Job Alerts
Welcome to CareerViet.vn
Create jobs alert to see all recommended jobs, profile views, recruiter's contacted information, updates, and more ...
welcome to careerviet
Viewed: 65,513
Xem thêm cơ hội tìm việc làm mới tại CareerViet :
Thực tập sinh là một vị trí không cố định trong công ty. Đang từ một sinh viên quá độ sang thời kỳ công chức, chắc hẳn bạn sẽ gặp không ít những bỡ ngỡ, luôn có cảm giác bị người khác coi thường, tay chân thừa thãi không thấy có việc gì để làm, vừa căng thẳng vừa lãng phí thời gian.
Doanh nghiệp tiếp nhận thực tập sinh thì thấy nhân viên thực tập không hiểu gì về công ty, có nhiệm vụ gì quan trọng cũng chẳng dám giao cho họ. Đối diện với thực trạng này, nhân viên thực tập cần tìm ra cách để chứng tỏ vị trí của mình trong công ty. Hãy xem các công ty mong muốn gì ở những nhân viên thực tập. Nắm được điều này, chắc chắn bạn sẽ tìm ra cách để có một công việc xứng đáng với năng lực của mình.
Thái độ trung thực, làm việc chăm chỉ
Từ những việc nhỏ nhất
Nhân viên thực tập không có kinh nghiệm làm việc, mối quan hệ cũng hẹp, để có được sự tín nhiệm của công ty ngoài việc chăm chỉ, chủ động để chứng minh bản thân thì không có cách nào khác cả. Nếu công ty không giao nhiệm vụ, hãy cố gắng tìm việc mà làm. Từ những việc nhỏ như thu dọn phòng khách, đưa gửi và nhận bưu kiện nếu có thể làm tốt cũng sẽ gây ấn tượng đẹp. Trên thực tế, ít có công ty nào kỳ vọng vào việc nhân viên thực tập chứng tỏ khả năng ngay từ đầu, điều họ quan tâm nhất là thái độ, tiềm năng và hướng phát triển của nhân viên.
Chấp nhận làm thêm giờ
Thực tập sinh cũng cần có tinh thần trách nhiệm cao, đừng bao giờ cho mình là ngoại lệ trong những hoạt động chung của công ty. Thông thường, các công ty không mấy khi yêu cầu nhân viên thực tập làm thêm giờ, chỉ khi thực sự thấy cần thiết. Tuy vậy, hãy sẵn sàng khi công ty có lời đề nghị trực tiếp với bạn. Hãy làm với tất cả lòng nhiệt tình và đừng than phiền. Điều duy nhất mà bạn có thể không hài lòng là khi một mình bạn làm thêm giờ mà không được đãi ngộ hợp lý và ghi nhận chính đáng. Tuyệt đối không vui vẻ nhận nhiệm vụ rồi kêu ca dai dẳng vì điều đó sẽ gây một ấn tượng rất xấu cho công ty.
Đừng viện cớ bừa bãi
Nhiều bạn thực sự có năng lực, tuy nhiên lại quá tự tin và muốn chứng tỏ mình bằng mọi giá nên mỗi khi mắc lỗi đều viện cớ này nọ để trốn tránh trách nhiệm. Ví dụ, một nhân viên thực tập làm tốt các nhiệm vụ được giao nhưng một lần sơ ý ghi nhầm một tên địa chỉ chuyển phát của khách hàng. Lẽ ra chuyện chẳng có gì nếu ngay khi dịch vụ giao nhận báo lại, anh ta nên tra lại tên rồi sửa nhưng vì sĩ diện, tâm lý "sợ bị phát hiện là sai", nên anh ta hết viện lý do quá nhiều việc rồi đến chê dịch vụ chuyển phát tắc trách. Ấn tượng cuối cùng của công ty với anh ta là một người thiếu trung thực và vô trách nhiêm. Ai cũng có thể mắc sai lầm, hãy thẳng thắn nhận lỗi thì mọi chuyện sẽ tiếp tục vận hành dễ dàng hơn.
Hãy cống hiến trước khi đòi đãi ngộ
Đừng vồ vập đặt câu hỏi với công ty: "lương thực tập là bao nhiêu? có đãi ngộ gì khác không?". Thông thường sau khi phổ biến nội quy, một công ty nghiêm túc sẽ thông báo về đãi ngộ cho bạn. Nhưng hãy nghĩ rộng ra một chút, đãi ngộ thực tập của bạn có thấp cũng do ở một số công việc không có kinh nghiệm không thể làm được, và việc bạn tham gia thực tập đôi khi chỉ là quá trình thu nhập kiến thức. Đừng đặt ra quá nhiều điều kiện thực tập vì như thế cho dù nhà tuyển dụng có ưu ái bạn thế nào cũng sẽ mất ấn tượng tốt. Ở một xã hội thực tế, bạn cần cân đối giữa hiệu quả thực chất công việc của bạn cũng như mức lương được trả.
Làm việc chủ động tích cực
Đầu tiên phải ý thức được công việc
Là một thực tập sinh, nhất thiết phải xác định rõ mục tiêu khi bạn đến thực tập ở một công ty nào đó. Đến để làm việc, học tập, tìm hiểu thực tế nên bạn cần phải biết điều gì nên làm, không nên làm. Nhiều thực tập sinh đến công ty khi không được giao việc thì vô tư mang sách vở môn khác đến học hoặc làm việc riêng. Một số người khác đòi xin trước giấy chứng nhận thực tập. Nếu bạn thực sự không coi trọng việc này thi tốt hơn cả là đừng tốn thời gian thực tập.
Chủ động tìm việc mà làm
Công ty không phải là trường học, thường không có ai chỉ ra cho bạn những việc cụ thể, những điều cần phải biết. Nhưng trên thực tế, những điều có thể học ở công ty sẽ phong phú hơn ở trường rất nhiều, nó chính là thực tế sống động mà bạn cần phải đối diện, và quan trọng là bạn có thực sự muốn học nó hay không. Nếu thực sự không có nhiệm vụ nào thì hãy quan sát người khác làm việc với một thái độ tích cực trung thực. Công ty thực chất không có nghĩa vụ huấn luyện bạn, cơ hội nằm trong tầm tay bạn nếu bạn không thực sự nắm giữ mọi thứ sẽ trôi đi thôi.
Chủ động tư duy
Khi đã vào công ty thực tập, bạn cần chuẩn bị tâm lý, đừng quá "sốc" khi những điều bạn học được không thể áp dụng. Trong trường học, những điều bạn học có thể chỉ là lý thuyết còn thực tế công việc đang biến đổi từng ngày. Hãy luôn chuẩn bị những câu hỏi ngay khi còn học tập và giờ, bạn hãy dùng những điều bạn mắt thấy tai nghe để giải quyết tất cả những thắc mắc, bổ sung kiến thức còn thiếu. Hơn nữa, hãy thừa nhận việc thiếu kinh nghiệm sẽ chắc chắn dẫn đến những trở ngại và thất bại, nhưng hãy sẵn sàng trước mọi cơ hội và thách thức, đồng thời cần tổng kết và tự điều chỉnh bản thân, tích cực chủ động đối diện với yêu cầu công việc.
Dám đặt câu hỏi
Rất nhiều thực tập sinh ngại đặt câu hỏi, coi việc hỏi người khác sẽ rất mất mặt. Như thế dù có mất nhiều thời gian ở công ty, bạn cũng sẽ không thể biết đích xác trình tự công việc của doanh nghiệp, càng không thể biết cách làm việc. Không biết thì hỏi, đó là cách bạn tìm hiểu và chuẩn bị tinh thần với những đồng nghiệp khó chịu. Đặt câu hỏi cũng là cách bạn chủ động nắm lấy cơ hội của chính mình.
Source: Theo Vietnamnetjob
Please sign in to perform this function