Thông Báo Việc Làm
Chào mừng bạn đến CareerViet.vn
Tạo thông báo việc làm để xem việc làm phù hợp với bạn, nhà tuyển dụng đã xem hồ sơ của bạn và cập nhật nhiều hơn nữa ...
welcome to careerviet
Lượt xem: 5,243
Bạn đọc Nguyễn Hoàng Nam (Ninh Bình) hỏi: Trong trường hợp không thể nhận tiền lương trực tiếp thì tôi có thể uỷ quyền cho người khác nhận được không?
Điều 94 Bộ luật Lao động 2019 quy định nguyên tắc trả lương như sau:
Điều 94. Nguyên tắc trả lương
1. Người sử dụng lao động phải trả lương trực tiếp, đầy đủ, đúng hạn cho người lao động. Trường hợp người lao động không thể nhận lương trực tiếp thì người sử dụng lao động có thể trả lương cho người được người lao động ủy quyền hợp pháp.
2. Người sử dụng lao động không được hạn chế hoặc can thiệp vào quyền tự quyết chi tiêu lương của người lao động; không được ép buộc người lao động chi tiêu lương vào việc mua hàng hóa, sử dụng dịch vụ của người sử dụng lao động hoặc của đơn vị khác mà người sử dụng lao động chỉ định.
Như vậy, theo quy định của Bộ luật Lao động 2019 thì trường hợp người lao động không thể nhận tiền lương trực tiếp thì người sử dụng lao động có thể trả lương cho người được người lao động ủy quyền hợp pháp.
Mặc dù luật quy định cho phép ủy quyền nhận lương nhưng không quy định cụ thể ủy quyền nhận toàn bộ hay một phần.
Do đó, người lao động có thể chỉ ủy quyền cho nhận một phần lương, phần còn lại bản thân họ vẫn trực tiếp nhận vẫn được.
Điều 90 Bộ luật Lao động 2019 quy định tiền lương như sau:
1. Tiền lương là số tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động theo thỏa thuận để thực hiện công việc, bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác.
2. Mức lương theo công việc hoặc chức danh không được thấp hơn mức lương tối thiểu.
3. Người sử dụng lao động phải bảo đảm trả lương bình đẳng, không phân biệt giới tính đối với người lao động làm công việc có giá trị như nhau.
Nguồn: Báo Lao Động
Vui lòng đăng nhập để thực hiện chức năng này