Job Alerts
Welcome to CareerViet.vn
Create jobs alert to see all recommended jobs, profile views, recruiter's contacted information, updates, and more ...
welcome to careerviet
Viewed: 20,473
Cư xử phải phép rất quan trọng trong mọi mối quan hệ chuyên nghiệp và chắc chắn điều này không thể thiếu khi bạn đang tìm việc. Ngay cả khi bạn nghĩ rằng mình luôn có thái độ cư xử tốt, nhưng một hay hai sai lầm nhỏ nhặt thôi cũng đủ khiến quá trình tìm việc của bạn “trật đường ray”. Dưới đây là năm cách cư xử có thể khiến bạn “xôi hỏng bỏng không”. Hãy cùng CareerViet xem qua chúng là gì và biết cách phòng tránh:
1. Chỉ tử tế với những người quan trọng
Mọi hành vi, thái độ của bạn đang rất tuyệt vời trong mắt nhà tuyển dụng, vậy còn những người khác thì bạn đối xử thế nào? Trên thực tế, cư xử thân thiện và lịch sự với tất cả mọi người trong quá trình tìm việc rất quan trọng. Dù cho đó là bác giữ xe, cô lễ tân, anh bảo vệ, nhân viên viên phục vụ quán ăn hay trợ lý nhân sự gọi bạn đi phỏng vấn. Sẽ thông minh hơn nhiều nếu bạn biết quan sát mọi người mà mình gặp trong quá trình phỏng vấn. Bạn sẽ không bao giờ biết được rằng người bạn vô tình “chạm trán” trên đường đi lại có thể là nhân vật quan trọng nắm quyền quyết định rằng bạn được tuyển dụng hay không. Đừng để những thói quen không tốt hay cách cư xử kém điềm đạm chống lại mình.
2. Không bao giờ quên nói lời cảm ơn
Có thể bạn đã gửi thư cảm ơn cho người đã dành thời gian phỏng vấn mình, nhưng còn những người khác từng giúp đỡ bạn tìm kiếm công việc? Thật tốt nếu bạn có động tác cảm ơn những người mà bạn từng liên lạc xin ý kiến, nhờ xem xét sơ yếu lý lịch, chia sẻ thông tin cho bạn và cả những tham khảo, ngay cả khi họ không được gọi hỏi thăm ý kiến.
Hãy tạo thói quen gửi lời cảm ơn chân thành đến mọi người từng giúp đỡ bạn, sử dụng email là tốt nhất. Nếu bạn rủ đồng nghiệp đi uống nước hoặc ăn trưa để nói chuyện công việc thì chủ động thanh toán hóa đơn là một cách để nói lời cảm ơn. Đôi khi cách tốt nhất để nói lời cảm ơn, chúng ta chỉ hỏi một câu hơn giản: “Tôi có thể làm gì để cảm ơn bạn đây?”
Hãy nói lời cảm ơn
3. Hành động sai thời điểm
Nên phản hồi tất cả mọi thư từ, liên lạc liên quan đến việc làm trong vòng 24 giờ - chậm nhất là 48 giờ. Quy tắc này áp dụng cho cả email, thư thoại, tin nhắn qua các phương tiện truyền thông xã hội và những hình thức tương tự. Dù cho các thông tin này là từ nhà tuyển dụng tiềm năng hay từ một người nào đó trong mạng lưới tìm việc của bạn.
Cũng cần lưu ý, trong một vài trường hợp, có thể bạn lại đang quá vội vàng. Một ví dụ điển hình là việc gửi thư cảm ơn. Vài dòng cảm ơn chóng vánh khi bạn dừng ở bãi đậu xe, năm phút sau cuộc phỏng vấn kết thúc, sẽ khiến người nhận kết luận rằng bạn chỉ làm chiếu lệ và không thật lòng. Hãy đợi sau ít nhất là vài giờ, hoặc ngày hôm sau, rồi gửi cho họ một thư cảm ơn thật chu đáo và chuyên nghiệp. Trong một cuộc thăm dò các nhà quản lý nhân sự, hơn 80% nói rằng điện thoại và email là các kênh giao tiếp được sử dụng cho vòng phỏng vấn tiếp theo. Chỉ có 10% câu trả lời cho rằng văn bản là phù hợp.
4. Cẩu thả khi sử dụng phương tiện công nghệ
Điện thoại thông minh chỉ thực sự hoạt động đúng như tên gọi đó khi người chủ của nó thông minh. Không ít nhà tuyển dụng thực sự thấy khó chịu khi các ứng viên chẳng những để cho điện thoại cầm tay của mình reo suốt buổi nói chuyện mà thậm chí còn trả lời những cuộc gọi đến. Nhận cuộc gọi và nói vào máy rằng “Tôi đang bận phỏng vấn” không phải là giải pháp. Hay lơ đễnh, thiếu tập trung chỉ vì chiếc điện thoại trong túi của bạn đang phát ra tín hiệu, dù âm thầm, cũng không phải ý hay. Cách tốt nhất là bạn tắt điện thoại trong lúc đang tham dự phỏng vấn.
Cẩu thả trong sử dụng điện thoại
5. Bỏ qua những tín hiệu
Học cách đọc ngôn ngữ cơ thể sẽ mang đến cho bạn những lợi thế lớn trong quá trình tìm việc. Tại các sự kiện và những buổi phỏng vấn, hãy cảnh giác với những dấu hiệu cho thấy bạn đang mất dần sự quan tâm của người đối diện. Có thể là ánh mắt họ thiếu sự kết nối, họ xuôi vai, liếc vào đồng hồ hoặc bắt đầu nhìn xung quanh phòng.
Tại các cuộc gặp gỡ, hãy ân cần bắt tay mọi người và chào “Thật vui khi được gặp anh/ chị!” Khi đang trong buổi phỏng vấn bạn nên có sự tập trung cao độ. Hãy đẩy năng lượng của mình lên mức cao và tập trung vào chia sẻ thông tin cũng như kể những câu chuyện về công việc trong quá khứ mà nó thực sự làm nổi bật kỹ năng và kinh nghiệm phù hợp với vị trí bạn đang ứng tuyển.
Bạn cũng cần nắm bắt những tín hiệu xã hội khi bạn nhờ một đồng nghiệp giới thiệu việc làm hay là người tham khảo cho bạn. Cần có sự theo dõi thông tin, nếu sau đó bạn không nhận lại được bất kỳ thông tin gì thì nên đặt giả thiết rằng có phải người này không sẵn lòng với đề nghị của bạn hoặc họ đã quên chuyện đó mất rồi.
Bằng cách tránh 5 “bẫy” hành vi dễ gặp nêu trên, bạn có thể tạo ra được ấn tượng tốt với những người xét nét, khó tính nhất. Thêm vào đó, các thói quen tích cực này còn có tác dụng cho bạn lâu dài về sau chứ không chỉ dừng lại ở quá trình tìm việc.
Source: CareerViet Vietnam
Please sign in to perform this function