Thông Báo Việc Làm
Chào mừng bạn đến CareerViet.vn
Tạo thông báo việc làm để xem việc làm phù hợp với bạn, nhà tuyển dụng đã xem hồ sơ của bạn và cập nhật nhiều hơn nữa ...
welcome to careerviet
Lượt xem: 56,747
Xem thêm cơ hội tìm việc làm mới tại CareerViet :
Theo các chuyên gia nhân sự thì 10 lý do cơ bản dưới đây đã khiến nhân viên nên từ bỏ công việc hiện tại. Đó là những khó khăn từ công việc mà bạn không thể chịu được và không thể giải quyết. Bạn không tìm được cho mình những niềm vui. Công việc là một phần rất quan trọng và nó chiếm một lượng thời gian rất nhiều trong cuộc đời của mổi chúng ta. Vì vậy, nếu công việc hiện tại không phù hợp, nó khiến bạn lúc nào cũng bực bội, chán nản thì không còn gì phải chần chừ nữa! Bạn nên tìm một lối thoát mới, đề ra một kế hoạch và từ bỏ nó.
1. Nếu công ty của bạn đang đi xuống dốc, như việc mất những khách hàng thân thiết, làm ăn thua lỗ và có khả năng sẽ phải đóng cửa vì phá sản thì bạn đừng có “lưu luyến” làm gì. Hãy mau mau “tìm đường” để cứu chình mình đi nhé.
2. Mối quan hệ của bạn với sếp ngày càng trở nên nguy hại, không thể hàn gắn. Bạn đang cố tìm kiếm sự giúp đỡ để cải thiện mối quan hệ nhưng mọi sự cố gắng của bạn dường như trở nên vô ích. Quan hệ của bạn với sếp vĩnh viễn không thể “phục hồi” được (có thể là do bạn không đáng tin cậy, chậm trể công việc nhiều lần hoặc cũng có thể bạn không thích những hành động kỳ quặc của sếp…). Dù với lý do nào đi chăng nữa, mối quan hệ ấy cũng không thể cứu chữa được.
3. Hoàn cảnh sống của bạn đã thay đổi. Có thể là do bạn đã kết hôn, có em bé và tiền lương hay những lợi ích khác không còn cần thiết trong cuộc đời của bạn nữa. Cũng có thể do bạn cần phải tìm kiếm những công việc tốt hơn, có thu nhập cao hơn để cải thiện cuộc sống gia đình hiện tại. Điều này cũng khiến cho bạn cần phải suy nghĩ để thay đổi công việc hiện tại.
4. Năng lực và kinh nghiệm của bạn không còn phù hợp với vị trí hiện tại nữa. Có thể do công ty của bạn theo chủ nghĩa quân bình, trả lương cho người lao động với các mức lương gần giống nhau. Mặc dù bạn đã có tới mấy năm kinh nghiệm làm việc và công hiến cho công ty nhưng mức lương của bạn vẫn không hơn gì những nhân viên mới thực tập là bao nhiêu. Hoặc cũng có thể bạn đã cố gắng hết mình trong công việc nhưng mãi vẫn không được cất nhắc lên một ví trí xứng đáng hơn. Bạn hãy tin rằng, có rất nhiều công ty đang cần tới bạn và chắc chắn bạn cũng sẽ nhận được một vị trí cũng như mức lương tương xứng hơn nhiều.
5. Khi bạn đã trở nên chững chạc và yêu thích công việc khác hơn. Nên thay đổi nếu bạn cảm thấy sợ hãi vào mỗi buổi sáng hiện tại phải xách cặp đi làm. Hãy tìm một công việc mà bạn thật sự thấy thích thú hơn hiện tại.
6. Công ty của bạn đang gặp rắc rối về pháp lý. Có thể do ông chủ của bạn đã đánh lừa khách hàng về chất lượng của sản phẩm và đánh mất lòng tin đối với người tiêu dùng. Bạn bắt đầu quan tâm đến việc công ty của mình đang đánh cắp thông tin của các đối thủ cạnh tranh. Dù sao thì bạn cũng cần phải thoát ra khỏi công ty ấy, nơi có thể sẽ làm cho đạo đức của bạn bị “đồng hóa” với những hành vi phạm pháp đó.
7. Bạn đã có những cách cư xử dường như không đúng ở nơi làm việc. Bạn chậm trễ công việc nhiều lần, giảm bớt sự cố gắng ở công việc, không có khả năng để duy trì những kỹ năng cần thiết hoặc chỉ muốn tạo “danh tiếng” cho mình. Tuy nhiên, danh tiếng mà bạn đã giành được không thể tồn tại được lâu. Chắc chắn một ngày mọi người cũng sẽ phát hiện ra. Tốt nhất là bạn nên từ bỏ công việc trong khi bạn vẫn còn cơ hội.
8. Bạn gặp rắc rối với những người đồng nghiệp. Nhóm làm việc của bạn không thể thu được lợi ích trong một môi trường mà mọi người thường xuyên mâu thuẫn, cãi vã nhau. Do vậy, thời điểm này hãy bắt đầu tìm kiếm một công việc mới và quyết định rời bỏ chỗ làm này.
9. Mức độ “xì trét” của bạn ngày càng cao tại nơi làm việc. Đến mức nó ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như tinh thần của bạn, thậm chí ảnh hưởng đến mối quan hệ của bạn với bạn bè và gia đình. Hãy xem lại các dấu hiệu này. Nếu như tình trạng này không khắc phục được, bạn hãy chuyển chỗ làm việc.
10. Và lý do thứ 10 khiến cho bạn từ bỏ công việc là gì? Hãy tự xem xét lại bản thân qua 9 lý do trên. Chỉ cần có 1 đến 2 lý do đang rơi vào bạn, hãy nhanh chân tìm kiếm những cơ hội nghề nghiệp và những cơ hội khác tốt hơn bạn nhé.
Nguồn: N.Hồng/HRVietnam (theo Humanresources)
Vui lòng đăng nhập để thực hiện chức năng này