Thông Báo Việc Làm
Chào mừng bạn đến CareerViet.vn
Tạo thông báo việc làm để xem việc làm phù hợp với bạn, nhà tuyển dụng đã xem hồ sơ của bạn và cập nhật nhiều hơn nữa ...
welcome to careerviet
Lượt xem: 5,155
Công đoàn là tổ chức được thành lập nhằm bảo vệ quyền lợi chính đáng của người lao động. Do đó, người lao động tham gia tổ chức này với vai trò là cán bộ công đoàn sẽ có những đặc quyền nhất định. Khi chấm dứt hợp đồng lao động với cán bộ công đoàn, doanh nghiệp cần chú ý những điều sau.
Theo khoản 1 Điều 34 Bộ luật Lao động năm 2019, hợp đồng lao động sẽ chấm dứt hiệu lực khi hết thời hạn. Tuy nhiên quy định này lại loại trừ trường hợp người lao động là lao động là thành viên ban lãnh đạo của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đang trong nhiệm kỳ mà hết hạn hợp đồng lao động.
Trong đó, khoản 3 Điều 3 Bộ luật này cũng giải thích về tổ đại diện người lao động tại cơ sở như sau:
3. Tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở là tổ chức được thành lập trên cơ sở tự nguyện của người lao động tại một đơn vị sử dụng lao động nhằm mục đích bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động trong quan hệ lao động thông qua thương lượng tập thể hoặc các hình thức khác theo quy định của pháp luật về lao động. Tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở bao gồm công đoàn cơ sở và tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp.
Như vậy, công đoàn tại doanh nghiệp cũng là một tổ chức đại điện người lao động tại cơ sở. Do đó, người lao động là cán bộ công đoàn tại doanh nghiệp đang trong nhiệm kỳ mà hết hạn hợp đồng lao động thì sẽ không bị chấm dứt hợp đồng lao động.
Lúc này, theo quy định tại khoản 4 Điều 177 Bộ luật Lao động năm 2019, người sử dụng lao động buộc phải gia hạn hợp đồng lao động đã ký cho đến hết nhiệm kỳ làm cán bộ công đoàn của người lao động.
Và để gia hạn hợp đồng, doanh nghiệp và người lao động phải tiến hành ký hợp đồng lao động mới chứ không được sửa đổi thời hạn của hợp đồng lao động bằng phụ lục (theo khoản 2 Điều 22 Bộ luật Lao động năm 2019).
Hợp đồng mới được ký phải có thời hạn tối thiểu đến khi người lao động hết nhiệm kỳ làm cán bộ công đoàn tại doanh nghiệp.
Trường hợp không gia hạn hợp đồng lao động với cán bộ công đoàn đang trong nhiệm kì mà hết hạn hợp đồng, người sử dụng lao động sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính từ 10 - 20 triệu đồng theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 35 Nghị định 12/2022/NĐ-CP.
Để đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động hay sa thải người lao động một cách hợp pháp thì người sử dụng lao động đều phải có lý do và đảm bảo thực hiện đúng thủ tục theo quy định của pháp luật.
Tuy nhiên, với đối tượng lao động là cán bộ công đoàn thì việc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động hoặc sa thải họ sẽ phức tạp hơn so với người lao động thông thường.
Ngoài việc phải có lý do chính đáng được pháp luật quy định và phải thực hiện thủ tục báo trước (trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động) hoặc tiến hành họp xử lý kỷ luật lao động (trường hợp sa thải người lao động), theo khoản 3 Điều 177 Bộ luật Lao động năm 2019, doanh nghiệp còn phải lập văn bản thỏa thuận với ban lãnh đạo của công đoàn doanh nghiệp.
Trường hợp các bên không thỏa thuận được thì phải báo cáo với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và phải chờ 30 ngày sau, phía doanh nghiệp mới được quyền ra quyết định đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động hoặc xử lý kỷ luật sa thải đối với người lao động.
Tuy nhiên, nếu không tiến hành thỏa thuận hoặc báo cáo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội khi không thỏa thuận được với ban lãnh đạo công đoàn tại doanh nghiệp mà vẫn tiến hành đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động hoặc sa thải người lao động là cán bộ công đoàn thì doanh nghiệp sẽ bị coi là đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật.
Kéo theo đó, doanh nghiệp không chỉ phải nhận lại người lao động trở lại làm việc, bồi thường cho người đó mà còn bị xử phạt vi phạm hành chính từ 10 - 20 triệu đồng về một trong các hành vi sau đây:
- Không thỏa thuận bằng văn bản với ban lãnh đạo của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động hoặc kỷ luật sa thải đối với người lao động là thành viên ban lãnh đạo của công đoàn cơ sở nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự, trừ trường hợp không thỏa thuận được (điểm a khoản 2 Điều 35 Nghị định 12/2022/NĐ-CP).
- Quyết định đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động hoặc kỷ luật sa thải đối với người lao động là thành viên ban lãnh đạo công đoàn cơ sở mà vi phạm thời gian báo trước cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội biết trong trường hợp không thỏa thuận được với ban lãnh đạo của công đoàn cơ sở (điểm b khoản 2 Điều 35 Nghị định 12/2022/NĐ-CP).
Nguồn: Thư Viện Pháp Luật
Vui lòng đăng nhập để thực hiện chức năng này