Operation là gì? Nhiệm vụ và yêu cầu kĩ năng của một Operation

Viewed: 21,576

Operation là bộ phận đóng vai trò khá quan trọng trong một đơn vị, doanh nghiệp, tổ chức. Ở mỗi lĩnh vực, ngành nghề khác nhau, Operation lại có cách hiểu khác nhau. Vậy Operation là gì? Nhiệm vụ của bộ phận này? Hay yêu cầu cần có của một Operation là gì? Tất cả sẽ được CareerViet chia sẻ chi tiết trong bài viết này nhé!

Operation là gì?

Operation là gì? Operation là bộ máy điều hành của doanh nghiệp. Bộ phận này đảm nhận nhiệm vụ xây dựng và thực hiện các kế hoạch, chiến lược, từ đó đưa doanh nghiệp đến mục tiêu đã đề ra. 

Ngoài việc tìm hiểu Operation là gì, để nắm rõ các thông tin về bộ phận này,  bạn cần hiểu về thuật ngữ Operator. Theo đó, Operator là người trực tiếp tiếp nhận và xử lý các cuộc gọi đến từ khách hàng hoặc đối tác.

Operation là gì? Đây là bộ máy điều hành của doanh nghiệp
Operation là gì? Đây là bộ máy điều hành của doanh nghiệp

Các vị trí thuộc bộ phận Operation

Operation Executive

Operation Executive là người trực tiếp quản lý và điều hành các hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng ngày của doanh nghiệp, đảm bảo mọi công việc diễn ra suôn sẻ và hiệu quả. Mô tả công việc của Operation Executive gồm: 

- Quản lý và giám sát quá trình sắp xếp hàng, dỡ hàng, và đóng hàng hóa tại kho.

- Giám sát và điều chỉnh các quy trình sản xuất nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm, giảm thiểu lỗi và tối ưu hóa quy trình sản xuất.

- Giải quyết các sự cố trong quá trình sản xuất hoặc cung cấp dịch vụ, tìm kiếm nguyên nhân và đưa ra giải pháp khắc phục.

- Xử lý các loại chứng từ để đảm bảo giao hàng cho khách hàng đúng thời hạn đã thỏa thuận.

- Đánh giá, tổng kết và thực hiện báo cáo chi tiết về tình hình hoạt động cho quản lý hoặc ban giám đốc.

Operation Executive - người trực tiếp quản lý và điều hành hoạt động sản xuất, kinh doanh
Operation Executive - người trực tiếp quản lý và điều hành hoạt động sản xuất, kinh doanh

Product Operation Executive

Product Operation Executive là người chịu trách nhiệm toàn diện cho việc quản lý và điều hành các hoạt động liên quan đến một sản phẩm hoặc dòng sản phẩm cụ thể, từ khi ý tưởng sản phẩm được hình thành cho đến khi được đưa ra thị trường và kể cả các khâu sau đó. Nhiệm vụ của Product Operation Executive bao gồm: 

- Xây dựng kế hoạch, điều hành và giám sát các công việc của các phòng ban thuộc khối sản phẩm diễn ra suôn sẻ và hiệu quả.

- Tham gia vào việc xử lý các vấn đề phát sinh khi xảy ra sự cố vận hành từ các phòng ban thuộc khối sản phẩm.

- Phối hợp các bên liên quan để cải tiến quy trình làm việc của phòng ban thuộc khối sản phẩm.

- Theo dõi, đo lường và đánh giá hiệu quả quá trình làm việc của các phòng ban thuộc khối sản phẩm.

- Phối hợp với các bên liên quan để giải quyết các trường hợp phát sinh chi phí ngoài ngân sách dự trù hoặc kế hoạch trước đó.

- Thực hiện các nhiệm vụ theo yêu cầu của cấp trên.

Product Operation Executive chịu trách nhiệm quản lý các hoạt động của sản phẩm
Product Operation Executive chịu trách nhiệm quản lý các hoạt động của sản phẩm

E-commerce Operations Executive

E-commerce Operations Executive là người đảm nhiệm việc quản lý - điều hành các hoạt động kinh doanh TMĐT của công ty. Nhiệm vụ của E-commerce Operations Executive bao gồm:

- Xây dựng, vận hành và quản lý cửa hàng trên các sàn thương mại điện tử phổ biến như Lazada, Shopee, Tiki,…

- Xử lý các vấn đề liên quan đến sàn TMĐT cho doanh nghiệp.

- Quản lý số lượng hàng tồn kho và giá cả sản phẩm hàng ngày, đồng thời cập nhật thông tin kịp thời.

- Tư vấn và hỗ trợ chăm sóc khách hàng tại các sàn thương mại điện tử của doanh nghiệp.

- Đề xuất và thảo luận các chương trình khuyến mại trên các sàn thương mại điện tử, triển khai khi được cấp trên phê duyệt, đảm bảo đạt mục tiêu bán hàng.

- Tổng hợp và thống kê số liệu bán hàng, báo cáo cho quản lý cấp trên theo quý, tuần hoặc tháng.

- Thực hiện các nhiệm vụ do cấp trên chỉ đạo.

E-commerce Operations Executive chịu trách nhiệm quản lý hoạt động kinh doanh TMĐT
E-commerce Operations Executive chịu trách nhiệm quản lý hoạt động kinh doanh TMĐT

Operation Manager

Operation Management là gì? là vị trí đứng đầu bộ phận vận hành, chịu trách nhiệm chỉ đạo và điều phối toàn bộ hoạt động kinh doanh của tổ chức. Công việc của Operation Manager

gồm: 

- Quản lý và phân phối các nguồn lực (nhân sự, thiết bị, vật tư, ngân sách,...) một cách chính xác và phù hợp với tình hình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

- Điều hành và giám sát các quy trình sản xuất, cung ứng và vấn đề hàng tồn kho 

- Đảm bảo tuân thủ các quy định và tiêu chuẩn về an toàn, bảo vệ môi trường và đạo đức kinh doanh.

- Thực hiện báo cáo hoạt động và phân tích dữ liệu để đưa ra các quyết định chiến lược và kế hoạch dài hạn cho tổ chức.

 Operation Manager và Operation Support cũng là vị trí thuộc bộ phận Operation
Operation Manager và Operation Support cũng là vị trí thuộc bộ phận Operation

Operation Support

Operation Support - Nhân viên hỗ trợ vận hành là những người trực tiếp hỗ trợ và duy trì sự hoạt động ổn định của tổ chức, công ty hoặc hệ thống. Công việc của Operation Support gồm: 

- Hỗ trợ kỹ thuật: Giải quyết vấn đề kỹ thuật, sửa lỗi và hướng dẫn sử dụng sản phẩm/dịch vụ.

- Quản lý hệ thống: Đảm bảo hệ thống hoạt động ổn định, bảo mật và đáp ứng yêu cầu.

- Giám sát: Theo dõi hoạt động, phân tích dữ liệu và đề xuất cải tiến.

- Bảo trì: Thực hiện bảo trì và sửa chữa để duy trì hoạt động liên tục.

- Hỗ trợ khách hàng: Tư vấn, giải đáp thắc mắc và xử lý khiếu nại của khách hàng.

- Sau khi tìm hiểu định nghĩa Operation là gì, bạn cần nắm được các vị trí thuộc bộ phận này để nếu có dự định làm việc thì bạn sẽ dễ dàng phân biệt và lựa chọn vị trí ứng tuyển đúng đắn.

Nhiệm vụ của bộ phận Operation 

Trong cơ chế hoạt động của một doanh nghiệp, bộ phận Operation đóng vai trò khá quan trọng. Vậy nhiệm vụ của bộ phận Operation là gì?  

Xây dựng và thực hiện kế hoạch kinh doanh

Bộ phận Operation là "bộ não" điều hành hoạt động của doanh nghiệp. Chính họ là người lên kế hoạch, triển khai và giám sát mọi hoạt động, từ sản xuất đến kinh doanh, đảm bảo mọi thứ diễn ra trơn tru và hiệu quả. Mục tiêu cuối cùng là giúp doanh nghiệp đạt được lợi nhuận và phát triển bền vững. 

Xây dựng và thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh là nhiệm vụ hàng đầu
Xây dựng và thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh là nhiệm vụ hàng đầu

Triển khai chiến dịch tiếp thị, phát triển thị trường

Bộ phận Operation có vai trò quan trọng trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ với khách hàng. Họ cần không ngừng tìm kiếm cơ hội mở rộng thị trường, phát triển sản phẩm mới và cải tiến dịch vụ dựa trên phản hồi của khách hàng. Mục tiêu cuối cùng là đảm bảo sự hài lòng của khách hàng và thúc đẩy tăng trưởng doanh thu.

Đào tạo nhân sự phòng Operation

Bộ phận Operation không chỉ chịu trách nhiệm xây dựng kế hoạch đào tạo mà còn cần linh hoạt thích ứng với những thay đổi của công việc và yêu cầu của cấp trên. Việc này đòi hỏi họ phải luôn cập nhật thông tin, sẵn sàng đối mặt với những tình huống bất ngờ và đảm bảo mọi hoạt động diễn ra suôn sẻ. 

Nhiệm vụ của bộ phận Operation trong doanh nghiệp khá quan trọng
Nhiệm vụ của bộ phận Operation trong doanh nghiệp khá quan trọng

Yêu cầu đối với nhân viên Operation 

Nếu bạn đang dự định apply vào bộ phận này, bạn cần phải tìm hiểu thêm về yêu cầu đối với nhân viên Operation là gì? 

Bằng cấp 

Yêu cầu về bằng cấp khi ứng tuyển vào bộ phận Operation không hề cứng nhắc mà thay đổi tùy thuộc vào từng vị trí cụ thể và nhu cầu của doanh nghiệp. Nói chung, bằng tốt nghiệp THPT là yêu cầu cơ bản, nhưng đối với các vị trí cấp cao hơn, bằng đại học chuyên ngành sẽ là một lợi thế lớn. 

Kinh nghiệm, trình độ 

Đối với vị trí nhân viên vận hành, kinh nghiệm không phải là yêu cầu bắt buộc. Công ty thường sẵn sàng đào tạo để bạn có thể nắm vững kỹ năng vận hành. Tuy nhiên, nếu bạn đã có kiến thức nền tảng và kinh nghiệm thực tế, bạn sẽ có nhiều cơ hội hơn để phát triển sự nghiệp. 

Còn đối với vị trí quản lý, kinh nghiệm làm việc từ 3-5 năm ở vị trí tương đương là điều kiện cần thiết để đảm bảo bạn có đủ năng lực lãnh đạo và giải quyết vấn đề.

Ứng viên cần có bằng cấp và trình độ chuyên môn phù hợp
Ứng viên cần có bằng cấp và trình độ chuyên môn phù hợp

Các kỹ năng  

Để thành công trong công việc tại bộ phận Operation, ứng viên không chỉ cần có kiến thức chuyên môn mà còn phải là người có kỹ năng mềm tốt như kỹ năng giao tiếp, ứng xử, khả năng làm việc nhóm và chịu áp lực…. 

Đối với các vị trí quản lý, yêu cầu về kỹ năng sẽ đa dạng hơn, có thể là: Khả năng chịu được áp lực lớn, khả năng lãnh đạo, quản lý và chỉ đạo thực hiện, kỹ năng quản lý dòng tiền,....

Vai trò của Operation trong từng lĩnh vực

Tuy chỉ có một thuật ngữ là Operation, thế nhưng ở từng lĩnh vực, thuật ngữ này sẽ mang nhiều khác nhau. Vậy Operation là gì trong lĩnh vực bán lẻ, sản xuất, dịch vụ, nhà hàng và kỹ thuật số? 

Lĩnh vực bán lẻ

Để đáp ứng nhu cầu mua sắm của khách hàng và tối đa hóa lợi nhuận, bộ phận Operation trong lĩnh vực bán lẻ có nhiệm vụ quan trọng là quản lý hiệu quả hàng tồn kho. Điều này bao gồm việc dự báo nhu cầu, đảm bảo luôn có đủ hàng hóa bán chạy, đồng thời giảm thiểu tồn kho hàng chậm tiêu thụ thông qua việc đàm phán với nhà cung cấp để có được mức giá và điều kiện mua hàng tốt nhất.

Lĩnh vực sản xuất

Bộ phận Operation đóng vai trò quan trọng trong việc tối ưu hóa các quy trình sản xuất. Bên cạnh việc đảm bảo chất lượng sản phẩm, bộ phận này còn cần tìm kiếm những giải pháp sáng tạo để tăng hiệu suất sản xuất. Các câu hỏi cần trả lời như: 

"Làm thế nào để sản xuất hàng loạt một cách hiệu quả?", 

"Có cách nào đơn giản hóa các quy trình phức tạp?"

"Làm sao để vận chuyển hàng hóa một cách tiết kiệm?" 

….

là những vấn đề mà bộ phận Operation cần giải quyết để giảm chi phí và tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. 

Lĩnh vực dịch vụ

Trong các công ty dịch vụ, bộ phận Operation thường được chia thành hai nhóm chính để đảm bảo hoạt động hiệu quả: 

- Nhóm thứ nhất tập trung vào việc tương tác trực tiếp với khách hàng, giải quyết các vấn đề và đảm bảo sự hài lòng của khách hàng. 

- Nhóm còn lại sẽ chịu trách nhiệm về các hoạt động nội bộ của công ty, từ đó hỗ trợ nhóm trực tiếp phục vụ khách hàng tốt hơn.

Ở lĩnh vực dịch vụ, Operation thường được chia thành hai nhóm chính để hoạt động
Ở lĩnh vực dịch vụ, Operation thường được chia thành hai nhóm chính để hoạt động

Lĩnh vực nhà hàng

Đối với ngành nhà hàng đối mặt với những thách thức lớn hơn trong việc quản lý hàng tồn kho so với ngành bán lẻ do đặc tính dễ hư hỏng của thực phẩm. Khi đó bộ phận Operation không chỉ cần đảm bảo nguồn cung cấp thực phẩm tươi ngon, ổn định mà còn phải quản lý hiệu quả các hoạt động từ khâu mua hàng, chế biến đến phục vụ khách hàng. 

Để giải quyết những vấn đề này, bộ phận Operation cần tối ưu hóa các quy trình, xây dựng mối quan hệ tốt với nhà cung cấp và đầu tư vào đào tạo nhân viên.

Lĩnh vực kỹ thuật số 

Bộ phận Operation trong doanh nghiệp kỹ thuật số đóng vai trò quan trọng trong việc kết nối con người và công nghệ. Họ chịu trách nhiệm về việc tuyển dụng, đào tạo và phát triển đội ngũ nhân viên, đồng thời xây dựng và quản lý các quy trình làm việc để đảm bảo hiệu quả và năng suất. Bằng cách tối ưu hóa việc phân bổ công việc và thời gian, Operation giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí và tăng cường khả năng cạnh tranh trên thị trường.

Operation trong doanh nghiệp kỹ thuật số phụ trách chính ở mảng tuyển dụng
Operation trong doanh nghiệp kỹ thuật số phụ trách chính ở mảng tuyển dụng

Mức lương của Operation hiện nay là bao nhiêu? 

Hiện nay, tại Việt Nam mức lương của việc làm Operation sẽ phụ thuộc vào kinh nghiệm, kỹ năng và bằng cấp của ứng viên. Tuy nhiên mức dao động sẽ cụ thể như sau: 

- Mức lương Operation Manager trung bình khoảng: 31,1 Triệu/ tháng (Thấp nhất: 10 Triệu - Cao nhất: 92 Triệu)

- Mức lương Operation Executive trung bình khoảng: 12 Triệu/ tháng (Thấp nhất: 5 Triệu - Cao nhất: 30 Triệu) 

- Mức lương Operation Staff trung bình khoảng: 8,9 Triệu / tháng (Thấp nhất: 5 Triệu - Cao nhất: 15 Triệu) 

- Mức lương Operations Director trung bình khoảng: 73,5 Triệu / tháng (Thấp nhất: 20 Triệu - Cao nhất: 180 Triệu) 

- Mức lương Operations Supervisor trung bình khoảng: 14,9 Triệu / tháng (Thấp nhất: 5 Triệu - Cao nhất: 30 Triệu) 

- Mức lương Sales Operations Manager trung bình khoảng: 38 Tr/ tháng (Thấp nhất: 15 Triệu - Cao nhất: 98,9 Triệu)

Bạn nên tham khảo website VietnamSalary.vn để cập nhật mức lương trung bình hiện nay
Bạn nên tham khảo website VietnamSalary.vn để cập nhật mức lương trung bình hiện nay

Vừa rồi, CareerViet đã chia sẻ toàn bộ thông tin về Operation là gì. Hi vọng những gì chúng tôi chia sẻ sẽ phù hợp với mong muốn tìm hiểu của bạn. Ngoài ra, nếu bạn đang tìm kiếm một công việc thuộc bộ phận Operation, hãy truy cập ngay vào website CareerViet.vn. 

Tại đây CareerViet không chỉ cung cấp các vị trí tuyển dụng mới mà còn đi kèm các mức lương hấp dẫn tương ứng với năng lực của bạn, tìm việc làm ngay nhé! 

Source: CareerViet

VIP jobs ( $1000+ )

PTSC Offshore Services (POS)
PTSC Offshore Services (POS)

Salary : 70 Mil - 90 Mil VND

Ba Ria-VT

CÔNG TY TNHH TRANSCOSMOS VIỆT NAM
CÔNG TY TNHH TRANSCOSMOS VIỆT NAM

Salary : Competitive

Ho Chi Minh

Công ty TNHH Olam Việt Nam
Công ty TNHH Olam Việt Nam

Salary : Competitive

Ho Chi Minh

CÔNG TY TNHH KINGDEN TRADING
CÔNG TY TNHH KINGDEN TRADING

Salary : Competitive

Ho Chi Minh

CÔNG TY TNHH LEAPSTACK VIỆT NAM
CÔNG TY TNHH LEAPSTACK VIỆT NAM

Salary : Competitive

Ho Chi Minh

Coherent Vietnam
Coherent Vietnam

Salary : Competitive

Dong Nai

CÔNG TY CỔ PHẦN NISO
CÔNG TY CỔ PHẦN NISO

Salary : Competitive

Ho Chi Minh

BIM Group
BIM Group

Salary : Competitive

Vinh Phuc

Hi - Tech Wires Asia Co., Ltd
Hi - Tech Wires Asia Co., Ltd

Salary : 45 Mil - 55 Mil VND

Binh Duong

CÔNG TY TNHH TRANSCOSMOS VIỆT NAM
CÔNG TY TNHH TRANSCOSMOS VIỆT NAM

Salary : Competitive

Ho Chi Minh

PeopleWise Vietnam
PeopleWise Vietnam

Salary : 4,000 - 6,000 USD

Binh Duong

Vietnam Human Resources Association - VNHR
Vietnam Human Resources Association - VNHR

Salary : Competitive

Ho Chi Minh

Công ty TNHH Cobi One
Công ty TNHH Cobi One

Salary : 15 Mil - 18 Mil VND

Ho Chi Minh

DIGI-TEXX VIETNAM
DIGI-TEXX VIETNAM

Salary : Competitive

Ho Chi Minh

Công ty TNHH Olam Việt Nam
Công ty TNHH Olam Việt Nam

Salary : Competitive

Dong Nai

CÔNG TY TNHH TRANSCOSMOS VIỆT NAM
CÔNG TY TNHH TRANSCOSMOS VIỆT NAM

Salary : Competitive

Ho Chi Minh

Công Ty TNHH Avanti Group
Công Ty TNHH Avanti Group

Salary : 25 Mil - 35 Mil VND

Ha Noi | Ho Chi Minh

Savills Vietnam
Savills Vietnam

Salary : Competitive

Ho Chi Minh

CÔNG TY TNHH JD TOURS
CÔNG TY TNHH JD TOURS

Salary : Competitive

Ho Chi Minh

Abbott
Abbott

Salary : Competitive

Ho Chi Minh

Công Ty TNHH PMAS
Công Ty TNHH PMAS

Salary : Competitive

Binh Duong

Công ty Cổ phần Thương mại Vista Sài Gòn
Công ty Cổ phần Thương mại Vista Sài Gòn

Salary : Competitive

Ho Chi Minh

Soctrip
Soctrip

Salary : Competitive

Ho Chi Minh

Similar posts "Self Development"

PM là gì? Tìm hiểu về vai trò và thu nhập của Project Manager
Tìm hiểu PM là gì, vai trò, và kỹ năng cần có của một PM trong quản lý dự án. Cùng CareerViet tìm hiểu rõ về nghề PM và tiềm năng phát triển của nó. Xem ngay!
ATTN là gì? ATTN là viết tắt của từ gì? Cách sử dụng trong email
ATTN là gì? ATTN là viết tắt của từ gì trong tiếng Anh? Nhấn xem ngay bài viết để cùng tìm hiểu ATTN nghĩa là gì và cách sử dụng trong email nhé!
Lưu ý quan trọng khi sử dụng hàm SUMIFS trong Excel!
Tìm hiểu cách dùng hàm SUMIFS trong Excel hiệu quả, những lỗi phổ biến thường gặp nhất và cách tối ưu hóa quá trình tính toán dữ liệu!
Dự đoán xu hướng và cơ hội nghề nghiệp trong FMCG!
FMCG là ngành gì và khám phá những xu hướng nổi bật và cơ hội nghề nghiệp đang nổi lên trong ngành FMCG!
Mô hình SWOT là gì? Ý nghĩa, cách phân tích và áp dụng hiệu quả
Mô hình SWOT dần trở nên phổ biến và được áp dụng trên hầu hết các lĩnh vực từ việc kinh doanh, marketing cho đến học tập và cách sống. Vậy SWOT là gì?
Chứng chỉ năng lực xây dựng hạng 3: Điều kiện và thủ tục xin cấp
Chứng chỉ xây dựng năng lực hạng 3 là gì? Hồ sơ và điều kiện cấp như thế nào? Thủ tục cấp chứng chỉ ra sao? Bài viết sau đây sẽ giúp bạn tìm hiểu rõ nhé!
View more

Subscribe

Create job alerts. Free and Easy

Create now
Feedback