Job Alerts
Welcome to CareerViet.vn
Create jobs alert to see all recommended jobs, profile views, recruiter's contacted information, updates, and more ...
welcome to careerviet
Viewed: 27,847
Nếu đang quan tâm đến lĩnh vực quản trị kinh doanh và muốn khám phá chi tiết về bản chất của ngành học này là gì, cơ hội việc làm ra sao? Cùng CareerViet khám phá về ngành quản trị kinh doanh, một trong những ngành học “Hot Hit” nhất đang được nhiều các bạn trẻ quan tâm.
Quản trị kinh doanh là quá trình tổ chức, lập kế hoạch, điều hành và kiểm soát các hoạt động kinh doanh của một tổ chức hoặc doanh nghiệp. Ngành nghề này bao gồm việc quản lý tài nguyên, nhân lực, tài chính và thông tin để đảm bảo mục tiêu và kế hoạch của tổ chức được thực hiện một cách hiệu quả và hiệu suất tốt nhất.
Quản trị kinh doanh giúp doanh nghiệp định hình chiến lược, đảm bảo sự tương tác giữa các bộ phận khác nhau và tạo ra môi trường để đạt được sự phát triển bền vững và thành công trong môi trường kinh doanh đa biến đổi.
Nhân viên quản trị kinh doanh có nhiệm vụ chịu trách nhiệm về việc điều hành và hỗ trợ trong quản lý hoạt động kinh doanh của tổ chức hoặc doanh nghiệp
Nhân viên quản trị kinh doanh có nhiệm vụ chịu trách nhiệm về việc điều hành và hỗ trợ trong quản lý hoạt động kinh doanh của tổ chức hoặc doanh nghiệp, có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo mọi hoạt động diễn ra một cách suôn sẻ:
Nhân viên kinh doanh là vị trí an toàn và được lựa chọn nhiều nhất của các bạn sinh viên mới ra trường. Bạn có thể làm việc tại vị trí này để tích lũy kinh nghiệm và thể hiện năng lực để đề xuất lên những vị trí cao hơn trong phòng kinh doanh.
Trong một tổ chức, nhân viên kinh doanh còn được mọi người gọi là “Sale”, họ là những người tiếp xúc trực tiếp với khách hàng, bao gồm việc tìm kiếm, thuyết phục, tư vấn khách hàng tin tưởng và sử dụng dịch vụ hoặc mua sản phẩm của doanh nghiệp. Nhân viên kinh doanh phải đảm bảo được những số mục tiêu hàng tháng về doanh thu, khách hàng, hợp đồng,...
Cử nhân ngành quản trị kinh doanh có năng lực tốt, tầm nhìn xa hoàn toàn có thể đảm nhận vai trò của một trưởng phòng kinh doanh. Với vị trí này, cần phải đảm nhận việc giám sát và chịu trách nhiệm về các vân đề liên quan đến doanh thu và hiệu suất của cả tổ chức. Công việc của vị trí này còn bao gồm việc thiết lập các mục tiêu, phân tích thị trường để có thể đưa ra những phương án kinh doanh tốt nhất cho doanh nghiệp.
Vai trò của vị trí này là đưa ra các biện pháp, định hướng các chiến lược kinh doanh của công ty. Vậy nên, nhân viên tư vấn quản lý kinh doanh phải là người có kinh nghiệm dày dặn và tầm nhìn xa để đảm nhận tốt vị trí này. Họ cần phải có các kỹ năng nhận định, phân tích và đánh giá các vấn đề kinh doanh một cách toàn diện để đưa ra các kế hoạch cải thiện phù hợp và hiệu quả.
Với tấm bằng cử nhân quản trị kinh doanh, bạn hoàn toàn có thể làm việc tại vị trí kế toán nếu bạn thật sự có đam mê và yêu thích lĩnh vực này. Với kiến thức về kinh doanh sẵn có, bạn cũng có thể trở thành bên thứ 3, là người cung cấp các dịch vụ kiểm toán, thiết kế hệ thống và lập các báo cáo tài chính cho công ty.
Để đáp ứng nhu cầu và làm việc hiểu quả, các doanh nghiệp có thể yêu cầu bạn bổ sung thêm vài chứng chỉ, nâng cao kiến thức chuyên môn về kế toán, kiểm toán trong quá trình làm việc.
Chuyên viên tư vấn tài chính là những người có đam mê với các con số, có hứng thú với các lĩnh vực tài chính như đầu tư, bảo hiểm, quản lý tài sản của cá nhân và tổ chức,... Và hiển nhiên, vị trí này hoàn toàn phù hợp với các bạn đã có kiến thức chuyên ngành quản trị kinh doanh. Khi làm việc với vai trò của một tư vấn viên, bạn sẽ hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng, chứng khoán hay các thị trường tiền tệ khác.
Nhân viên nghiên cứu thị trường là một trong những vị trí rất thú vị và thách thức mà các cử nhân quản trị kinh doanh hay nhân viên kinh doanh lâu năm đều mơ ước. Người đảm nhận vị trí này sẽ giúp tổ chức tìm hiểu chuyên sâu về khách hàng mục tiêu, phấn tích những sản phẩm cạnh tranh từ đối thủ,... Điều thách thức của một chuyên viên nghiên cứu thị trường là từ những thông tin, dữ liệu thu thập được, họ phải liên tục đưa ra các chiến lược quảng bá, chiến dịch truyền thông hiệu quả để mang lại lợi nhuận cho công ty.
Nếu thật sự đam mê và mong muốn làm việc trong lĩnh vực marketing, bạn có thể bắt đầu với các vị trí như chuyên viên marketing, sau đó thử sức với các vị trí cao hơn. Đối với ngành nghề này, bạn cần phải liên tục đưa ra các ý tưởng mới, làm về truyền thông và trực tiếp thực hiện các chiến dịch marketing, phát triển thương hiệu cho công ty. Do đó, vị trí này cũng đòi hỏi bạn phải tự nâng cao kiến thức chuyên môn cho bản thân để có thể làm việc một cách hiệu quá nhất.
>> Xem thêm:
Quản trị học là gì? Top 5 yếu tố cần có của nhà quản trị xuất sắc
CFA là gì? Những điều cần biết trước khi học CFA
Để trở thành nhân viên quản trị kinh doanh, ngoài chuyên ngành quản trị kinh doanh, bạn có thể học các ngành có liên quan như:
- Quản trị doanh nghiệp
- Ngành kinh tế
- Marketing
- Ngành tài chính
- Nhành quản lý nhân sự
Những chương trình học này sẽ cung cấp kiến thức và kỹ năng cần thiết để hiểu về quản lý tổ chức, kế hoạch chiến lược và tương tác trong môi trường kinh doanh đa dạng.
Phòng quản trị kinh doanh có cơ cấu rất đa dạng
Những kỹ năng giúp nhân viên quản trị kinh doanh cần có để thực hiện tốt nhiệm vụ của mình và đóng góp vào sự thành công của tổ chức như:
- Điều phối công việc: Khả năng tổ chức, phân công và theo dõi công việc là yếu tố cốt lõi. Quản trị viên cần xác định rõ nhiệm vụ của từng thành viên trong nhóm, đảm bảo rằng mọi người đang làm việc theo tiến độ và giải quyết các vấn đề phát sinh kịp thời.
- Kỹ năng lãnh đạo: Khả năng tạo động lực thúc đẩy và định hướng các thành viên trong tổ chức là cực kỳ quan trọng. Đây là yếu tố quyết định để tạo ra môi trường làm việc tích cực và hiệu quả.
- Tư duy chiến lược: Khả năng phân tích thị trường và định hình chiến lược là yếu tố quyết định sự thành bại của cả một tổ chức. Quản trị viên cần có khả năng xác định xu hướng trong ngành, mục tiêu dài hạn và lập kế hoạch để đạt được chúng.
- Kỹ năng giao tiếp: Là sợi dây kết nối quan trọng giữa các bộ phận và đối tác. Quản trị viên cần có khả năng trình bày ý tưởng một cách rõ ràng và thuyết phục, lắng nghe để hiểu rõ mong muốn của người khác và tạo sự hiểu biết tốt trong môi trường làm việc.
- Tư duy phân tích: Khả năng đánh giá dữ liệu và thông tin giúp quản trị viên đưa ra quyết định dựa trên dữ liệu thực tế. Việc phân tích cẩn thận giúp họ đưa ra những quyết định thông minh và hiệu quả cho sự phát triển của tổ chức.
Sau khi tốt nghiệp, bạn sẽ có nhiều cơ hội việc làm trong lĩnh vực quản trị kinh doanh. Bạn có thể làm việc trong các vị trí quản lý dự án, quản trị nhân sự, tư vấn kinh doanh, phân tích thị trường, quản lý tiếp thị,... Sự đa dạng của lĩnh vực này mở ra nhiều cơ hội phát triển sự nghiệp và thăng tiến trong tương lai.
Không nhất thiết phải có bằng cao học để làm nhân viên quản trị kinh doanh. Mặc dù việc có bằng cấp cao học có thể là một lợi thế, nhưng nhiều vị trí cũng chấp nhận ứng viên có bằng đại học và kinh nghiệm thực tế trong lĩnh vực liên quan. Quan trọng hơn là kỹ năng, sự cam kết và khả năng thích nghi trong môi trường kinh doanh đa dạng.
Ngành quản trị kinh doanh không chỉ cung cấp kiến thức về cách quản lý một doanh nghiệp mà còn định hướng cho người học sự phát triển cá nhân. Sau khi ra trường, người học có thể theo đuổi nhiều vị trí khác nhau trong lĩnh vực quản trị và thậm chí là khởi nghiệp doanh nghiệp riêng. Ngoài ra, đừng quên truy cập CareerViet để tham khảo thêm những bí quyết trong công việc hay ho khác nhé.
Source: CareerViet
Please sign in to perform this function