nhập tốt, ít vốn nhiều lời
Làm việc tại nhà thường không đòi hỏi quá nhiều thời gian và vốn… Vì vậy nếu bạn đang tìm kiếm một công việc làm thêm tại nhà, hãy tham khảo bài viết này nhé!
Đa cấp là gì? Phân biệt kinh doanh đa cấp hợp pháp và bất hợp pháp
Đa cấp là gì? Làm thế nào để phân biệt mô hình kinh doanh đa cấp hợp pháp và bất hợp pháp để tránh bị lừa đảo. Nhấn xem ngay bài viết để cùng tìm hiểu nhé!
Sự thật cuộc gọi, văn bản gửi từ "cán bộ BHXH"
Lợi dụng quá trình chuyển đổi số của cơ quan BHXH, nhiều hình thức lừa đảo tinh vi đã được các đối tượng sử dụng để trục lợi
Thủ tục chốt sổ BHXH để chờ đến ngày nghỉ hưu
(Dân trí) - Ông Cường mới 52 tuổi nhưng đã đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) gần 29 năm. Hiện ông muốn nghỉ việc, chốt sổ BHXH để chờ đến khi đủ tuổi về hưu hưởng chế độ hưu trí.
4 trường hợp vẫn được hưởng BHXH một lần
NGUYỄN VĂN TÍNH (TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai) hỏi: "Tôi có nghe thông tin theo Luật BHXH mới thì từ ngày 1-7-2025, người lao động (NLĐ) sẽ không được rút BHXH một lần. Xin giải thích rõ hơn vấn đề này?".
Người lao động hưởng lợi lớn với chế độ thai sản mới
(Dân trí) - Chế độ thai sản mới theo Luật BHXH (sửa đổi) năm 2024 (có hiệu lực từ ngày 1/7/2025) có nhiều thay đổi có lợi cho người lao động, mở rộng nhóm lao động được hưởng chế độ này.
Xem thêm

Quan tâm

Thông báo việc làm - Hoàn toàn miễn phí và dễ dàng

TẠO NGAY
Feedback