Job Alerts
Welcome to CareerViet.vn
Create jobs alert to see all recommended jobs, profile views, recruiter's contacted information, updates, and more ...
welcome to careerviet
Viewed: 14,455
Đại học là... tự tìm cách học! |
Thay vì cung cấp cho sinh viên phương pháp tự học, tự nghiên cứu, đại học lại tiếp tục dạy sinh viên chỉ biết cắm cúi đọc cái giáo trình nặng nề, thi cử xong thì quên gần hết. Đại học có phải là cấp 3 đâu?
Giảng đường đại học có vẻ như vẫn là đích đến cuối cùng của đa số những cô cậu học trò cấp 3. Nhưng khi họ đã thực sự bước chân vào đại học, họ nghĩ như thế nào? PV Vietnamnet ghi lại ý kiến ngẫu nhiên của các sinh viên từ năm thứ nhất tới năm cuối của 4 trường Đại học thuộc hàng Top tại Việt Nam mong mang lại một hình dung sơ lược về quá trình học đại học của sinh viên hiện nay.
Nguyễn Minh Ngọc (SV năm thứ 1, ĐH Kinh tế Quốc dân HN): Mục tiêu là giành học bổng!
Trước đây, tôi nghĩ khi vào đại học sẽ được học những môn theo khối mình thi. Tôi thi khối A thì sẽ học các môn tự nhiên. Giờ lại toàn phải học các môn xã hội, chủ yếu là các môn đại cương. Thực ra cũng thấy chán nhưng phải cố gắng vì mục tiêu năm nay của tôi là giành học bổng.
Tôi cũng nghe các anh chị khóa trên "ca thán" nhiều về chuyện học đại học rất chán. Nhưng tôi nghĩ đại học là phải tự học tự tìm hiểu thôi. Nếu làm như vậy được thì sẽ không chán chút nào. Năm sau tôi sẽ học tín chỉ, thích môn nào sẽ học môn đó. Nhưng nghe nói học tín chỉ các môn điều kiện hơi "khó nhằn". Phải cố thôi!
Nguyễn Kiều Giang (SV năm thứ 2, Học viện Ngân Hàng HN): Thất vọng về cơ sở vật chất
Khi học cấp 3, tôi đã có ý định du học nên đã tìm hiểu kỹ các trường nước ngoài, thấy trang thiết bị của họ đầy đủ và hiện đại. Hệ thống sân bãi thể thao cũng rất đẹp. Cuối cùng tôi ở lại học tại Việt Nam và... thất vọng. Bàn, ghế, đèn, máy chiếu, cái gì cũng có nhưng chất lượng đều ở mức trung bình kém. Sinh viên chủ yếu đến khi thi mới lên thư viện, vì thư viện nhỏ, tài liệu lại không phong phú. Nói chung, sinh viên chỉ đến lớp hết giờ là về.
Về chuyện giảng dạy, tôi thấy một số giáo viên quá cứng nhắc, chỉ lên lớp, giảng bài, điểm danh và...về! Gần như không có sự giao lưu nào với sinh viên. Ngoài ra, không có sự phân loại sinh viên ở một số môn học cần thiết ví dụ tiếng Anh. Ớ lớp tôi sinh viên học khá và sinh viên trung bình hầu như không biết gì đều học chung. Giáo viên dạy khó thì những bạn kém hơn dễ nản, dạy dễ lại khiến các bạn khá hơn chán. Việc học thực sự không hiệu quả.
Sau khi học xong đại học, chắc tôi sẽ đi du học, kiếm một tấm bằng giá trị. Cơ hội việc làm cũng như khả năng thăng tiến sau này sẽ cao hơn. Các trường Đại học Việt Nam hiện còn chưa có mặt trong top 100 của châu Á.
Nguyễn Như Phương (SV năm thứ 3, ĐH Ngoại Thương, HN): Rèn... kỹ năng học gạo
Thay vì cung cấp cho sinh viên phương pháp tự học, tự nghiên cứu thì lại tiếp tục dạy sinh viên chỉ biết cắm cúi đọc các giáo trình nặng nề, thi cử xong thì quên gần hết. Đại học có phải là cấp 3 đâu? Trong khi đó, sinh viên lại rất lơ mơ về kinh nghiệm làm việc, kỹ năng sống.
Ở Việt Nam, đã sinh viên nào được cho phép nghỉ 1 năm chỉ để tự đi tìm hiểu, khám phá cuộc sống xung quanh chưa? Tôi chắc là chưa. Thậm chí, khi sinh viên có cơ hội đó, xin phép nhà trường cũng không phải là chuyện dễ dàng. Một người bạn tôi đã được tham gia vào chuyến tàu Đông Nam Á (SEAAYP) đi qua mười mấy nước trong vòng 2 tháng. Khi xin trường cho nghỉ học để tham gia, trường bạn ấy nói, chương trình đó không nên tham gia, ở nhà học thì hơn.
Một số thầy cô còn thiếu tôn trọng sinh viên. Có lần, môn học yêu cầu chúng tôi phải tìm ra điểm yếu của một doanh nghiệp cụ thể, để giúp họ khắc phục. Tuy nhiên, khi chúng tôi đưa ý kiến, cô giáo lại coi như đó là ý kiến của bọn trẻ con, không đáng quan tâm.
Nguyễn Quang Hà (SV năm cuối, ĐH Bách khoa, HN): Hoang mang, vô cảm...
Đến tận bây giờ, tôi vẫn chưa biết những kiến thức như thế nào sẽ cần cho tương lai của mình. Mặc dù chắc chắn sẽ tốt nghiệp bằng Khá song tôi cũng không chắc mình học được những gì sau 5 năm đại học. Cho nên, nếu phải nhận xét về quá trình học của mình, chắc tôi sẽ nói là "vô cảm".
Sắp ra trường, tôi cũng cảm thấy hoang mang vì không biết tương lai phía trước sẽ như thế nào. Tấm bằng Khá Công nghệ thông tin của một trường đại học thuộc hàng top của Việt Nam có lẽ sẽ được các nhà tuyển dụng "ưu ái" hơn nhưng nó chưa đủ để tôi tìm được một công việc khiến tôi hài lòng.
Jenny Đỗ (vừa tốt nghiệp Báo chí, hiện đang là sinh viên Cao học, khoa Truyền thông, Đại học Brunel, Anh ): Chán, không thực tế! Theo bạn, sự khác biệt giữa việc học đại học trong nước và học đại học nước ngoài như thế nào? - Trước hết, tôi khẳng định, ngôi trường hiện tôi theo học chỉ là một trường đại học bình thường ở Anh. Điểm khác biệt lớn nhất của nó so với trường đại học ở Việt Nam là vị trí của sinh viên. Tại đây, sinh viên là trung tâm trong guồng máy giáo dục. Về mặt hành chính, nếu bạn cần xin bất cứ thứ giấy tờ gì, gần như sẽ có ngay sau khi yêu cầu. Cơ sở vật chất, thiết bị giảng dạy, hệ thống thư viện... ưu tiên sinh viên số 1. Có một trang web riêng cập nhật thông tin mới nhất về lịch học, các bài giảng... khiến sinh viên chủ động hoàn toàn, không như hồi ở Việt Nam, chỉ cần thay đổi lịch học là lớp trưởng cuống cuồng thông báo, vậy mà vẫn có nhiều bạn phải đến lớp rồi quay về Ngoài ra, còn là chuyện làm bài tập. Mỗi khi làm một bài tập là tôi phải nghiên cứu một đống sách vở. Nhưng bạn cũng không được chép sách! Chỉ một câu giống y nguyên sách là bạn sẽ bị trừ điểm ngay. Nói chung là quên hẳn "công nghệ cắt dán" tôi đã dùng cực kỳ hiệu quả hồi học trong nước. Cuối cùng, đó là phương pháp dạy. Học talkshow truyền hình chẳng hạn, thầy giáo sẽ mang DVD đến bật cho cả lớp xem, cứ 3s dừng lại để phân tích. Còn ở Việt Nam, chúng tôi cũng học về truyền hình nhưng hoàn toàn chỉ trên lý thuyết. Sau đó, thầy giáo yêu cầu xây dựng một kịch bản "ảo" trên giấy. Khó mà đánh giá kịch bản đó, vì thầy giáo của tôi cũng có tham gia làm truyền hình đâu. Nhưng đại học là tự học? - Đồng ý. Nhưng đó là khi các thầy cô chỉ cho sinh viên cách tự học như thế nào. Còn tôi thấy, tôi phải tự học cách để tự học. Vậy bạn nhận xét sao về 4 năm học đại học ở Việt Nam? - Chán, không thực tế. Tôi gần như không học được chút gì kiến thức chuyên ngành về báo chí tại trường. |
Xem thêm cơ hội tìm việc làm mới tại CareerViet :
Source: Theo VNN
Please sign in to perform this function