Thông Báo Việc Làm
Chào mừng bạn đến CareerViet.vn
Tạo thông báo việc làm để xem việc làm phù hợp với bạn, nhà tuyển dụng đã xem hồ sơ của bạn và cập nhật nhiều hơn nữa ...
welcome to careerviet
Lượt xem: 5,658
Tại diễn đàn Vietnam Digital Economy diễn ra vào ngày 1.11, các chuyên gia từ nhiều tổ chức kinh tế lớn trong và ngoài nước đã ngồi lại cùng doanh nghiệp Việt để nhìn nhận vấn đề, thảo luận giải pháp.
Các đại biểu, diễn giả trao đổi tại Vietnam Digital Economy
Cách mạng 4.0 được định danh là thời đại chuyển đổi số (Digital Transformation) cùng lúc là cơ hội và thách thức đối với SME (doanh nghiệp nhỏ và vừa).
Tại diễn đàn Vietnam Digital Economy diễn ra vào ngày 1.11 mới đây, các chuyên gia từ nhiều tổ chức kinh tế lớn trong và ngoài nước đã ngồi lại cùng doanh nghiệp Việt để nhìn nhận vấn đề, thảo luận giải pháp.
Việc ứng dụng công nghệ vào quá trình quản lí và vận hành doanh nghiệp không còn là ý niệm xa lạ trong vài năm gần đây. Người người, nhà nhà kêu gọi “chuyển đổi số”. Nhiều diễn đàn được mở ra để đề cập đến vấn đề, hứa hẹn các viễn cảnh tích cực.
Tuy vậy, giữa tiềm năng dự báo và khả năng khai thác tối đa còn tồn tại khoảng cách khá xa, nhất là trong trường hợp của các doanh nghiệp nhỏ và vừa – bộ phận chiếm hơn 97% trong cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam.
Ngại "chuyển đổi số"
Có 3 lý do chính khiến SME e ngại “chuyển đổi số”, theo bài phát biểu của ông Vũ Minh Trí (Phó tổng giám đốc của tập đoàn VNG, phụ trách mảng Cloud Services) tại diễn đàn Vietnam Digital Economy. Một là, Cách mạng 4.0 tạo tiền đề cho những thay đổi và cải tiến, đồng nghĩa với một môi trường kinh doanh khó dự đoán hơn bao giờ hết. Công nghệ thịnh hành ngày hôm qua có thể không còn phù hợp trong nay mai. Chính điều này dẫn đến lý do thứ hai khiến SME “chùn bước”: mỗi quyết định đầu tư cơ sở hạ tầng và thiết bị công nghệ đều đòi hỏi năng lực tài chính vững mạnh, thứ mà hầu hết SME chưa có. Lý do thứ ba, nhân sự cũng là vấn đề nan giải khi lực lượng lao động đủ trình độ để quản lý và vận hành công nghệ không dễ chiêu mộ.
Trong phiên thảo luận “Ứng dụng công nghệ số nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh” tại diễn đàn, nhiều giải pháp được giới thiệu đến chủ doanh nghiệp SME nhằm giảm thiểu rủi ro khi “chuyển đổi số”. Trong đó, đáng chú ý là Điện toán Đám mây (Cloud) – dịch vụ cho phép doanh nghiệp truy cập tài nguyên điện toán dùng chung (server, ứng dụng, lưu trữ, mạng, dịch vụ) thông qua kết nối mạng mọi lúc mọi nơi.
Vẫn còn “đứng ngoài” làn sóng Cách mạng 4.0
Thay vì việc phải tính toán xem có mở rộng kinh doanh trong tương lai hay không, phải đầu tư bao nhiêu server, thì nay doanh nghiệp chỉ cần yêu cầu đối tác cung cấp Dịch vụ Điện toán Đám mây làm điều này.
“Nếu tự mình xây dựng cơ sở hạ tầng công nghệ, doanh nghiệp phải phát triển theo chiều dọc, tức là hoàn thành tính năng A rồi mới triển khai tiếp được tính năng B. Với việc sử dụng Cloud từ bên thứ ba, rất nhiều dịch vụ đã có sẵn trên nền tảng để hỗ trợ các tính năng mà doanh nghiệp mong muốn. Doanh nghiệp mở rộng đến đâu, đối tác hỗ trợ thiết lập hạ tầng đến đó. Như vậy là phát triển theo chiều ngang, tiết kiệm thời gian và chi phí một cách đáng kể”, ông Vũ Minh Trí cho biết.
Với 82% doanh nghiệp vẫn còn “đứng ngoài” làn sóng Cách mạng Công nghiệp 4.0 (theo khảo sát của Bộ Công Thương cuối năm 2017), dịch vụ cung cấp Điện toán Đám mây trở thành thị trường màu mỡ.
Không ít “ông lớn” công nghệ tại Việt Nam đã có động thái cho thấy ý định lấn sân sang thị trường này, sẵn sàng cạnh tranh với những “gã khổng lồ” quốc tế đã và đang hoạt động trên sân nhà.
Nguồn: Theo thanhnien.vn
Vui lòng đăng nhập để thực hiện chức năng này