Thông Báo Việc Làm
Chào mừng bạn đến CareerViet.vn
Tạo thông báo việc làm để xem việc làm phù hợp với bạn, nhà tuyển dụng đã xem hồ sơ của bạn và cập nhật nhiều hơn nữa ...
welcome to careerviet
Lượt xem: 17,728
“Cuộc chiến” giành lòng ưu ái của sếp nơi công sở tuy âm thầm nhưng lại vô cùng “ác liệt”. Mỗi nhân viên, dù mới hay cũ, đều mong có tên trong “hàng ngũ” đó. Nhưng nếu nằm trong top 10 kiểu nhân viên sau, e rằng điều bạn muốn chỉ có trong tưởng tượng.
1. Lời nói “vô văn minh”
Dù đã nỗ lực cố gắng để kiềm chế, nhưng vì bản chất hay tính cách hiếu thắng hay do áp lực công việc quá lớn… một vài người không thể che giấu nổi “điểm yếu” của mình, buông ra những lời nói “vô văn minh”, không những khiến đồng nghiệp tức giận, coi khinh mà còn “lộ” ngay bản mặt đẹp đẽ vốn được hóa trang rất kỹ trước kia, khiến sếp mau chóng loại bạn ra khỏi vị trí ưu ái.
Ngược lại, nhiều người tích cực làm việc, luôn đạt được thành tích cao, tuy nhiên lại không thể “ngơi miệng” tranh luận, cãi vã một cách bảo thủ, “ném đá giấu tay”, kể lể tật xấu của người khác để tạo đà quảng bá bản thân…Những đối tượng này dù có đạt được thành tích cao đến mấy cũng không được liệt vào tầm ngắm của sếp.
2. Công tư bất phân
Co người cho rằng mình đã cống hiến rất nhiều, lại giữ trọng trách quan trọng hàng đầu của công ty…do đó, có lỗi lầm gì đâu nếu “trích” chút ích tài sản chung của công ty ra dùng. Nhỏ thì là tờ giấy cái bút, lớn thì cái điện thoại, máy tính hay ô tô…”, tiện thể dùng điện thoại công ty “buôn” để giải quyết việc riêng, “ăn bớt” thời gian đến công ty để hẹn hò, chơi bời…
Kiểu nhân viên này tuy bề ngoài được sếp có phần nể trọng bởi năng lực, khả năng làm việc nhưng trong thâm tâm luôn có ác cảm, coi khinh và sẽ tìm cách “chặn” cơ hội thăng tiến của những người nếu làm lãnh đạo thì chỉ là “con sâu bỏ giầu nổi canh”.
3. Đưa bản thân lên “bệ phóng”
Luôn cho rằng mình tài giỏi nhất, không có mình công ty sẽ thiệt hại nặng nề, coi mọi người trong công ty như “ hậu bối” của mình…từ đó bảo thủ trong cách làm việc, cứng nhắc trong xử lý các mối quan hệ và “thất sủng” là hậu quả tất yếu.
4. Không biết lượng sức
Lại có những đối tượng ôm đồm mọi việc, luôn cho rằng mình sẽ làm tốt thậm chí là những việc quá sức, đến lúc nhận ra việc đó cũng “khó nhằn” liền cầu cứu sự giúp đỡ, tìm cách thoái thác…Những nhân viên này được sếp hoan nghênh tinh thần làm việc hăng hái, tuy nhiên, họ sẽ không bao giờ đuợc đảm nhận những trọng trách quan trọng.
5. “ Phân thân” làm việc
Ngoài công việc chính thức, đảm đương thêm nghề tay trái không còn là chuyện lạ. Làm tốt mọi công việc thì quả thật đáng nể, tuy nhiên có người “đứng núi này trông núi nọ”, không những không hoàn thành nhiệm vụ được giao mà còn luôn tìm cách thoái thác, đùn đẩy công việc chỉ khiến mọi người xung quanh thêm ác cảm.
Phân thân làm việc khiến bạn không có thời gian cũng như không thể toàn tâm toàn ý làm tốt một việc, dù sao cũng là nghề chính, nghề phụ. Nếu hoàn cảnh khiến bạn buộc phải làm như vậy, bạn nên cân nhắc kỹ càng, tránh tuột mất cả hai cơ hội tốt.
6. Thích bao biện
Việc đã sai rành rành ra đó mà vẫn cố tình “móc nối” mọi thế lực để bao biện cho chính mình, tránh truy cứu trách nhiệm bản thân…quả thật là điều tối kỵ. Đừng nghĩ sếp im lặng nghĩa là đang đồng tình với bạn. Thật ra họ luôn quan sát kĩ càng thuộc cấp của họ. Họ chỉ ủng hộ và đánh giá cao những ai dám làm dám chịu, tự nhận khuyết điểm và sửa sai. Do đó, kiểu nhân viên này cũng không được sếp coi trọng thậm chí còn bực mình với cái “loa cãi”.
7. Gây chuyện thị phi
Vì ghen ghét, đố kỵ hay bản tính thích buôn chuyện khiến một số người trở thành chiếc “loa phóng thanh” của văn phòng. Chuyện to chuyện nhỏ để thích xoi mói, bới móc, thậm chí phao tin đồn nhảm, nói xấu người khác để gây chuyện thị phi…
Thay vì nhàn rỗi đi quản chuyện người khác, bạn nên tập trung vào chuyên môn của mình, nếu có nhàn rỗi, nên tìm cho mình những sở thích phù hợp chứ đừng lấy chuyện thị phi làm liều an thần, làm trò tiêu khiển nơi công sở.
8. Lọng dạ hẹp hòi
Đố kỵ, ghen ghét thậm chí thù hằn vì khả năng “có hạn” của bản thân, không được thành công như các đồng nghiệp khác, do đó, luôn phản bác kỳ cùng những ý kiến của người khác, cho rằng điều họ nói ra là viển vông, khó thực hiện…Kết quả là, công việc gặp cản trở, tinh thần luôn căng thẳng, quan hệ đồng nghiệp trục trặc. Sếp ghét kiểu nhân viên này là lẽ hiển nhiên.
Nguồn: Theo Xinli
Vui lòng đăng nhập để thực hiện chức năng này