Thông Báo Việc Làm
Chào mừng bạn đến CareerViet.vn
Tạo thông báo việc làm để xem việc làm phù hợp với bạn, nhà tuyển dụng đã xem hồ sơ của bạn và cập nhật nhiều hơn nữa ...
welcome to careerviet
Lượt xem: 14,720
Xây dựng tinh thần đồng đội là yếu tố quan trọng hàng đầu khi làm việc theo nhóm. Tinh thần đó chính là bí quyết để hiệu quả công việc luôn là 1+1>2.
Kỹ năng làm việc nhóm là đề tài được nói đến rất nhiều trong các doanh nghiệp, nhưng việc thực hiện vẫn chưa theo đúng nghĩa của nó. Hoạt động nhóm có thể dẫn tới những kết quả tốt nhất hay tồi tệ nhất cho nhân viên. Nếu nhân viên cho rằng, mình không được lợi gì khi tham gia, họ sẽ không có động lực để tham gia xây dựng nhóm.
Ảnh minh họa: Internet
Kết quả làm việc nhóm phải là 1+1>2
Thực tế có nhiều trường hợp doanh nghiệp thành lập nhóm dự án, nhưng chỉ có khoảng 20-30% thành viên có trách nhiệm với công việc. Các thành viên còn lại hầu như chỉ xuất hiện cho có. Trong khi thành quả của dự án được phân đều cho cả nhóm.
Mặt khác, khi làm việc nhóm, nếu kết quả là 1+1=2 thì cũng không nên thành lập. Vì khi ấy việc ai nấy làm, hiệu quả không tăng trong khi chi phí làm việc nhóm chắc chắn phải tăng. Tốt nhất, doanh nghiệp phải làm thế nào để kết quả là 1+1>2. Đây là điều mà các nhà lãnh đạo hay trưởng nhóm dự án luôn trăn trở khi được tiếp quản một nhóm làm việc “đa văn hóa”.
Phân biệt công - tư trong nhóm làm việc
Người phương Tây luôn phân biệt rạch ròi mối quan hệ giữa công việc và bạn bè. Tuy có cái tôi rất cao nhưng khi làm việc nhóm, họ sẵn sàng bỏ qua mối quan hệ cá nhân để hợp tác, mang đến kết quả công việc tốt nhất. Còn người Á Đông thường chỉ xây dựng mối quan hệ tốt ở vẻ bề ngoài. Họ thường tỏ ra rất coi trọng nhau, nên những cuộc tranh luận trong nhóm thường được đè nén cho có vẻ nhẹ nhàng.
Việc xây dựng được mối quan hệ tốt giữa các thành viên trong nhóm quan trọng hơn tiến độ của công việc rất nhiều. Thông thường, những nhóm làm việc hiệu quả bởi nó tập hợp nhiều cá tính khác nhau. Mỗi thành viên có một cái nhìn khác nhau về cùng một vấn đề. Mâu thuẫn trong quan điểm cũng là một yếu tố để hình thành và hoàn thiện các ý tưởng.
Tuy nhiên, trong phần lớn doanh nghiệp Việt Nam hiện nay vẫn tồn tại tình trạng nhân viên tự hình thành nên những nhóm nhỏ dựa trên mối quan hệ cá nhân. Và họ coi đó là điều kiện tiên quyết để hành xử. Đối với họ: Tôi chỉ làm việc với anh khi tôi có mối quan hệ tốt với anh. Còn không thì thôi, việc ai người ấy làm. Nếu tôi có bất đồng trong công việc hoặc trong nhóm làm việc thì có nghĩa là ngoài đời tôi không chơi với anh. Hoặc nếu ngoài công việc tôi không ưa anh thì trong công việc cũng không có chuyện cộng tác.
Vì thế, yếu tố “ngoại khóa” khi xây dựng văn hóa làm việc nhóm trong các doanh nghiệp Việt Nam là điều cần thiết. Những chuyến dã ngoại là dịp để các thành viên nhóm có dịp hiểu nhau và xây dựng mối quan hệ trước khi bước vào công việc.
Một yếu tố nữa giúp nhóm làm việc hiệu quả đó là thường xuyên tổ chức những khóa đào tạo và chọn những người lãnh đạo nhóm hiệu quả. Người lãnh đạo nhóm là cầu nối giữa các thành viên và kiêm luôn vai trò là người huấn luyện. “Nếu bạn muốn thỉnh thoảng tổ chức gặp gỡ nhân viên nhằm phát huy trí tuệ tập thể, nhưng nếu các cuộc tụ họp đó lại được dẫn dắt bởi những người không có kỹ năng và kinh nghiệm, sẽ không có gì ngạc nhiên nếu nhân viên của bạn chỉ “ngồi đó ngại ngùng, lo sợ”, một nhà quản lý đã nói với tờ Wall Street Journal (Mỹ) như vậy.
Nguồn: Nhịp Cầu Đầu Tư
Vui lòng đăng nhập để thực hiện chức năng này