Từ năm 2021, chọn lộ trình tăng tuổi hưu nào cho phù hợp?

Lượt xem: 6,453

Việc điều chỉnh tuổi hưu không chỉ cần thời gian cho người lao động và doanh nghiệp thích nghi mà còn cần cho thị trường lao động điều chỉnh. Nếu tăng nhanh sẽ dẫn đến sự gia tăng đột ngột số người thất nghiệp, có thể gây bất ổn xã hội.

Tại dự thảo Bộ luật Lao động (sửa đổi) vừa được công bố, Bộ LĐ-TB&XH đề xuất 2 phương án tăng tuổi nghỉ hưu lên 62 tuổi đối với nam, 60 tuổi với nữ từ năm 2021. Việc điều chỉnh được thực hiện theo lộ trình. Cụ thể, Bộ LĐ-TB-XH đưa ra 2 phương án:

Tránh gây "sốc" cho thị trường lao động

Phương án 1: Kể từ ngày 1-1-2021, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường là đủ 60 tuổi 3 tháng đối với nam và đủ 55 tuổi 4 tháng đối với nữ; sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 3 tháng đối với nam và 4 tháng đối với nữ cho đến khi nam đủ 62 tuổi, nữ đủ 60 tuổi.

Phương án 2: Kể từ ngày 1 tháng 1 năm 2021, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường là đủ 60 tuổi 4 tháng đối với nam và đủ 55 tuổi 6 tháng đối với nữ; sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 4 tháng đối với nam và 6 tháng đối với nữ cho đến khi nam đủ 62 tuổi, nữ đủ 60 tuổi.

Doanh nghiệp thường tìm mọi lý do để sa thải người lao động khi họ trên 35 tuổi, nhất là lao động nữ. Ảnh: Thái Hiền

Về việc xác định mốc tuổi, Ban soạn thảo cho rằng chất lượng, thể trạng sức khỏe và tuổi thọ của người lao động Việt Nam ngày càng tăng. Tuổi thọ bình quân của nam hiện là 72,1 tuổi, của nữ là 81,3 tuổi; và cả hai giới tính là 76,6 tuổi, cao hơn tuổi thọ trung bình của dân số thế giới là 72 tuổi.

Ngoài ra, Việt Nam đang có quy mô, cơ cấu dân số chịu tác động của mạnh quá trình già hóa dân số, tỷ lệ số người phụ thuộc đang tăng lên (44,4% vào năm 2019).

Cũng theo lý giải của cơ quan soạn thảo, mục tiêu chung và lâu dài là tiến tới quy định tuổi nghỉ hưu của nam và nữ bằng nhau. Tuy nhiên, khi điều chỉnh, nhiều nước đang có tuổi nghỉ hưu nữ thấp hơn nam đã lựa chọn không quy định tuổi nghỉ hưu bằng nhau ngay, mà có lộ trình thu hẹp dần khoảng cách tuổi nghỉ hưu giữa các giới nhằm tránh gây tác động tiêu cực do phải điều chỉnh quá nhiều tuổi nghỉ hưu của nữ so với nam.

Theo Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Đào Ngọc Dung, điều chỉnh tuổi nghỉ hưu là quyết sách có tính chiến lược về nhân lực, có tầm nhìn dài hạn, không phải là chính sách ngắn hạn.

Kinh nghiệm của các quốc gia đang điều chỉnh tuổi nghỉ hưu và khuyến nghị của Tổ chức Lao động thế giới (ILO) đối với các nước điều chỉnh tuổi nghỉ hưu là phải điều chỉnh dần dần để tránh gây sốc cho thị trường lao động.

Chậm hơn có tác động tốt hơn

Mặc dù cho rằng đã đến thời điểm chín muồi để tính đến việc tăng tuổi nghỉ hưu nhưng kinh nghiệm của một số nước có tăng tuổi nghỉ hưu vừa qua cho thấy, tăng tuổi nghỉ hưu nhanh có thể ảnh hưởng tiêu cực đến chính sách kinh tế- xã hội khác của đất nước.

Theo tính toán, một quốc gia có quy mô dân số tương đương dân số của Việt Nam, mỗi năm có khoảng 1,2 triệu người bước vào độ tuổi lao động và 400 ngàn người bước vào độ tuổi nghỉ hưu.

Nếu tăng tuổi nghỉ hưu lên 1 tuổi/năm, có nghĩa là sẽ có 400 ngàn người tiếp tục làm việc, cho dù ở khu vực nhà nước hay khu vực doanh nghiệp mà bình thường họ sẽ nhường chỗ cho cho 400 ngàn người mới tham gia thị trường lao động, thị trường lao động sẽ bị tắc nghẽn.

Sau 2 năm, con số này sẽ là khoảng 800 ngàn người và mức độ tắc nghẽn sẽ tăng lên. Việt Nam đang trong giai đoạn dân số vàng, lực lượng lao động còn đang dồi dào nên lộ trình điều chỉnh tăng tuổi nghỉ hưu chậm sẽ chỉ làm "dòng chảy" của thị trường lao động chậm lại đôi chút chứ không tắc nghẽn như phương án điều chỉnh nhanh.

Theo Bộ LĐ-TB-XH, qua khảo sát, đánh giá và tham vấn ý kiến của các bên trong quá trình soạn thảo, đa số ý kiến đề xuất chọn phương án 1. Cả hai phương án quy định trong dự thảo đều có lộ trình tăng chậm.

Tuy nhiên, phương án 1 là phương án có ưu điểm hơn, phòng tránh cao hơn các rủi ro khi điều chỉnh tuổi đối với thị trường lao động, tránh gây sốc thị trường lao động, giữ được ổn định xã hội và phù hợp với thông lệ quốc tế.

  Theo nld.com.vn

Việc Làm VIP ( $1000+)

Công ty Cổ phần Thời Trang YODY
Công ty Cổ phần Thời Trang YODY

Lương: Cạnh Tranh

Hà Nội | Hồ Chí Minh | Hải Dương

CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN ASEAN
CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN ASEAN

Lương: Cạnh Tranh

Hà Nội

CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI GEARVN
CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI GEARVN

Lương: Cạnh Tranh

Hồ Chí Minh

Công ty Cổ Phần Công Nghệ Du Lịch Gotadi
Công ty Cổ Phần Công Nghệ Du Lịch Gotadi

Lương: 1,000 - 1,500 USD

Hồ Chí Minh

Công ty Cổ phần Sữa VitaDairy Việt Nam
Công ty Cổ phần Sữa VitaDairy Việt Nam

Lương: Cạnh Tranh

Hồ Chí Minh

RGF HR Agent Vietnam Co., LTD
RGF HR Agent Vietnam Co., LTD

Lương: 17 Tr - 25 Tr VND

Hồ Chí Minh

CÔNG TY CỔ PHẦN VUA NỆM
CÔNG TY CỔ PHẦN VUA NỆM

Lương: Cạnh Tranh

Hà Nội

Công ty Cổ phần Tiên Phong
Công ty Cổ phần Tiên Phong

Lương: 12 Tr - 25 Tr VND

Hà Nội

CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI GEARVN
CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI GEARVN

Lương: Cạnh Tranh

Hồ Chí Minh

CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI GEARVN
CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI GEARVN

Lương: Cạnh Tranh

Hồ Chí Minh

AkzoNobel Vietnam
AkzoNobel Vietnam

Lương: Cạnh Tranh

Bắc Ninh

CÔNG TY CỔ PHẦN KREDIVO VIỆT NAM
CÔNG TY CỔ PHẦN KREDIVO VIỆT NAM

Lương: Cạnh Tranh

Hồ Chí Minh

Công ty Cổ phần Quốc tế Gia
Công ty Cổ phần Quốc tế Gia

Lương: 12 Tr - 25 Tr VND

Hồ Chí Minh

CareerViet's client
CareerViet's client

Lương: Cạnh Tranh

Đồng Nai

Tổng Công ty Đối Tác Chân Thật
Tổng Công ty Đối Tác Chân Thật

Lương: Cạnh Tranh

Hồ Chí Minh

CÔNG TY CỔ PHẦN Z HOLDING
CÔNG TY CỔ PHẦN Z HOLDING

Lương: 25 Tr - 30 Tr VND

Hà Nội

Công ty TNHH Minh Long I
Công ty TNHH Minh Long I

Lương: 18 Tr - 25 Tr VND

Hồ Chí Minh | Bình Dương

Bảo mật
Bảo mật

Lương: Cạnh Tranh

Hồ Chí Minh

CÔNG TY CỔ PHẦN XUÂN HÒA VIỆT NAM
CÔNG TY CỔ PHẦN XUÂN HÒA VIỆT NAM

Lương: 20 Tr - 40 Tr VND

Vĩnh Phúc

Bài viết cùng chuyên mục

BHXH tự nguyện: Cần chính sách linh hoạt
Để tăng độ bao phủ, chính sách BHXH tự nguyện cần được cải cách theo hướng linh hoạt, đồng thời tăng quyền lợi của người tham gia
Nhiều lần bị mất việc, một nữ công nhân đã rút BHXH đến 4 lần
(NLĐO) - Kể từ sau khi bị tai nạn lao động, suy giảm sức lao động, công việc của chị Vĩnh Vy Phượng gặp nhiều trắc trở, chị phải nhiều lần rút BHXH để chi trả tiền nhà trọ, điện, nước
Vì sao người lao động thích hưởng bảo hiểm thất nghiệp hơn lương hưu?
(NLĐO)- Việc chỉ được hưởng một trong 2 chế độ khiến người lao động phải lựa chọn, trong đó nhiều người đã chọn nghỉ việc trước khi đủ tuổi nghỉ hưu để hưởng bảo hiểm thất nghiệp rồi mới hưởng lương hưu
Quyền lợi người lao động sẽ giảm?
Đề xuất bổ sung một số trường hợp không được hưởng bảo hiểm thất nghiệp tại dự thảo Luật Việc làm đang vấp phải sự phản ứng từ người lao động và doanh nghiệp
16 khoản thu nhập được miễn thuế thu nhập cá nhân 2024
(NLĐO) - Theo quy định, sẽ có những khoản thu nhập sau đây được miễn thuế thu nhập cá nhân năm 2024.
Người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp gần 12 năm xin nghỉ, doanh nghiệp bối rối
(NLĐO)- Theo quy định hiện hành, người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp lâu hơn 114 tháng (12 năm), khi nghỉ việc chỉ được hưởng trợ cấp thất nghiệp của 12 năm, phần đóng dư không được bảo lưu.

Quan tâm

Thông báo việc làm - Hoàn toàn miễn phí và dễ dàng

TẠO NGAY
Feedback